Vũ trụ. hệ Mặt Trời vμ trái đất

Một phần của tài liệu Thiet ke bai giang Dia li 10 tap 1 Nang cao (Trang 34 - 45)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

• Hiểu và trình bày đ−ợc nội dung chính của thuyết Bic Bang về sự hình thành Vũ Trụ.

• Xác định đ−ợc:

ư Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời (HMT) và hướng chuyển động của chúng xung quanh Mặt Trời.

− Vị trí của Trái Đất trong HMT và các chuyển động của nó.

2. Kĩ năng

Biết nhận xét các kênh hình và bảng số liệu trong SGK để rút ra kết luận về:

• Hướng quay của các hành tinh trong HMT, các đặc điểm của 2 nhóm hành tinh là nhóm Trái Đất và nhóm Mộc tinh.

• Vị trí của Trái Đất trong HMT.

• Quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời và các điểm đặc biệt (điểm cận nhật, viễn nhật trên quỹ đạo)

3. Thái độ

Có nhận thức đúng đắn về sự hình thành và phát triển của các thiên thể và các hiện t−ợng tự nhiên.

II. Đồ dùng dạy học

• Quả Địa cầu, mô hình Trái Đất − Mặt Trời.

• Băng hình, đĩa CD về Vũ Trụ, Trái Đất (nếu có).

• HS chuẩn bị các tài liệu sưu tầm được về Vũ Trụ, HMT, Trái Đất...

III. Hoạt động dạy - học 1. KiÓm tra bμi cò

1. Quan sát hình 2.2; 12 em hãy cho biết:

ư Tên các phương pháp biểu hiện trên các bản đồ (lược đồ).

ư Các phương pháp đó thể hiện các đối tượng địa lí nào?

− Qua cách biểu hiện đó chúng ta có thể nắm đ−ợc những vấn đề gì của đối t−ợng địa lí?

2. Quan sát hình 2.3; 15.3 em hãy cho biết:

ư Tên các phương pháp biểu hiện trên các bản đồ (lược đồ).

ư Các phương pháp đó thể hiện các đối tượng địa lí nào?

− Qua cách biểu hiện đó chúng ta có thể nắm đ−ợc những vấn đề gì của đối t−ợng địa lí?

2. Bμi míi

Mở bài: Thiên văn luôn là một ẩn số lí thú đối với con người. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem Vũ Trụ đ−ợc hình thành nh− thế nào, trong đó chứa đựng những gì? Khái niệm về HMT, vị trí của Trái Đất trong HMT và các chuyển động chủ yếu của Trái Đất cũng là những nội dung đ−ợc đề cập đến trong bài học hôm nay.

Hoạt động 1

I. vũ trụ. Học thuyết về sự hình thành vũ trụ Mục tiêu:

− HS hiểu và trình bày đ−ợc khái niệm về Vũ Trụ và thuyết Bic Bang về sự hình thành Vũ Trụ.

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung

I. Vũ Trụ. Học thuyÕt vÒ sù h×nh thành Vũ Trụ

− Cho HS đọc một số thông tin tự sưu tầm được vÒ Vò Trô. NÕu cã ®iÒu kiện cho HS xem băng hình hoặc đĩa CD về Vũ Trô.

− Dùng hình 5.1 và cung cấp thông tin để HS hiểu Vũ Trụ là vô tận:

HS quan sát băng hình (nếu có), nghe t− liệu về Vũ Trụ kết hợp nghiên cứu nội dung SGK để rút ra Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận.

1. Vò Trô

+ Trái Đất cùng HMT di chuyÓn trong Vò Trô víi tốc độ khoảng 900.000 km/h, để đi trọn 1 vòng quanh dải Ngân Hà cần 240 triệu năm.

+ Ngân Hà chỉ là một trong hàng trăm tỉ thiên hà của Vũ Trụ.

Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ thiên hà.

Thiên hà là gì? Yêu cầu nêu đ−ợc:

− Thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi...) khí và bụi khổng lồ.

− Dải Ngân Hà chứa HMT là một trong hàng trăm tỉ thiên hà trong Vũ Trô bao la.

Hoạt động 2 Hệ Mặt Trời

Mục tiêu: HS nắm đ−ợc các nét chính về HMT: thời gian ra đời, vị trí của HMT trong Vũ Trụ và các thành phần chính của HMT...

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung

2. ThuyÕt Bic Bang vÒ sự hình thành Vũ Trụ

− GV đặt vấn đề: Vũ Trụ

đ−ợc sinh ra nh− thế nào? Có nhiều giả thuyết khác nhau về vấn đề này, trong đó có thuyết Bic Bang.

Em hãy nêu nội dung chính của học thuyết Bic Bang.

HS nghiên cứu SGK trang 23 để nêu nội dung của thuyết:

− Có một "nguyên tử nguyên thuỷ" nhỏ bé,

đậm đặc, nhiệt độ cao.

− Cách đây khoảng 15 tỉ năm, nguyên tử đó bị nổ sinh ra các đám bụi khí khổng lồ.

− Vài ngàn năm sau do lực hấp dẫn hình thành nên các ngôi sao, các thiên hà trong Vũ Trụ.

Vũ Trụ đ−ợc sinh ra sau một vụ nổ lớn từ một

"nguyên tử nguyên thuỷ"

cách đây khoảng 15 tỉ n¨m.

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung

II. Hệ Mặt Trời

− HMT đ−ợc sinh ra bao giờ, nằm ở đâu?

HS nghiên cứu SGK trang 24 và quan sát hình 5.1 để trả lời. Yêu cầu nêu đ−ợc:

+ HMT đ−ợc hình thành cách đây 4,5 − 5 tỉ năm.

+ HMT chỉ là một bộ phận nhỏ của thiên hà chúng ta (Dải Ngân Hà).

1. Thời gian ra đời: Cách

đây 4,5 đến 5 tỉ năm.

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung + Thiên hà chúng ta là

một trong hàng tỉ thiên hà trong Vũ Trụ.

2. Thành phần của HMT HMT (Thái D−ơng Hệ)

có các thành phần chính nào?

HS nghiên cứu SGK trang 24 và quan sát b¨ng h×nh HMT (nÕu có) để trả lời.

− Mặt Trời ở trung tâm.

− Các thiên thể quay xung quanh gồm:

+ 9 hành tinh lớn.

+ Các tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch và các đám bụi khí.

GV tiÕp tôc cho HS nghiên cứu, tìm hiểu thêm về các hành tinh trong HMT.

− Quan sát hình 5.2, em hãy:

+ Nêu tên các hành tinh trong HMT.

HS thảo luận, trao đổi nhóm để thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm lên bảng chỉ và nêu

đ−ợc tên 9 hành tinh trong HMT theo thứ tự xa dần Mặt Trời và nêu nhËn xÐt:

+ Nhận xét hình dạng quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trêi.

+ Quỹ đạo hình elíp.

+ H−ớng quay ng−ợc chiều kim đồng hồ.

− Ngoài chuyển động này, các hành tinh còn tham gia vào vận động nào khác?

+ Chóng tù quay quanh trục theo h−ớng ng−ợc chiều kim đồng hồ (trừ Kim tinh, Thiên V−ơng tinh).

Hoạt động 3 Trái đất trong HMT Mục tiêu:

− Nắm đ−ợc vị trí của Trái Đất trong HMT.

− Hiểu và trình bày đ−ợc các chuyển động chính củaTrái Đất.

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung

III. Trái Đất trong HMT

− Trong HMT, Trái Đất có vị trí nh− thế nào?

HS quan sát hình 5.2 kết hợp sự hiểu biết của mình

để trả lời.

1. Vị trí của Trái Đất trong HMT

− Có vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

(Khoảng cách trung bình là 149,6 triệu km)

− Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km.

Trong HMT, Trái Đất tham gia các vận động chính nào?

HS dựa vào SGK trang 25 kết hợp sự hiểu biết của mình để trả lời. Yêu cầu nêu đ−ợc:

− Vận động tự quay quanh trôc.

− Chuyển động xung quanh Mặt Trời.

2. Các chuyển động chính của Trái Đất

Quan sát hình 5.3 và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết:

Yêu cầu nêu đ−ợc: a. Chuyển động tự quay quanh trôc

− Trái Đất tự quay quanh trục theo h−ớng nào?

− H−íng tõ T©y sang

Đông.

− Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục (chu kì) là bao nhiêu?

− Chu kì một ngày đêm hay 24 giê.

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung

− Trong khi Trái Đất chuyển động quanh trục, có các điểm nào không thay đổi vị trí? Đó là những điểm nào?

− Có 2 điểm là cực Bắc và cực Nam (HS xác định trên hình 5.3).

b. Chuyển động xung quanh Mặt Trời

− Quan sát hình 5.4 và dựa vào kiến thức đã

học, hãy cho biết chuyển

động của Trái Đất quanh Mặt Trời:

HS quan sát, trao đổi để rút ra các nhận định:

+ Có quỹ đạo thế nào? + Quỹ đạo hình elip không cân xứng.

Cận nhật ngày 3 − 1 đạt 147.166.480 km.

Viễn nhật ngày 5/7 đạt 152.171.500 km.

+ H−íng quay? + H−íng tõ T©y sang

Đông.

+ Tốc độ chuyển động trung bình là bao nhiêu?

+ Tốc độ chuyển động trung b×nh 29,8 km/s.

Khi gần Mặt Trời nhất, tốc độ đạt 30,3 km/s.

Khi xa Mặt Trời nhất, tốc

độ đạt 29,3 km/s.

+ Chu kì chuyển động hết một vòng trong thời gian bao l©u?

+ 365 ngày 6 giờ (một n¨m).

− Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất có đặc điểm gì?

− Trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc là 66o33' và không đổi phương.

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung GV: Nhờ khoảng cách

đến Mặt Trời phù hợp, kích th−ớc hợp lí kết hợp với các vận động của mình giúp Trái Đất nhận

đ−ợc nhiệt l−ợng, ánh sáng từ Mặt Trời phù hợp

để sự sống phát sinh, phát triển.

IV. Kiểm tra đánh giá

1. Vũ Trụ là gì? Hãy tóm tắt nội dung học thuyết Bic Bang về sự hình thành Vò Trô.

2. Trong HMT, Trái Đất có vị trí nh− thế nào? Hãy trình bày các chuyển

động chính của Trái Đất.

V. Phô lôc

1. Hệ vũ trụ Địa tâm vμ Hệ vũ trụ Nhật tâm

Quan niệm sơ khai của con ng−ời cho rằng Trái Đất vuông nh− cái bánh ch−ng hoặc tròn nh− cái đĩa, còn bầu trời nh− chiếc vung có dính Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao đ−ợc úp lên trên Trái Đất.

Đầu thế kỉ thứ VI tr−ớc Công nguyên, nhà toán học ng−ời Hi Lạp Pitago (Pythagore, 580 − 550 tr−ớc CN) là ng−ời đầu tiên đ−a ra giả thuyết Trái Đất có hình khối cầu chứ không phải có hình dáng dẹt nh− cái đĩa.

Giả thuyết Trái Đất có hình khối cầu của Pitago đ−ợc nhà bác học ng−ời Hi Lạp là Arixtôt (Aristote, 384 − 322 tr−ớc CN) chứng minh bằng hiện t−ợng nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng của Trái Đất và chính Mặt Trăng cũng có hình cầu. Theo Arixtôt, Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao cũng đều có hình cầu. Arixtôt còn cho rằng Trái Đất là tâm của vũ trụ, mọi thiên thể khác đều quay quanh Trái Đất. Luận thuyết của Arixtôt đ−ợc coi nh− một chân lí vì nó phù hợp với quan điểm của tôn giáo Hi Lạp và của Thiên chúa giáo lúc bấy giờ.

Vào thế kỉ thứ II sau Công nguyên, nhà thiên văn học ng−ời Hi Lạp Ptôlêmê, (Claude Ptolémée, khoảng 90 − 168) đ−a ra hệ thống vũ trụ trong đó Trái Đất đứng yên ở giữa. Quay quanh Trái Đất lần l−ợt từ trong ra ngoài có Mặt Trăng, sao Thủy, sao Kim, Mặt Trời, sao Hỏa,

sao Mộc, sao Thổ và các vì sao khác. Hệ vũ trụ với Trái Đất đứng yên ở giữa gọi là hệ vũ trụ Địa tâm hay hệ thống vũ trụ Arixtôt Ptôlêmê. Hệ thống vũ trụ này giúp con ng−ời tính tr−ớc đ−ợc sự chuyển động của các thiên thể và có thể dựa vào đó để tính lịch, giúp xác định phương hướng nh−ng ch−a giúp cho con ng−ời lí giải đ−ợc nguồn gốc Trái Đất.

Cho đến năm 1543, Côpecnic (Nicolas Copernic, 1473 ư 1543) nhà thiên văn học người Ba Lan, sau 30 năm kiên trì quan sát bầu trời và tính toán phức tạp, đã đ−a ra hệ thống mới đúng hơn về vũ trụ. Ông khẳng định Trái Đất chỉ là một hành tinh nh− những hành tinh khác quay xung quanh Mặt Trời. Hệ thống vũ trụ này với Mặt Trời ở giữa đ−ợc gọi là hệ vũ trụ Nhật tâm. Các ngôi sao cũng không còn quay quanh Trái Đất mà là những thiên thể nh− Mặt Trời trong Vũ Trụ bao la. Nh− vậy, quan niệm về vũ trụ đ−ợc mở rộng ra rất nhiều so với Hệ Vũ Trụ Địa tâm của Arixtôt

Ptôlêmê.

2. ThuyÕt Bic Bang vμ sù h×nh thμnh Vò trô

Bic Bang theo tiếng Anh có nghĩa là "Vụ nổ lớn". Đây là một thuyết về sự hình thành Vũ Trụ,

đ−ợc đa số các nhà Vật lí − Thiên văn rất chú ý trong mấy chục năm gần đây.

Theo thuyết này thì Vũ trụ đ−ợc hình thành từ một cái mà nhà Toán − Vật lí thiên văn Le Maitre ng−ời Bỉ gọi một cách hài h−ớc từ năm 1927 là "Trứng Vũ Trụ". Trứng này là một nguyên tử nguyên thủy, chứa đựng toàn bộ vật chất bị nén ép trong một không gian cực kì nhỏ bé, nên nó hết sức đậm đặc và có nhiệt độ vô cùng cao. Nó ở trạng thái không ổn định và đột nhiên tạo ra một vụ nổ vĩ đại vào khoảng 15 tỉ năm trước đây. Từ "trứng" nguyên thủy, vụ nổ lớn đã làm cho vật chất bắn tung ra tứ phía, tạo thành những đám khí và bụi khổng lồ.

Vào khoảng 500.000 năm đầu, Vũ trụ chỉ như một đám sương mù mờ ảo. Phải đợi cho đến khi nhiệt độ giảm đi thì ánh sáng mới phát ra; rồi hàng tỉ năm sau, những đám khí và bụi mới dần dần co lại dưới tác động của lực hấp dẫn. Chúng tự quay và cuộn xoáy lên, tạo thành những thiên hà hình xoắn ốc với vô vàn hệ sao.

Trong Vũ Trụ hiện nay, rải rác có hàng chục tỉ thiên hà. Chính thiên hà (hệ Ngân hà) có chứa HMT của chúng ta, cũng là một thiên hà xoắn ốc đã đ−ợc sinh ra từ một đám bụi và khí xoáy nh−

thế. Trong Hệ Ngân hà hiện nay có khoảng 200 tỉ hành tinh, tức là 200 tỉ ngôi sao tự phát ra ánh sáng giống nh− Mặt Trời.

3. Mặt Trời

Mặt Trời là một trong hàng trăm tỉ hành tinh trong hệ Ngân hà. Trong HMT, nó là thiên thể duy nhất tự phát ra ánh sáng. Mặt Trời không những có thể tích lớn nhất so với các thiên thể khác trong hệ (bằng 1,3 triệu lần thể tích Trái Đất), mà còn có khối l−ợng bằng 99,86% tổng khối l−ợng của toàn hệ. Chính vì vậy nên sức hút của nó mới đủ lớn để duy trì đ−ợc sự chuyển động của các hành tinh trên quỹ đạo, không để cho chúng bị sức li tâm làm văng ra xa.

Về cấu tạo, Mặt Trời là một khối khí khổng lồ, gồm nhiều nhất là khí hiđrô, sau đó là hêli.

Ngoài ra, còn có các nguyên tố cacbon, nitơ và các nguyên tố kim loại. Nếu xét về mặt hóa học,

thì cấu tạo của Mặt Trời gần giống nh− cấu tạo của Trái Đất. Sự khác biệt chính là ở tỉ lệ của các thành phần.

Mặt Trời là một nguồn năng l−ợng rất lớn. Nguồn năng l−ợng này đ−ợc tạo ra do phản ứng tổng hợp nhiệt hạch, kết hợp hạt nhân nguyên tử hiđrô thành một hạt nhân nguyên tử hêli, đồng thời sản sinh ra ánh sáng và nhiệt độ rất cao. Nhiệt độ ở bề mặt Mặt Trời (quang cầu) vào khoảng 60000C, còn nhiệt độ ở trung tâm lên đến 15 triệu oC. Hiện nay, cứ mỗi giây, Mặt Trời tiêu thụ hết khoảng 5 triệu tấn khí hiđrô để phát sáng và phát ra những tia bức xạ mà mắt ta không nhìn thấy, nh− tia X...

Trên mặt quang cầu, có những khối khí rực sáng, liên tục chuyển động. Lác đác có những vết

đen, có diện tích lớn hàng trăm nghìn km2. Thỉnh thoảng từ đó vật chất lại phun ra, bùng lên thành những cột sáng (tai lửa), cao hàng vạn km. Hoạt động mạnh của các tai lửa trên Mặt Trời (có chu kì khoảng 11 năm) thường gây ra hiện tượng bão từ và có ảnh hưởng rõ rệt đến thời tiết trên Trái Đất.

ở ngoài quang cầu, còn có một vành khí mờ có nhiệt độ rất cao (khoảng 2 triệu oC) và bị iôn hóa, gọi là vành nhật hoa. Từ vành này, có những dòng hạt cơ bản phóng ra với tốc độ hàng triệu km/h gọi là "gió Mặt Trời". Gió Mặt Trời không thổi trực tiếp đ−ợc đến Trái Đất, nhờ có sự bảo vệ của các vành đai từ tr−ờng.

Nguồn năng l−ợng của Mặt Trời có bao giờ cạn không? Theo sự suy đoán của các nhà thiên văn học, thì Mặt Trời cũng nh− các ngôi sao khác, đều có quá trình phát triển theo 3 giai đoạn:

sinh ra, tr−ởng thành và diệt vong. Hiện nay, Mặt Trời là một ngôi sao còn đang ở tuổi trung niên.

Nó có thể tồn tại ít nhất khoảng 5 tỉ năm nữa...

Bảng tóm tắt một số đặc điểm của 9 hμnh tinh trong HMT Hμnh tinh

trong HMT

Khoảng cách

đến Mặt Trời(1)

Thêi gian tù quay quanh trôc

Thêi gian quay quanh Mặt Trời

Khèi l−ợng

§−êng kÝnh

Số vệ tinh

Sao Thủy 0,39 59 ngày 88 ngày 0,06 0,38 0

Sao Kim 0,72 243 ngày 225 ngày 0,82 0,95 0

Trái Đất 1,00 24 giờ 365 ngày 1,00 1,00 1

Sao Hỏa 1,52 25 giờ 687 ngày 0,11 0,53 2

Sao Méc 5,20 10 giê 12 n¨m, 317,89 11,27 16

Sao Thổ 9,54 10 giờ 29 năm 95,15 9,44 23

Sao Thiên V−ơng 19,18 16 giờ 84 năm 14,54 4,10 15

Sao Hải V−ơng 30,06 18 giờ 165 năm 17,23 3,88 8

Sao Diêm V−ơng 39,44 6,4 ngày 248 năm 0,0027 0,12−

0,30 1

(1) Đơn vị khoảng cách đến Mặt Trời tính bằng khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời, tức 150 triệu km. Đơn vị này gọi là đơn vị thiên văn.

4. Chứng minh Trái Đất tự quay

Ngày nay, hiện t−ợng Trái Đất tự quay quanh trục đ−ợc coi nh− một chân lí hiển nhiên.

Nh−ng tr−ớc đây, khi con ng−ời ch−a hiểu đ−ợc chân lí này, họ vẫn dựa vào những quan sát về sự mọc, lặn của Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì tinh tú, mà cho rằng Trái Đất đứng yên, còn chính bầu trời quay quanh Trái Đất. Nhà thiên văn học Hi Lạp cổ đại Ptôlêmê đã thể hiện quan niệm trên bằng thuyết "Địa tâm hệ". Thuyết này đ−ợc các thế lực phong kiến và tôn giáo công nhận là chân lí và tồn tại mãi đến thế kỉ XV. Người đầu tiên dám vạch ra sự sai lầm của thuyết "Địa tâm hệ" là nhà thiên văn học người Ba Lan Côpecnic (1473ư 1543). Ông đề xướng ra học thuyết mới, cho rằng Mặt Trời là trung tâm của Vũ Trụ và Trái Đất tự quay quanh mình, đó chính là thuyết

"Nhật tâm hệ". Phát hiện vĩ đại của Côpecnic trái ng−ợc lại thế giới quan thần bí và uy quyền của tôn giáo lúc bấy giờ, vì vậy thuyết của ông bị cấm lưu hành. Sau Côpecnic, các nhà thiên văn học người ý G. Brunô và G. Galilê (1564 ư 1642) cũng bị lên án và kết tội, vì họ đã công nhận và truyền bá thuyết Nhật tâm hệ. Tuy là chân lí, nh−ng phải đợi đến thế kỉ XIX, nhờ sự phát triển của khoa học vật lí, người ta mới đưa ra được những chứng minh để củng cố cho quan điểm của Côpecnic.

Năm 1858, nhà vật lí học người Pháp Phucôn (Foucault) đã chứng minh hiện tượng tự quay quanh trục của Trái Đất bằng một thí nghiệm với con lắc, sau này đ−ợc gọi là con lắc Phucôn.

Con lắc này nặng 28 kg, dài 40 m đ−ợc treo lơ lửng trong vòm điện Pantêông (Panthéon) ở Pari.

Ông đặt dưới con lắc một cái bàn tròn, rồi cho con lắc dao động theo một hướng nhất định. Đầu nhọn của con lắc chạm vào cái bàn cát và lúc đầu đã vạch ra một đường thẳng theo hướng dao

động của con lắc. Sau một thời gian, mặt phẳng của con lắc hình như chuyển hướng, vạch thêm những đ−ờng thẳng chéo với đ−ờng thẳng ban đầu, lệch dần theo h−ớng Đông − Tây. Theo nguyên lí cơ học thì mặt phẳng dao động của con lắc không bao giờ đổi hướng. Vậy chỉ có thể kết luận là mặt bàn cát chuyển động, hay đúng hơn là bề mặt Trái Đất ở dưới cái bàn cát đã

chuyển động. Như vậy, điều đó chứng tỏ là Trái Đất đã tự quay quanh trục theo hướng ngược lại, tức từ Tây sang Đông.

Cũng cần lưu ý rằng góc độ chuyển dịch của các đường vạch chéo trên bàn cát sẽ nhỏ dần từ cực về Xích đạo. Nếu thí nghiệm đ−ợc thực hiện ở cực Bắc, góc chuyển dịch của các vạch chéo trên bàn cát sẽ bằng 3600, còn nếu thí nghiệm đ−ợc thực hiện ở Xích đạo thì góc chuyển dịch sẽ bằng 0.

Một phần của tài liệu Thiet ke bai giang Dia li 10 tap 1 Nang cao (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(258 trang)