7. Kết cấu của luận văn:
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý thuế của các nước trên thế giới và bài học kinh
khẩu:
Trong những năm gần đây, hòa mình với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng cải cách hệ thống thuế của mình cho
phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế cao hơn nữa và vươn mình ra mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài.
1.3.2.1. Kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản trong quản lý trị giá hải quan
hàng nhập khẩu:
Là một trong những cơ quan Hải quan hiện đại ở khu vực, Hải quan Nhật Bản đã có quá trình và kinh nghiệm áp dụng quản lý trị giá tính thuế đối với hàng nhập
khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định trị giá GATT/WTO. Cùng với quy trình thủ tục và công nghệ hiện đại, quản lý trị giá hải quan của Nhật đã góp phần chống gian lận thương mại, làm cho số thu thuế nhập khẩu nộp ngân sách của cơ quan hải quan ngày
càng tăng.
Kinh nghiệm của Nhật Bản trong quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu đó là việc phân cấp quản lý trị giá hải quan ở cấp trung ương và khu vực.
Năm 1981, Nhật Bản bắt đầu chuyển đổi hệ thống trị giá hải quan từ phương pháp định giá Brucxell sang áp dụng Hiệp định trị giá GATT với nguyên tắc dựa vào giá giao dịch thực tế của hàng NK. Từ đó, hệ thống luật pháp trong nước về lĩnh vực
trị giá hải quan được chuyển đổi dựa trên Hiệp định GATT. Tất cả các nội dung của
Hiệp định trị giá GATT được thể hiện cụ thể trong Luật thuế quan và các quy định của
Chính phủ.
Hải quan Nhật tổ chức mô hình quản lý trị giá hải quan theo 3 cấp: trung ương;
khu vực và cơ sở. Cấp trung ương, Cục thuế quan Nhật Bản (Customs and Tarrif
Bureau) giải quyết những vấn đề chính sách và quốc tế; Trung tâm trị giá hải quan của
quốc gia đặt tại Tokyo thực hiện một số chức năng quản lý trị giá hải quan. Tại cấp
khu vực (Hải quan vùng), quản lý trị giá hải quan do Phòng trị giá và Phòng kiểm tra
sau thông quan thuộc Cục kiểm tra sau thông quan và lãnh thổ hải quan. Tại cấp cơ sở,
Phòng thông quan (tại các Chi nhánh hải quan hoặc Hải quan vùng) có nhiệm vụ kiểm
tra từng tờ khai NK để kiểm tra khai báo về trị giá hải quan.
* Vai trò của trung tâm quốc gia về trị giá hải quan:
Được thành lập năm 2001 tại Tokyo trực thuộc Cục Thuế quan Nhật Bản, vai trò quan trọng nhất của Trung tâm này là đảm bảo một hệ thống trị giá hải quan đối với
hàng NK một cách thống nhất, công bằng và trung lập. Trung tâm còn có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia về TGHQ; tổ chức nghiên cứu về trị giá; phát triển
Những tình huống có sự khác nhau trong cách hướng dẫn và áp dụng trị giá hải
quan phát sinh thực tế tại các Hải quan vùng sẽ được gửi lên Trung tâm quốc gia về trị
giá hải quan. Sau đó Trung tâm sẽ xác định các quyết định về trị giá. Chức năng quan
trọng nhất của Trung tâm là chia sẻ những quyết định đó giữa 9 cơ quan Hải quan vùng, điều đó giúp Hải quan Nhật thiết lập được hệ thống trị giá hải quan thống nhất
và công bằng. Nếu Trung tâm khó khăn trong xác định giá thì sẽ hỏi ý kiến Cục thuế
quan Nhật Bản.
Để phát triển cơ sở dữ liệu về định giá hải quan, Trung tâm này thu thập cập
nhật tích lũy vào hệ thống cơ sở dữ liệu những phát hiện của bộ phận Kiểm tra sau
thông quan và những trường hợp gửi lấy ý kiến Trung tâm, vì vậy Hải quan vùng có thể chia sẻ các quyết định giá trước đó để đảm sự thống nhất và hài hòa về trị giá hải
quan.
* Trách nhiệm của hải quan vùng:
Theo quy định của Hải quan Nhật Bản, nếu giá ghi trên hóa đơn không miêu tả đúng trị giá giao dịch (giá thực tế đã trả hoặc phải trả), thì tại thời điểm NK người NK
cần xuất trình một mẫu tờ khai trị giá (khác với mẫu tờ khai NK thông thường). Có 2
loại khai báo trị giá hải quan: khai báo trị giá cá biệt (Individual Valuation
Declaration) và khai báo trị giá mang tính chất phổ biến (Blanket Valuation
Declaration).
Tại cấp khu vực, Hải quan vùng (Phòng Trị giá-Valuation Section) có chức năng
quản lý các khai báo trị giá hải quan. Trong 2 loại khai báo trị giá hải quan trên, Phòng Trị giá có nhiệm vụ chấp nhận mẫu khai báo trị giá mang tính chất phổ biến do người
NK xuất trình sau khi họ hỏi ý kiến tư vấn của Hải quan. Khai báo trị giá phổ biến thường được thực hiện khi có cùng loại hàng hóa do cùng các đối tác thường xuyên XNK với nhau với cùng điều kiện và hoàn cảnh giao dịch. Nếu có lô hàng NK tiếp sau, người NK chỉ cần thông báo cho Hải quan về số tờ khai đã đăng ký mà không cần phải
lập tờ khai trị giá cá biệt cho từng lần NK. Công chức Hải quan ở đây sẽ kiểm tra kỹ
mẫu khai báo và các tài liệu liên quan (như hợp đồng, thoả thuận…) và cuối cùng chấp
nhận việc trị giá này mang tính phổ biến. Mẫu tờ khai trị giá mang tính phổ biến phải được xuất trình 2 bản: bản chính giữ lại ở Phòng Trị giá, một bản trả lại người NK. Khi người NK xuất trình tờ khai này thì cần đề nghị cán bộ hải quan xếp tờ khai NK cùng với tờ khai trị giá. Phòng Trị giá sẽ gửi bản photo tờ khai trị giá phổ biến tới các bộ
phận hải quan có liên quan. Cùng thời điểm này, Phòng Trị giá sẽ nhập dữ liệu của tờ
khai trị giá vào Hệ thống dữ liệu thông tin tình báo hải quan (CIS) để các công chức
hải quan của Phòng thông quan có thể truy cập và nắm được khi làm thủ tục đối với tờ
khai NK liên quan tờ khai trị giá phổ biến đã được lập. Quy định về khai báo trị giá hải
quan phổ biến đã giảm bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp, bởi lẽ điểm khác biệt so với tờ khai trị giá cá biệt là, tờ khai trị giá phổ biến có
giá trị trong vòng 2 năm và sẽ được lập tại Phòng trị giá trước khi nhập khẩu lô hàng cụ thể.
Nếu Phòng trị giá thuộc Hải quan vùng phát hiện với những trường hợp chênh lệch trị giá hải quan với các Hải quan vùng khác, họ có thể thông báo các trường hợp đó tới Trung tâm ở Tokyo. Trung tâm sẽ đưa ra lời khuyên, chỉ dẫn hoặc đưa ra quyết định liên quan đến trị giá tới tất cả các cơ quan Hải quan vùng.
Những thông tin phát hiện của bộ phận kiểm tra sau thông quan sẽ được Phòng Trị giá xem xét và xác minh để tránh những phiền phức và khiếu nại của nhà NK.
Tại Hải quan vùng cũng tổ chức đào tạo những kiến thức về trị giá hải quan cho công chức hải quan làm việc trong bộ phận thông quan, kiểm tra sau thông quan; đào tạo cho nhà NK, người khai thuê và công chức hải quan nước ngoài trong chương trình trợ giúp kỹ thuật.
Đối với cấp cơ sở, việc quản lý trị giá hải quan được thực hiện ngay tại khâu
thông quan hàng hóa [7].