giới đạt kết quả tốt:
Những năm trước đây, khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo-tỉnh Hà Tĩnh luôn được coi là thiên đường của hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Hàng ngày, có hàng trăm xe ô tô của cư dân khu vực biên giới tập kết tại
khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo để vận chuyển hàng lậu được các chủ đầu nậu
thuê cửu vạn mang vác “cắt rừng” từ Lào vào nội địa Việt Nam tiêu thụ. Trước tình hình đó, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn có
hiệu quả như: Tăng cường lực lượng, phương tiện tuần tra, chốt chặn tại tuyến đường
8A gần khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát
hàng hóa nhập khẩu ngay tại cửa khẩu...Đồng thời, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa quan biên giới...Bên cạnh đó, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh
cũng đã chỉ đạo lực lượng kiểm soát chống buôn lậu sàng lọc các đối tượng đầu nậu
từ đó đề ra các phương án đấu tranh ngăn chặn một cách có hiệu quả. Trong những năm gầnđây, hoạt động buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đã giảm hẳn. Căn cứ số liệu thống kê ta thấy chỉ có năm 2006 số vụ buôn lậu tăng, còn lại các năm đều giảm mạnh, đặc biệt năm 2008 giảm đến 67,5% số vụ buôn lậu. Để đạt được kết quả đó, về mặt chủ quan là do sự đấu tranh quyết liệt của lực lượng đấu
tranh chống buôn lậu thuộc Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, phần lớn là do các lý do khách quan như:
+ Việc thành lập Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo (Cổng B)
cách Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (cổng A) khoảng 40 km, tạo thành một khu phi thuế quan ở nội địa Việt Nam giáp với biên giới Việt Lào. Điều đó có
nghĩa tất cả hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo
(khu phi thuế quan) đều được miễn thuế nhập khẩu. Vì vậy, các đối tượng buôn lậu
chuyển dần việc thuê cửu vạn mang vác cắt rừng đưa hàng vào Việt Nam sang việc
thành lập DN mở tờ khai nhập khẩu hàng miễn thuế vào Khu kinh tế cửa khẩu Cầu
Treo.
+ Sự cắt giảm thuế nhập khẩu theo CEFT, việc thuế nhập khẩu giảm dần theo
ngoài nước nên hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
giảm do không đủ chi phí trang trải cũng như lợi nhuận thấp.
+ Có sự chuyển hướng từ buôn lậu sang gian lận thương mại. Từ năm 2002,
Việt Nam đã thực hiện việc xác định trị giá tính thuế theo GATT, theo đó trị giá tính
thuế hàng nhập khẩu là giá thực thanh toán theo hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, việc xây dựng các văn bản pháp quy nhằm quản lý có hiệu quả việc quản lý trị giá
tính thuế theo khai báo của DN còn hạn chế nên các DN thường lợi dụng để khai báo thấp trị giá tính thuế để làm giảm số thuế nhập khẩu phải nộp hoặc gian lận về xuất
xứ, mã số thuế...để hưởng mức thuế suất ưu đãi hơn.
- Kết quả thu thuế tăng trưởng tốt:
So với các đơn vị Hải quan trong toàn quốc, số thu nộp ngân sách của Cục Hải
quan Hà Tĩnh hằng năm là không lớn. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế-xã hội của
tỉnh Hà Tĩnh đang còn nhiều khó khăn, số lượng DN tham gia hoạt động XNK chưa
nhiều, hàng hoá XNK còn đơn điệu thì việc luôn hoàn thành chỉ tiêu thu nộp ngân
sách cũng là điều đáng khích lệ. Đó là nhờ nỗ lực của Lãnh đạo Cục Hải quan Hà Tĩnh cũng như toàn thể cán bộ công chức trong tiến trình cải cách thủ tục và đổi mới phương pháp quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đồng thời tăng cường
các biện pháp chống thất thu, chống nợ đọng thuế. Từ năm 2005 đến nay, kết quả thu NSNN luôn đạt và vượt chỉ tiêu. Năm 2006, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục gặp
nhiều khó khăn, các DN của Việt Nam, đặt biệt các DN của Thái Lan - đối tác chính
của các DN tham gia hoạt động nhập khẩu tại Hà Tĩnh cũng rơi vào khủng hoảng,
kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh dẫn đến số thuế nhập khẩu cũng giảm hơn 7% so
với năm 2005. Đến năm 2007, với yêu cầu đẩy mạnh công tác cải cách, hiện đại hóa
thủ tục hải quan đặc biệt là sự nổ lực của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh trong việc thu
hút các DN, tạo mọi điều kiện cho hoạt động XNK, XNC nên số lượng kim ngạch
nhập khẩu đã tăng lên đáng kể (tăng 24,71% so với năm 2006), số thuế cũng tăng
87,98% so với năm 2006. Trong các năm tiếp theo, số thuế nhập khẩu đều tăng, đặc
biệt năm 2011 số thuế nhập khẩu đã tăng 321,7% so với năm 2010. Tỷ trọng thuế
nhập khẩu so với kim ngạch nhập khẩu giảm đều từ năm 2007 đến 2011 cũng phản ánh đúng chính sách thuế của chúng ta trong quá trình hội nhập và tham gia các hiệp định cắt giảm thuế quan với các nước trong khu vực và thế giới.
2.5.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân: