Mục tiêu của quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế nhập khẩu:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 82 - 101)

- Sự phối kết hợp giữa Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh và các cơ quan, ban

3.1. Mục tiêu của quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế nhập khẩu:

Quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế nhập khẩu là một trong những nội

dung quan trọng của công tác quản lý tài chính Nhà nước, quản lý thuế nhập khẩu

không thể tách rời quản lý thuế nói riêng và quản lý Nhà nước nói chung.

Để nâng cao công tác quản lý nhà nước về Hải quan đối với thuế nhập khẩu tại

Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh, chúng ta phải phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động quản lý thuế nhập khẩu của toàn Cục trong thời gian qua, từ đó rút ra những

những mặt đã đạt được, hạn chế, tồn tại và các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến

công tác quản lý thuế nhập khẩu để đề ra những giải pháp phù hợp với tiến trình cải

cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế của ngành Hải quan nói chung và Cục Hải

quan tỉnh Hà Tĩnh nói riêng trong xu thế hội nhập. Đó là yêu cầu tất yếu đối với công tác quản lý thuế của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới. Để đạt được yêu cầu đề ra, mục tiêu cơ bản đối với công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan

tỉnh Hà Tĩnh sắp tới là:

- Thực hiện tốt công tác quản lý thuế nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế

quốc tế trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian của người nộp thuế trong

việc thực hiện nghĩa vụ thuế; khuyến khích và tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện tốt cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế.

- Thực hiện tốt hiện đại hoá hệ thống quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan

tỉnh Hà Tĩnh theo hướng thay thế thủ tục quản lý thuế thủ công truyền thống bằng quản

lý hiện đại thông qua việc áp dụng biện pháp nghiệp vụ quản lý rủi ro, đẩy mạnh việc

triển khai thủ tục hải quan điện tử đáp ứng yêu cầu hội nhập và đồng bộ với các cam

kết quốc tế.

- Khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn công tác quản lý thuế

nhập khẩu: tăng cường các biện pháp quản lý kiểm tra, giám sát, kiểm tra sau thông quan, cưỡng chế thuế, thực hiện tốt Hiệp định trị giá GATT/WTO...để nâng cao tính

hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế nhập khẩu nhằm chống thất thu, phòng chống gian lận thuế và giảm nợ thuế; thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN.

- Tạo sự tập trung thống nhất cao trong thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế nhập

khẩu của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh; xây dựng tốt mối quan hệ phối hợp giữa Cục Hải

quan tỉnh Hà Tĩnh với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý thuế

nhập khẩu.

Từ những mục tiêu cơ bản trên và thực trạng công tác quản lý thuế nhập khẩu,

những nguyên nhân, có thể xây dựng bảng tổng kết dựa trên nguyên tắc khung phân

tích lôgic (LFA) để đề xuất các giải pháp như sau:

Mục tiêu quản

lý thuế NK Tình trạng Nguyên nhân

Kiến nghị, Giải pháp 1. Thực hiện tốt công tác quản lý thuế nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đảm bảo tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. - Công tác quản lý thuế nhập khẩu chưa thực sự

tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu.

- DN còn nhiều lúng

túng trong quá trình thực

hiện nghĩa vụ nộp thuế, đặc biệt là trong việc tự

khai tự chịu trách nhiệm.

- Sự phát triển của hội

nhập.

- Văn bản pháp luật về

thuế nhập khẩu còn chồng chéo, chưa theo

kịp quá trình hội nhập. - Chất lượng nguồn

nhân lực chưa đáp ứng

yêu cầu hội nhập.

- Cơ quan quản lý thuế và DN chưa nắm bắt kịp thời các quy định về quản lý thuế nhập khẩu. - Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật. - Kiện toàn tổ chức bộ máy,

nâng cao năng lực cán bộ công chức hải quan. - Tuyên truyền phổ biến kịp thời cho DN các quy định pháp luật về thuế nhập khẩu. 2. Thực hiện tốt hiện đại hoá hệ thống quản lý thuế nhập khẩu theo hướng thay thế thủ tục quản lý thuế thủ công - Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thuế

còn thiếu, lạc hậu.

- Việc áp dụng các tiêu chí rủi ro, phần mềm

quản lý chưa đồng bộ. - Trình độ cán bộ công

chức chưa đáp ứng được

yêu cầu hiện đại hóa

- Kinh phí Tổng cục

cấp cho việc trang cấp

máy móc thiết bị phục

vụ hiện đại hóa hải quan chưa đáp ứng yêu cầu.

- Các phần mềm quản lý được xây dựng chưa

có sự liên kết trong quy

- Hiện đại hóa cơ sở vật chất. - Ứng dụng các phần mền quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập. - Nâng cao năng lực cán bộ

truyền thống

bằng quản lý

hiện đại.

ngành hải quan. trình nghiệp vụ hải

quan. công chức. 3. Khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn công tác quản lý thuế nhập khẩu. Tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát. Thực hiện hiệp định trị giá GATT. - Vẫn còn xảy ra nhiều hành vi gian lận thương

mại đặc biệt trong lĩnh

vực giá, mã số, xuất

xứ…

- Công tác kiểm tra sau

thông quan, thanh tra thuế, xác định trị giá tính

thuế còn nhiều hạn chế.

- Thiếu thông tin về

DN, hàng hóa nhập

khẩu.

- Ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng

nộp thuế kém.

- Đội ngũ công chức

thực hiện công tác này còn thiếu và yếu năng

lực.

- Thẩm quyền của cơ

quan hải quan còn nhiều hạn chế.

- Tăng cường

công tác thu thập xử lý

thông tin, kiểm

tra sau thông quan và quản lý rủi ro. - Triển khai thực hiện tốt Hiệp định trị giá GATT. 4. Tạo sự tập trung thống nhất và xây dựng được mối quan hệ phối hợp trong công tác quản lý thuế nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh. - Vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong trao đổi thông tin giữa Hải quan và các đơn vị liên quan.

- Chưa phát huy hiệu

quả sự phối kết hợp giữa

các ngành trong công tác quản lý thuế nhập khẩu.

- Cơ quan hải quan và các ngành liên quan

chưa chủ động trong

việc triển khai các quy

chế phối hợp, các chương trình phần

mềm liên kết quản lý

thuế nhập khẩu.

- Mâu thuẫn về lợi ích

giữa các ngành.

- Tăng cường

mối quan hệ

phối hợp với các cơ quan liên

quan. Tạo được

sự đồng thuận và quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong công tác quản lý thuế nhập khẩu.

Bảng 3. 1 Khung phân tích logic các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế NK tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh

3.2. Cá c kiế n ng hị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh.

Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan

tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và Ngành hải quan nói chung, luận văn đưa ra một số kiến nghị

và giải pháp như sau:

3.2.1. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về thuế nhập khẩu:

Trong thực thi nhiệm vụ quản lý thuế, cơ quan hải quan luôn chịu sự điều chỉnh

bởi nhiều văn bản pháp quy của Nhà nước và nhiều văn bản hướng dẫn thực thi pháp

luật liên quan đến nhiều bộ, ngành. Ngoài hệ thống văn bản quản lý chuyên ngành về

Hải quan và các văn bản hướng dẫn Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, hoạt động

quản lý thuế của Hải quan còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác như

Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Ngân hàng, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành

chính…và các văn bản hướng dẫn của các ngành liên quan đến các lĩnh vực này. Để

có thể thực hiện tốt công tác quản lý hải quan đối với thuế nhập khẩu, ngành Hải quan

phải phối hợp với các Bộ, Ngành tham mưu đề xuất các cấp có thẩm quyền khắc phục

những bất cập trong hệ thống văn bản quản lý thuế đã nêu ở Chương 2 và phải xây

dựng được hệ thống văn bản pháp luật mang tính thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế và đặc thù của công tác này. Vì vậy, ngành Hải quan cần phải rà soát lại tất cả các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động quản lý thuế để giải quyết những chồng

chéo, mâu thuẫn và sơ hở, thiếu chặt chẽ từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp đối với một số điều của Luật liên quan đến hoạt động quản

lý thuế nhập khẩu như:

- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể đối với việc thành lập DN được quy định trong Luật DN để khắc phục sơ hở, tồn tại nhằm quản lý chặt chẽ việc

thành lập DN cũng như giám sát được quá trình hoạt động của các DN.

- Đề nghị sửa đổi Luật Quản lý thuế theo hướng mở rộng thời gian DN được

khai bổ sung là trước ngày 31/3 hàng năm nhưng trước khi cơ quan Hải quan thực

hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế nhằm tạo điều kiện cho

DN có thời gian kiểm tra, rà soát việc kê khai thuế để khai bổ sung, bảo đảm phù hợp

với thời gian báo cáo tài chính, kế toán, quyết toán thuế của DN (chậm nhất 31/3 năm

- Kiến nghị sửa đổi Luật Quản lý thuế theo hướng cho phép cơ quan hải quan được linh hoạt áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính thuế nhằm đảm bảo đạt

hiệu quả cao nhất trong công tác đôn đốc, thu hồi nợ đọng thuế nộp ngân sách.

- Để khắc phục tình trạng nợ đọng thuế như hiện nay, nhưng vẫn đảm bảo

thuận lợi về mặt tài chính cho DN, Nhà nước cần thay đổi chính sách ân hạn thuế

hiện nay bằng các giải pháp hỗ trợ cho vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi, hoặc khuyến khích DN nộp thuế ngay thông qua việc đầu tư hỗ trợ vốntương ứng với lãi suất ngân hàng cho những DN gặp khó khăn về tài chính.

- Cần sửa đổi, bổ sung vào Biểu thuế nhập khẩu các quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết các mặt hàng chịu thuế suất và xếp mã số hàng hoá cho thống nhất hệ thống mã HS, phù hợp với Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia.

- Ở Việt Nam, trong cơ cấu thu ngân sách, thuế gián thu chiếm 46%, bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụđặc biệt, thuế xuất - nhập khẩu; thuế trực thu chiếm 39%, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất…; và các loại thu khác chiếm 15%. Do tỷ trọng thuế gián thu cao làm cho chi phí đầu vào tăng, đẩy giá thành sản phẩm lên cao làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Trong điều kiện thực hiện Hiệp định thuế quan theo các cam kết với WTO và các hiệp định cắt giảm thuế quan khác, nếu các sắ c thuế khác không thay đổi, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tỷ trọng các loại thuế. Hiện thuế nhập khẩu chiếm 25% tổng thu NSNN, nếu cắt giảm thuế này thì nguồn thu từ

thuế nhập khẩu giảm đi, kéo theo sự thay đổi của tỷ trọng thuế gián thu trong tổng

thu NSNN. Để đảm bảo tỷ trọng hợp lý giữa các loại thuế, cần tiến hành cơ cấu lại theo hướng tăng tỷ trọng thuế trực thu và giảm tỷ trọng thuế nhập khẩu và thuế gián thu trong tổng thu NSNN.

Chính vì vậy, Nhà nước ta cần sửa đổi các sắc thuế theo lộ trình từng bước cơ

cấu lại các sắc thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, tiến tới nâng dần tỷ trọng thuế trực thu, giảm tỷ trọng thuế gián thu (đặc biệt là thuế

nhập khẩu) trong cơ cấu thu NSNN, hạn chế tới mức thấp ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế quan đối với thu NSNN.

theo hướng mở rộng đối tượng và phạm vi áp dụng các hình thức thuế trực thu như

thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản và các loại thuế đất. Trong đó, mở rộng nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân và thuế đất có vị trí quan trọng. Hiện nay, nguồn thu NSNN từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các nước trên thế giới (khoảng 3,4% tổng thu NSNN).

- Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý tiền tệ và thực hiện chế độ thanh toán,

giao dịch qua hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng nhằm kiểm soát được tất cả

các giao dịch, thanh toán liên quan đến hoạt động nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân đảm bảo thực hiện nghiêm minh nghĩa vụ nộp thuế của mọi công dân, tránh việc lợi

dụng gian lận trong thanh toán gây thất thu thuế.

3.2.2. Nhóm giải pháp về x â y dự n g tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức Hải quan:

Trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, vai trò gác cửa nền kinh

tế đất nước của ngành Hải quan nói chung và Hải quan Hà Tĩnh nói riêng là một

nhiệm vụ hết sức quan trọng. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh phải chủ động xây dựng tổ chức bộ máy đủ mạnh để vượt qua thách thức, nắm vững thời cơ tạo đà phát triển một cách bền vững. Do vậy,

Hải quan Hà Tĩnh cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp về nguồn nhân lực như sau:

3.2.2.1. Giải pháp đổi mới công tác tuyn dụng, bổ sung ngun nhân lc:

Đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh và hiện nay đang trong quá

trình phát triển. Vì vậy, vấn đề nguồn nhân lực của ngành hải quan mang tính chất đặc thù, do lịch sử để lại, vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chuyên môn. Để giải

quyết tồn tại này và có thể đáp ứng được với tốc độ phát triển của đất nước, Cục Hải

quan tỉnh Hà Tĩnh cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, chuyên sâu, chính quy hiện đại, thông thạo nghiệp vụ…Để làm được điều đó, một trong

những yếu tố quan trọng đó là việc coi trọng công tác tuyển dụng, bổ sung nguồn lực

kết hợp xây dựng chính sách tiền lương, đãi ngộ phù hợp mà hướng chính cần tập

trung vào một số giải pháp như:

- Xây dựng cơ chế tuyển dụng theo hướng:

+ Căn cứ công việc chuyên môn hiện tại và tương lai để rà soát, đánh giá đúng

nhân lực còn thiếu và yếu về năng lực chuyên môn thuộc các khâu nghiệp vụ trọng

tâm cần tuyển dụng, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác cán bộ trong

thời kỳ mới. Trong đó, ưu tiên lựa chọn tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực có trình

độ chuyên môn cao để bố trí vào công tác giám sát quản lý, thuế, giá, thủ tục hải quan và đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

+ Có phương án đề xuất Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan có cơ chế ưu tiên điểm tuyển dụng hoặc ban hành cơ chế tuyển dụng phù hợp đặc thù công việc hoặc

có chính sách đãi ngộ xứng đáng, hỗ trợ thêm về tài chính nhằm nâng cao thu nhập, đảm bảo mức lương và phụ cấp cho công chức mới được tuyển dụng vào ngành hải

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 82 - 101)