Các hình thức gian lận trong kê khai thuế nhập khẩu:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 68)

7. Kết cấu của luận văn:

2.4. Các hình thức gian lận trong kê khai thuế nhập khẩu:

Nền kinh tế thế giới đang vận động và phát triển mạnh mẽ theo xu hướng toàn cầu hóa, giao lưu thương mại quốc tế phát triển không ngừng do tính lợi thế so sánh

giữa các quốc gia, lưu lượng hàng hóa qua lại các cửa khẩu ngày càng tăng. Điều này

đòi hỏi ngành Hải quan phải có những bước cải cách phù hợp với thực tế và những

cam kết pháp lý mang tính quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Theo đó ngành Hải quan đã chuyển từ phương pháp quản lý truyền thống (lấy việc kiểm tra hàng hóa

làm căn cứ chính để quản lý) sang phương pháp quản lý hải quan hiện đại (phương

pháp quản lý rủi ro). Phương pháp quản lý rủi ro được thực hiện trên cơ sở đánh giá

quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan, có ưu tiên và tạo thuận lợi đối

với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, qua đó thay vì phải kiểm tra 100%

lô hàng nhập khẩu thì cơ quan hải quan sẽ thực hiện việc kiểm tra hàng hóa theo phân luồng do hệ thống thuộc chương trình quản lý rủi ro xác định, cụ thể là nếu hồ sơ

thuộc: “luồng xanh” thì thực hiện miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế

hàng hóa; “luồng vàng” kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; “luồng đỏ” kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.

Với phương pháp này, cơ quan hải quan đã hạn chế đến mức thấp nhất sự can

thiệp hành chính vào hoạt động nhập khẩu và nâng cao tính chủ động, tự chịu trách

thủ pháp luật, góp phần làm giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN. Với

hình thức miễn kiểm tra, hàng hóa nhập khẩu được thông quan nhanh chóng, tạo thuận

lợi rất lớn cho đại đa số DN, tuy nhiên với phương pháp quản lý rủi ro thì tất yếu sẽ có

khe hở pháp luật và sẽ có DN lợi dụng nhằm mục đích trục lợi, gian lận, trốn thuế với

những thủ đoạn, hình thức tinh vi mà cơ quan hải quan khó mà phát hiện, chỉ một số ít trường hợp có thông tin, nghi vấn, các cơ quan kiểm tra đột xuất mới phát hiện vi

phạm, điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo môi trường

cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh tế nói chung.

Một số ví dụ điển hình về hình thức gian lận trong công tác quản lý thuế nhập

khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh:

- Khai báo sai về số lượng, trọng lượng hàng hoá:

Một trong những hành vi gian lận phổ biến trong công tác quản lý thuế đó là hành vi gian lận về số lượng, trọng lượng hàng hóa để giảm bớt số tiền thuế phải nộp

vào Ngân sách. Các DN thường lập chứng từ và khai báo số lượng, trọng lượng ít hơn

thực tế kiểm tra của cơ quan hải quan hoặc cấu kết với cán bộ hải quan thực hiện kiểm

tra hàng hóa chấp nhận kết quả khai báo mặc dù số lượng thực tế nhiều hơn số lượng

trên chứng từ.

Ví dụ: Công ty A chuyên nhập khẩu các mặt hàng điện tử điện lạnh. Công ty đã làm thủ tục nhập khẩu một lô hàng 350 chiếc Tủ lạnh Sharp, model: SH-180, xuất xứ

Thái Lan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Căn cứ bộ hồ sơ khai báo

của Công ty thì lượng hàng hóa ghi trên hợp đồng, Bảng kê chi tiết hàng hóa, hóa đơn thương mại là 350 chiếc, đơn giá 250 USD/chiếc, tổng trị giá nguyên tệ là: 87.500 USD. Số thuế nhập khẩu phải nộp: 87.500 (USD)*18.920 (tỷ giá) *5% (thuế suất) =

82.775.000 VNĐ.

Sau khi công chức hải quan đăng ký tờ khai thì hệ thống tự động phân hồ sơ

vào luồng đỏ, kiểm tra thực tế hàng hóa. Qua kiểm tra, công chức hải quan phát hiện Công ty đã có hàng vi khai sai số lượng hàng hóa nhập khẩu, lô hàng gồm 600 chiếc

chứ không phải 350 chiếc như khai báo của Công ty. Công chức hải quan kiểm hoá lô hàng đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính về hải quan, tính lại thuế và xử phạt 1

lần số thuế gian lận. Số thuế nhập khẩu Công ty khai báo thiếu là: 250 (chiếc)*250

(USD/chiếc)*18.920 (tỷ giá)*5% (thuế suất)=59.125.000 VNĐ.

Hiện nay, lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam rất đa dạng về chủng loại,

chất lượng. Các DN thường cố tình khai báo sai tính chất hàng hóa và lợi dụng sự hạn

chế về thương phẩm học của cán bộ hải quan đối với một số loại hàng hóa mới để gian dối trong hồ sơ khai báo với thực tế, hàng hoá có giá trị cao lại khai là hàng hoá có giá trị thấp.

Ví dụ: Công ty B nhập khẩu 01 lô hàng tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế

Cầu Treo, theo hồ sơ khai báo lô hàng gồm 100 thùng hoá chất sản xuất dầu gội, mã số

thuộc nhóm 2921, thuế suất 1%. Nhưng thực tế kiểm tra, công chức hải quan phát hiện

hàng là tác nhân hữu cơ tẩy rửa bề mặt có nhiều công dụng trong sản xuất dầu gội,

công nghiệp dệt...mã số thuộc nhóm 3402, thuế suất 20%. Trị giá hàng hóa vi phạm

gần 170 triệu VNĐ. Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã lập biên bản vi

phạm hành chính và truy thu thuế nhập khẩu gần 25 triệu đồng.

- Khai báo sai xuất xứ hàng hoá:

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định song phương, đa phương về

cắt giảm thuế quan. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu từ những nước đã tham gia ký kết sẽ được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt. Một trong những điều kiện để được áp

dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt là DN phải nộp cho cơ quan hải quan Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Tuy nhiên, một số DN thường lợi dụng chính sách này

để cố tình gian lận trong xuất xứ, nộp C/O không phù hợp với quy định được hưởng ưu đãi nhằm trốn thuế nhập khẩu.

Ví dụ: Công ty C chuyên nhập khẩu ti vi các loại. Công ty đã làm thủ tục nhập

khẩu 400 chiếc Ti vi hiệu Sony, 21 inch, xuất xứ Thái Lan tại Chi cục Hải quan Hồng

Lĩnh. Theo khai báo trên tờ khai hàng nhập khẩu và các chứng từ kèm theo thì mặt

hàng nhập khẩu có xuất xứ Thái Lan. Trong đó, trên ô số 9 (mục: hàm lượng xuất xứ)

của giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D (C/O form D) đánh dấu “x”, nghĩa là toàn bộ lô hàng tivi Sony nêu trên được sản xuất từ Thái Lan. Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh đã chấp nhận C/O Công ty xuất trình và áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo CEFT là 5%. Tuy nhiên, sau khi lô hàng đã được thông quan, Cục Hải quan tỉnh

Hà Tĩnh đã tiến hành xác minh và phát hiện Ti vi Sony sản xuất tại Thái Lan có sử

dụng một số chi tiết như bóng hình…không phải được sản xuất ở Thái Lan. Vì vậy,

việc C/O mẫu D được đãnh dấu “x” vào ô số 9 là không phù hợp quy định và không

lập biên bản vi phạm và truy thu đủ số thuế theo mức thuế suất ưu đãi (40%) nộp vào NSNN.

- Khai báo không trung thực về trị giá tính thuế:

Việc xác định trị giá hàng hoá để tính thuế hải quan là một trong những yếu tố

quan trọng nhằm chống thất thu thuế. Luật Thuế nhập khẩu hiện nay quy định giá tính

thuế hàng hoá nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập (giá CIF, DAF). Theo tính toán của cơ quan hữu trách, thất thu thuế qua giá là rất lớn, khoảng 25% trong tổng số thu

thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Hiện nay, các văn bản hướng dẫn việc xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định

trị giá GATT chưa quy định cụ thể đối với các yếu tố như: phí hoa hồng, phí container,

phí đóng gói, phí bản quyển và giấy phép, chi phí lắp đặt, vận chuyển sau khi chuyển

hàng đến cảng nhập, lãi suất trả chậm...Vì vậy, rất khó xác định chính xác trị giá giao

dịch để làm cơ sở tính thuế. Các DN thường lợi dụng những sơ hở này để khai báo

thấp giá trị thực tế đã hoặc sẽ phải thanh toán.

Hiện nay, chưa có một cơ chế kiểm tra, phối hợp của các ngành có liên quan để

quản lý về mức giá tính thuế cho chặt chẽ và hiệu quả. Vì vậy, một số chủ hàng đã lợi

dụng sự thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý về mức giá tính thuế nhập khẩu để trốn

tránh nghĩa vụ nộp thuế, thường cấu kết với người bán để ghi giá trong hợp đồng thấp

hơn giá thực tế đã được ký kết. Hiện tại, chúng ta chưa có đủ điều kiện để xác minh từ

bên nước ngoài của các đơn vị này với các đơn vị khác để nhận ra sự bất hợp lý.

Ví dụ: Công ty D nhập khẩu lô hàng gồm 13 chiếc ô tô Honda CR-V, động cơ xăng, 2.4l, A/T, sản xuất năm 2008, xuất xứ Nhật Bản, đơn giá khai báo 18.000

USD/chiếc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Qua kiểm tra chi tiết hồ sơ, công chức tính thuế nhận thấy các chứng từ thuộc bộ hồ sơ Công ty xuất trình đều

hợp lệ, tuy nhiên mức giá khai báo của Công ty thấp hơn cơ sở dữ liệu sẵn có tại cơ

quan Hải quan nên đã lập phiếu yêu cầu Công ty giải trình và chuyển toàn bộ hồ sơ và cơ sở nghi nghờ về Phòng Nghiệp vụ-Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh để tiến hành tham vấn giá theo quy định.

Phòng Nghiệp vụ sau khi xem xét kỹ hồ sơ, đối chiếu các cơ sở dữ liệu về giá đã tiến hành tham vấn đối với Công ty. Quá trình tham vấn đã làm rõ nhiều vấn đề

nghi vấn trong bộ hồ sơ, Công ty khai nhận đã cố tình liên kết với nhà xuất khẩu ký

Công ty đã thanh toán cho nhà xuất khẩu là 19.000 USD/chiếc. Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã bác bỏ trị giá khai báo của Công ty và tiến hành xác định lại trị giá tính thuế

với mức giá 19.000 USD/chiếc, truy thu toàn bộ số thuế nhập khẩu còn thiếu nộp

NSNN.

- Khai báo sai về mã s, thuế suất của hàng hóa:

Việc xác định chính xác mã số hàng hóa làm căn cứ xác định mức thuế suất

thuế nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ khó khăn nhất của ngành Hải quan. Vì vậy, đòi hỏi công chức hải quan trực tiếp thực hiện công việc này phải nắm vững

nghiệp vụ đồng thời phải có một sự hiểu biết căn bản về thương phẩm học mới có thể

áp mã chính xác được. Hiện nay, việc áp thuế suất còn gặp khó khăn vướng mắc do

những quy định về biểu thuế nhập khẩu còn nhiều điểm phức tạp, việc mô tả hàng hoá còn phức tạp và khó tra cứu. Cùng một mặt hàng nhưng khác nhau về công suất, kích thước, hàm lượng chất... là có thuế suất khác nhau. Lợi dụng những khó khăn trên của cơ quan hải quan, các DN thường khai báo gian lận mã số hàng hóa, hàng hóa nhập

khẩu có mức thuế suất cao lại khai báo vào mã hàng có mức thuế suất thấp nhằm gian

lận số thuế nhập khẩu phải nộp.

Ví dụ: Công ty E nhập khẩu một lô hàng Sắt không hợp kim được cán phẳng tại

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng. Theo khai báo trên hồ sơ hải quan thì hàng hóa có quy cách: rộng từ 600mm trở lên, được mạ hoặc tráng kẽm, dày trên 1,2mm, thuế suất thuế nhập khẩu là 5%. Sau khi kiểm tra toàn bộ lô hàng, công chức

kiểm hóa xác định mặt hàng trên có chiều dày dưới 1,2mm, thuế suất thuế nhập khẩu

là 10%. Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng đã tiến hành lập biên bản và truy thu thuế theo mức thuế suất thuế nhập khẩu 10% đối với lô hàng trên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)