Giới thiệu về Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 59)

7. Kết cấu của luận văn:

2.2. Giới thiệu về Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh:

Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh là cơ quan Trung ương tổ chức theo hệ thống ngành dọc trực thuộc Tổng cục Hải quan, đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và là đơn vị hành chính hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất với chức năng quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm góp phần bảo vệ an ninh chính trị và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Thông qua nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan, Cục

Hải quan tỉnh Hà Tĩnh có nhiệm vụ quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn nhằm góp phần giữ vững ổn định kinh tế chính trị xã hội cho tỉnh nhà.

Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh

Nghệ An - Hà Tĩnh, Tổng cục Hải quan có quyết định số 107/TCHQ-TCCB, ngày 06/6/1992, tách Hải quan Nghệ Tĩnh thành Hải quan Nghệ An và Hải quan Hà Tĩnh

(nay là Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh).

Lúc mới thành lập, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh phải đối mặt với muôn vàn khó

khăn như: cơ sở vật chất phục vụ công tác thiếu thốn, phải thuê trụ sở cho các đơn vị

làm việc tạm thời, biên chế ít ỏi với hơn 40 CBCC phần lớn là thanh niên xung phong, bộ đội chuyển ngành, trình độ văn hóa thấp, không đồng đều được phân bố thành 6

đơn vị thuộc và trực thuộc Cục.

Trải qua gần 20 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, tổ chức bộ máy của

Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh ngày càng lớn mạnh nhiều mặt. Từ chỗ chỉ có hơn 40 CBCC đến nay quân số đã lên tới 195 CBCC và hợp đồng lao động, được bố trí thành

13 đơn vị thuộc và trực thuộc Cục. Đi đôi với việc phát triển đội ngũ CBCC, công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCC trong toàn Cục ngày càng tiến bộ như: đội ngũ CBCC có trình độ trên đại học có 06 đ/c, đại học và cao đẳng có 151 đ/c (chiếm 80%), còn lại trung cấp. Trình độ Tin học & Ngoại ngữ: có khoảng trên 85% CBCC biết ngoại ngữ và 95% CBCC biết sử dụng vi tính (Nguồn: Phòng TCCB- Cục

Hải quan tỉnh Hà Tĩnh). Về đào tạo CBCC: Hàng năm Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh cử

khoảng trên 50% CBCC đi đào tạo và tự đào tạo tại chỗ cho các chuyên ngành: Nghiệp vụ Hải quan, Nghiệp vụ giám sát quản lý về Hải quan, kế toán thuế, KTSTQ,

kiểm soát, điều tra CBL, Lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học và ngoại ngữ.

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh)

Bảng 2. 3. Số liệu thống kê chất lượng cán bộ công chức Cục HQ tỉnh Hà Tĩnh

+ Về tổ chức bộ máy hiện có 05 Phòng tham mưu, 01 Đội Kiểm soát phòng chống ma túy, 01 Đội Kiểm soát Hải quan, 06 Chi cục HQ Cửa khẩu và tương đương

(Cầu Treo, Hồng Lĩnh, Xuân Hải, Vũng Áng, Kiểm tra sau thông quan, Khu Kinh tế

Sơ đồ 2. 1. Cơ cấu tổ chức Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh

Tổng số cán bộ, công chức trong Cục được phân bổ như sau:

* Ban Lãnh đạo Cục: 03 đ/c;

* Chi cục Hải quan khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo là một trong những đơn vị

có quy mô hoạt động lớn nhất toàn Cục, có 33 đ/c; gồm 04 đội nghiệp vụ thuộc Chi

cục (Đội Thủ tục hàng hóa XNK, Đội Tổng hợp, Đội Kiểm tra giám sát và Đội Kiểm

soát Hải quan);

* Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo: 37 đ/c.

Tổ chức bộ máy của Chi cục gồm có 04 đội, tổ công tác: (Đội Nghiệp vụ; Đội

Tổng hợp; Tổ KT,GS,KS chống buôn lậu; Tổ kiểm soát phòng chống ma tuý);

* Chi cục Hải quan cửa khẩu cảngVũng Áng: 14 đ/c;

* Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Xuân Hải: 09 đ/c;

* Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh: 07 đ/c;

* Chi cục Kiểm tra sau thông quan: 09 đ/c; gồm 02 đội: Đội Tổng hợp và Đội

Nghiệp vụ;

CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG

VŨNG ÁNG

CHI CỤC KIỂM TRA SAU

THÔNG QUAN CỤC HẢI QUAN HÀ TĨNH CÁC PHÒNG THAM MƯU VĂN PHÒNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÒNG THANH TRA PHÒNG NGHIỆP VỤ PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ CÁC CHI CỤC

CHI CỤC HẢI QUAN CỬA

KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO

CHI CỤC HẢI QUAN KKT

CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU

TREO

CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG

XUÂN HẢI

CHI CỤC HẢI QUAN HỒNG

LĨNH

CÁC ĐỘI

ĐỘI KIỂM SOÁT

PHÒNG CHỐNG MA

TÚY

ĐỘI KIỂM SOÁT HẢI

* Đội Kiểm soát phòng chống Ma túy: 07 đ/c; gồm 02 tổ nghiệp vụ: Tổ Tham

mưu và Tổ kiểm soát cơ động;

* Đội Kiểm soát chống buôn lậu: 13 đ/c;

* Phòng Tổ chức cán bộ: 05 đ/c;

* Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm: 05 đ/c;

* Phòng Nghiệp vụ: 13 đ/c;

* Phòng Thanh tra: 03 đ/c; * Văn phòng Cục: 17 đ/c;

(Nguồn: Phòng TCCB-Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh)

2.3. Thực trạng công tác quản lý thuế tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh:

Trong những năm qua, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh coi công tác quản lý thuế là một khâu nghiệp vụ trọng tâm trong nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan và đây là

vấn đề cốt lõi đối với việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về thuế của Nhà

nước giao cho Ngành hải quan. Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý thuế nghĩa là Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã làm tốt nhiệm vụ thu thuế theo đúng pháp luật về thuế cho nhà nước, đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế cho Ngân

sách và chống được thất thu thuế, đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ

nộp thuế của các tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Vấn đề này đã được Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh tổ chức thực hiện thông qua quy trình quản lý thuế trong thời gian qua và được thể hiện bằng kết quả trong quá trình thực

hiện các khâu nghiệp vụ quản lý thuế sau:

2.3.1. Quản lý khai thuế:

Việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ quản lý khai thuế đã được Cục Hải quan tỉnh

Hà Tĩnh coi là một nhiệm vụ rất quan trọng của bước nghiệp vụ đầu tiên trong quá trình quản lý thuế, vì vậy đòi hỏi cán bộ thực hiện phải nắm rõ các qui định liên quan, thực hiện thành thục để tạo điều kiện cho các bước tiếp theo thực hiện có hiệu quả.

Theo quy trình nghiệp vụ quản lý thuế của Ngành ban hành, công chức hải

quan làm nhiệm vụ quản lý khai thuế thực hiện các công việc như sau:

Khi DN nộp hồ sơ hải quan để làm thủ tục, công chức hải quan tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ hồ sơ, kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan;

kiểm tra đối chiếu các dữ liệu trong bộ hồ sơ hải quan so với các quy định của Nhà

theo. Cụ thể: công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ từ người khai hải quan theo quy định, nhập mã số thuế, kiểm tra các điều kiện để đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi phạm,

chính sách mặt hàng); kiểm tra ân hạn thuế, kiểm tra vi phạm để xác định việc chấp

hành pháp luật của chủ hàng. Sau khi kiểm tra nếu đủ điều kiện để đăng ký thì công chức tiếp nhận nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống

sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ. Công chức tiếp nhận thực hiện việc đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai) và in lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan. Căn cứ Lệnh hình thức mức độ kiểm tra thì bộ hồ sơ hải quan có

thể được phân vào 3 luồng là: luồng xanh-kiểm tra sơ bộ hồ sơ, luồng vàng-kiểm tra

chi tiết hồ sơ và luồng đỏ-kiểm tra thực tế hàng hóa.

Hồ sơ được phân vào luồng xanh-kiểm tra sơ bộ hồ sơ: công chức hải quan

kiểm tra việc khai các tiêu chí trên tờ khai, kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người

khai hải quan, kiểm đếm đủ số lượng, chủng loại các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan. Trường hợp phát hiện có sai phạm thì thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ.

Hồ sơ được phân vào luồng vàng-kiểm tra chi tiết hồ sơ: công chức hải quan

kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại các

giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan;

kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế và

các qui định khác của pháp luật; kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, kiểm tra xuất xứ

hàng hóa, kiểm tra trị giá tính thuế, số thuế phải nộp, tham vấn giá trong trường hợp

phải tham vấn ngay, giải quyết các thủ tục xét miễn thuế, xét giảm thuế…(nếu có).

Đối với các bộ hồ sơ sau khi kiểm tra theo từng luồng như trên, công chức hải

quan ghi kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ vào Lệnh hình thức

mức độ kiểm tra. Trường hợp không phát hiện sai phạm và không có thông tin về

quản lý rủi ro để đề xuất mức độ kiểm tra hàng hóa thì ký xác nhận đã làm thủ tục hải

quan, chuyển hồ sơ sang bước tiếp theo thực hiện thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu

“Đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan.

Hồ sơ được phân vào luồng đỏ-kiểm tra thực tế hàng hóa: Sau khi đã được

kiểm tra chi tiết, hồ sơ được chuyển cho công chức kiểm tra thực tế hàng hóa. Việc

kiểm tra thực tế bao gồm: Kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hóa nhập khẩu với nội dung

khai trên tờ khai hải quan và chứng từ của bộ hồ sơ hải quan về tên hàng, mã số, lượng hàng, chất lượng, xuất xứ.

Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với khai của người khai hải

quan thì xác nhận đã làm thủ tục hải quan, chuyển hồ sơ sang bước tiếp theo thực hiện

thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người

khai hải quan.

Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa có sự sai lệch so với khai của người khai

hải quan thì đề xuất biện pháp xử lý, trình lãnh đạo Chi cục xem xét, quyết định để

kiểm tra tính lại thuế và ra quyết định ấn định thuế và/hoặc lập biên bản chứng nhận,

biên bản vi phạm và/hoặc quyết định thông quan hoặc chấp nhận yêu cầu của chủ hàng đưa hàng hóa về bảo quản (nếu đáp ứng được yêu cầu giám sát hải quan)

và/hoặc báo cáo xin ý kiến cấp trên đối với những trường hợp vượt thẩm quyền xử lý

của Chi cục. Sau khi thực hiện đầy đủ các bước theo quy định thì công chức kiểm tra

thực tế hàng hóa tiến hành xác nhận đã làm thủ tục hải quan, chuyển hồ sơ sang bước

tiếp theo để thực hiện thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”

và trả tờ khai cho người khai hải quan.

Theo quy định thì việc khai thuế là do DN tự kê khai, tự xác định số thuế phải

nộp trên tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan trong quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ, tùy

theo tình hình thực tế từng chủng loại hàng hóa, từng loại DN, áp dụng quản lý rủi ro để phân luồng quản lý khai thuế theo 3 hình thức trên.

* Đối với việc quản lý khai thuế trong quy trình thủ tục hải quan điện tử:

Năm 2010, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã được Tổng cục Hải quan phê duyệt

kế hoạch triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử và là 1 trong 13 Cục Hải quan

thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Hiện nay, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai

thủ tục hải quan điện tử tại tất cả các Chi cục trực thuộc (5 Chi cục), với 182/232 DN

thực hiện thủ tục hải quan điện tử (chiếm 78%). Số thuế thu qua việc thực hiện thủ tục

hải quan điện tử năm 2010 đạt 86.590.899.797đ, chiếm 99,7%, năm 2011 đạt

727.604.055.139đ, chiếm 93% trên tổng số thuế XNK thu nộp Ngân sách của Cục Hải

quan tỉnh Hà Tĩnh(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ-Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh).

2.3.2. Quản lý nộp thuế:

2.3.2.1. Qun lý np thuế:

Sau khi tiếp nhận khai thuế, căn cứ kết quả tự kê khai tính thuế của đối tượng

nộp thuế hoặc kết quả kiểm tra ấn định thuế, cơ quan hải quan có trách nhiệm hướng

Mỗi Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đều có văn bản gửi các DN hướng dẫn cụ thể việc nộp thuế theo đúng Chương, Loại, Khoản, Mục theo mục lục ngân sách nhà nước phù hợp với từng DN và sắc thuế phát sinh tại mỗi đơn vị. Đối tượng nộp thuế có thể nộp tiền thuế trực tiếp tại cơ quan hải quan, Kho bạc nhà nước

hoặc chuyển khoản tại các ngân hàng.

Cán bộ kế toán thuế căn cứ vào chứng từ ghi số thuế phải thu và các quyết

định ấn định thuế (nếu có), số thuế DN còn nợ trên mạng theo dõi nợ để tiến hành theo dõi thu thuế, quản lý nợ thuế và thanh khoản thuế cho DN. Sau khi DN nộp thuế, cán bộ kế toán thuế căn cứ biên lai thu thuế hoặc giấy báo có tiến hành nhập số

liệu vào chương trình kế toán thuế (KT559) để giải tỏa nợ thuế cho DN, chương

trình KT559 sẽ tự tính số tiền phạt chậm nộp thuế do DN nộp chậm so với ngày ân hạn thuế (nếu có).

Bảng 2. 4. Kết quả thu thuế vào NSNN của Cục HQ Hà Tĩnh 2005 -2011

(Số liệu tính đến ngày 31/12 hàng năm) ĐVT: tỷ VNĐ Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số thu 48.5 35.64 67 96.1 106 198.4 836.8 Tăng/giảm (%) +10.61 -7.34 +87.98 +43.49 +10.08 +88 +321.7 Tỉ trọng so với KN NK (%) 11.13 8.1 12.23 9.95 7.82 6.54 0.19

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ các năm của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh)

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 Số thu thuế NK (tỷ VNĐ) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Số thu thuế NK

Biểu đồ 2. 4. Kết quả thu thuế vào NSNN của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh năm 2005 -2011

2.3.2.2. Quản lý theo dõi nợ:

Quản lý theo dõi nợ thuế là một trong những công tác quan trọng góp phần

chống thất thu NSNN. Xác định được vấn đề đó, nên ngay từ đầu năm, Lãnh đạo Cục

Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo bằng văn bản, quán triệt các Chi cục thực hiện nghiêm túc công tác đôn đốc, thu đòi nợ đọng thuế, không để phát sinh nợ xấu; bên cạnh đó, Cục cũng chỉ đạo các Chi cục thực hiện việc phân loại, tập hợp hồ sơ đối với

các DN nợ thuế không có khả năng thu để đề nghị xem xét xoá nợ và tiến hành xây dựng kế hoạch theo dõi, thu hồi nợ đọng theo tháng, quý, năm, cụ thể:

a. Biện pháp đốc thu thuế:

Hàng ngày cán bộ theo dõi nợ thuế kiểm tra danh sách các DN nợ thuế trên

chương trình KT559. Đối với các DN gần đến ngày hết thời gian ân hạn nộp thuế thì gọi điện thông báo, nhắc nhở DN biết để nộp thuế; trường hợp đã đến hạn nộp thuế nhưng DN chưa nộp thì tiến hành gọi điện thoại nhắc nhở, gửi giấy mời giám đốc DN đến để làm việc về số thuế DN chưa nộp. Đối với loại hình nhập nguyên liệu để sản

xuất hàng xuất khẩu nhưng quá thời hạn ân hạn nộp thuế DN chưa có sản phẩm xuất

khẩu thì tiến hành yêu cầu doanh nghiệp nộp số thuế nguyên vật liệu vào tài khoản

tạm thu của Hải quan mở tại Kho bạc, nếu DN không thực hiện sẽ không được hưởng

ân hạn thuế cho các lô hàng tiếp theo.

Đối với các DN nợ chây ỳ (nợ quá hạn 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn ân hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)