7. Kết cấu của luận văn:
1.2.3.1. Quản lý khai thuế:
Quản lý khai thuế là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong qui trình quản lý thuế. Quản lý khai thuế tại cơ quan Hải quan là quá trình công chức hải quan kiểm tra các tiêu chí khai báo về thuế của doanh nghiệp trên tờ khai hải quan, kiểm tra sự phù hợp giữa các loại chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan với việc khai báo thuế của Doanh nghiệp, bao gồm các bước sau:
- Tiếp nhận khai báo của DN;
- Kiểm tra việc khai báo thuế của DN;
chính xác, gian lận qua khai báo;
- Thực hiện công tác kế toán theo dõi thu nộp tiền thuế của các tổ chức, cá nhân nộp thuế.
a. Tiếp nhận khai báo thuế của DN:
Tiếp nhận khai báo thuế của DN là việc cơ quan hải quan tiếp nhận các thông tin khai báo liên quan đến thuế trên bộ hồ sơ hải quan.
Sau khi hồ sơ được tiếp nhận và đăng ký, công chức Hải quan kiểm tra việc
khai báo của người khai Hải quan trên hồ sơ Hải quan về các căn cứ tính thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng miễn thuế, đối tượng xét miễn thuế.
- Trường hợp người khai Hải quan khai hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế thì chuyển sang bước kiểm tra khai báo về thuế.
- Trường hợp người khai Hải quan khai hàng hóa không thuộc đối tượng chịu
thuế nhập khẩu thì kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hóa không thuộc đối tượng
chịu thuế theo qui định tại các Luật thuế XNK, Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng
dẫn các luật này và pháp luật có liên quan có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.
- Kết quả kiểm tra xác định hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế nhập
khẩu thì thực hiện thông quan hàng hóa.
- Kết quả kiểm tra xác định hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu thì thực hiện chuyển sang bước kiểm việc khai báo về thuế.
- Trường hợp người khai Hải quan khai hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế thì chuyển sang thực hiện thủ tục miễn thuế theo qui trình miễn thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.
b. Kiểm tra việc khai báo thuế của DN:
Bao gồm việc kiểm tra bộ hồ sơ Hải quan về yếu tố tính thuế, phương pháp tính thuế, giá tính thuế và ra quyết định ấn định thuế nếu phát hiện DN khai báo không đầy đủ, không trung thực số thuế phải nộp.
Trong qui trình quản lý, hồ sơ hải quan sẽ được phân thành ba luồng: xanh, vàng và đỏ. Mục đích của việc phân thành 3 luồng là nhằm quản lý được thuận lợi, mang tính chất quản lý rủi ro đồng thời đảm bảo được yêu cầu nhanh chóng, đơn
giản hóa thủ tục Hải quan, giảm bớt các thủ tục không cần thiết, phân loại được đối
tượng quản lý từ đó thúc đẩy được ý thức chấp hành pháp luật Hải quan của DN. Việc kiểm tra khai báo thuế của DN chỉ thực hiện đối với hồ sơ được phân
luồng ở luồng vàng và luồng đỏ. Đối với hồ sơ luồng xanh, nếu phát hiện DN có dấu hiệu gian lận, vi phạm thì công chức tiếp nhận hồ sơ đề xuất Lãnh đạo chi cục xem
xét nâng luồng (luồng vàng hoặc luồng đỏ) để làm rõ các dấu hiệu gian lận, vi phạm đó. Khi Lãnh đạo Chi cục duyệt đề xuất chuyển luồng thì hồ sơ phải được kiểm tra
khai báo thuế tương ứng với luồng được nâng. Trong trường hợp này, việc kiểm tra
khai báo về thuế của hồ sơ luồng vàng hoặc luồng đỏ về cơ bản là như nhau. Chỉ khác nhau là đối với hồ sơ luồng vàng sau khi kiểm tra khai báo, nếu không phát hiện
vi phạm sẽ tiến hành thông quan hàng hoá; nhưng đối với hồ sơ luồng đỏ, sau khi
kiểm tra khai báo về thuế, hồ sơ sẽ được chuyển cho bộ phận kiểm tra hàng hoá để xác định chính xác số thuế phải nộp rồi sau đó mới tiến hành thông quan hàng hoá.
- Hồ sơ được phân vào luồng xanh (kiểm tra sơ bộ):
+ Đối tượng: DN chấp hành tốt pháp luật Hải quan; không còn nợ thuế quá
hạn.
+ Hàng hoá: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên; hàng nông sản, hải
sản xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất; hàng gửi kho ngoại quan, hàng đưa vào
khu vực ưu đãi Hải quan; hàng quá cảnh; hàng cứu trợ khẩn cấp; hàng hóa chuyên dùng trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng; hàng hóa viện trợ nhân đạo và hàng hóa tạm nhập tái xuất có thời hạn; hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định thuộc diện được miễn thuế của dự án đầu tư.
- Hồ sơ được phân vào luồng vàng (kiểm tra chi tiết hồ sơ): + Đối tượng: DN có quá trình chấp hành tốt pháp luật Hải quan.
+ Hàng hoá: Hàng xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên và hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu.
- Hồ sơ được phân vào luồng đỏ (kiểm tra thực tế hàng hoá):
+ Đối tượng: DN không chấp hành tốt pháp luật Hải quan, có dấu hiệu nghi
ngờ và khả năng gian lận cao.
+ Hàng hóa: Các mặt hàng trọng điểm, nhạy cảm, có thuế suất cao, hàng nhập
khẩu có điều kiện…
c. Quyết định việc ấn định thuế:
Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
“- Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính
thuế, tính và kê khai số thuế phải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế;
- Người khai thuế từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định việc cung
cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan hải quan để xác định chính xác số thuế phải nộp;
- Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá không đúng với trị
giá giao dịch thực tế;
- Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp” [14].
d. Thực hiện công tác kế toán theo dõi thu nộp tiền thuế của các tổ chức, cá
nhân nộp thuế:
Sau khi kiểm tra tính chính xác, hợp lệ việc khai báo thuế của DN, công chức hải
quan cập nhật kết quả tính thuế vào chương trình kế toán thuế (KT559) và in “chứng từ
ghi số thuế phải thu” để chuyển cho bộ phận kế toán thực việc theo dõi nợ thuế, đôn đốc
DN thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Công tác quản lý khai thuế được thể hiện trong quy trình thủ tục HQ đối với hàng
Sơ đồ 1. 1 Quy trình thủ tục HQ đối với hàng hóa XNK thương mại
* Quản lý khai thuế trong quy trình thủ tục hải quan điện tử:
Quy trình thủ tục hải quan điện tử cơ bản các khâu nghiệp vụ quản lý khai thuế
cũng được thực hiện như đối với hồ sơ khai thủ công. Tuy nhiên, với phương châm
khác biệt nhất việc quản lý khai thuế trong quy trình thủ tục hải quan đó là DN có thể ở bất cứ đâu và bất cứ thời gian nào cũng có thể khai báo được với cơ quan hải quan, việc khai báo thủ tục hải quan điện tử được thực hiện theo các bước sau:
- DN đăng ký tờ khai điện tử dùng phần mềm khai báo và gửi thông tin qua
mạng Internet đến cơ quan Hải quan.
- Hệ thống điện tử tại cơ quan hải quan tự động kiểm tra logic, nghiệp vụ khi
tiếp nhận dữ liệu.
- Công chức thực hiện việc kiểm tra sơ bộ nội dung khai, thông tin đề nghị
chuyển cửa khẩu (nếu có) trên hệ thống.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện đang ký, công chức hải quan sẽ nhập
máy chấp nhận và hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hàng hóa.
- Công chức Hải quan kiểm tra phân luồng hàng hóa, đề xuất thay đổi hình thức
mức độ kiểm tra (nếu cần).
- Lãnh đạo Chi cục phê duyệt hình thức mức độ kiểm tra do công chức đề xuất,
phê duyệt đề nghị chuyển cửa khẩu (nếu có).
- Công chức ghi nhận kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan điện tử đối với
luồng vàng và luồng đỏ vào hệ thống.
- Công chức ghi nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa đối với tờ khai luồng đỏ vào hệ thống.
- Công chức xác nhận đã thông quan điện tử; giải phòng hàng; đưa hàng hóa về
bảo quản; hàng chuyển cửa khẩu.
- Công chức hải quan giám sát xác nhận hàng đã vào hoặc ra khỏi khu vực giám
sát Hải quan.
Theo quy trình thủ tục hải quan điện tử, quá trình quản lý khai thuế trong xử
Sơ đồ 1. 2 Quy trình thông quan hải quan điện tử
Hình 1. 1 Tờ khai Hải quan điện tử