I. Mục tiêu 1. Kiến thức
• Phân tích đ−ợc mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật, từ đó rút ra đ−ợc nguyên nhân sự thay đổi của các kiểu thảm thực vật theo độ cao và vĩ độ là do sự thay đổi khí hậu.
• Nêu đ−ợc mối quan hệ giữa sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm
đất khác nhau trên Trái Đất.
2. Kĩ năng
• Biết sử dụng, đối chiếu các bản đồ khí hậu, đất đai, thực vật để phân tích, giải thích đ−ợc sự phân bố các kiểu thảm thực vật khác nhau trên Trái Đất.
• Xác định được từng kiểu khí hậu và nhóm đất tương ứng với mỗi kiểu thảm thùc vËt.
II. Đồ dùng dạy − học
• Bản đồ các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới.
• Tranh ảnh các thảm thực vật đặc tr−ng cho từng đới khí hậu.
III. Hoạt động dạy − học 1. KiÓm tra bμi cò
1. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất theo vĩ độ.
2. Nêu nguyên nhân dẫn dến sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất theo độ cao.
3. Dựa vào hình 19.1 và 19.2, hãy cho biết:
− Dọc theo kinh tuyến 80oĐ từ Bắc xuống Nam có những thảm thực vật và các nhóm đất nào?
− Chúng thuộc các đới khí hậu nào? Phân bố ở phạm vi các vĩ tuyến nào?
2. Bμi míi
Mở bài: Sự hình thành và phát triển của các kiểu thảm thực vật và các nhóm
đất có liên quan chặt chẽ đến các kiểu khí hậu. Bài học hôm nay chúng ta sẽ phân tích để làm rõ mối quan hệ giữa khí hậu, sinh vật và đất trên thế giới.
Bài tập 1
B−ớc 1: Giáo viên cho học sinh (cá nhân hoặc từng cặp) dựa vào hình 26.1, 26.2 và kiến thức đã học để trao đổi, thảo luận hoàn thành bài tập 1.
B−ớc 2: Đại diện HS lên trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung.
GV chuẩn xác kiến thức.
Sau đây là kết quả đã chuẩn xác:
a) Điền nội dung vào bảng:
Thảm thực vật (1) Kiểu khí hậu (2) Nhóm đất chính (3)
1. Đài nguyên 1. Cận cực lục địa 1. Đài nguyên
2. Rừng lá kim 2. Ôn đới lục địa (lạnh) 2. Pôtdôn 3. Thảo nguyên 3. Ôn đới lục địa (nửa khô hạn) 3. Đen 4. Rừng và cây bụi lá cứng cận
nhiệt
4. Cận nhiệt địa trung hải 4. Đỏ nâu
5. Xavan 5. Nhiệt đới lục địa 5. Đỏ, nâu đỏ
6. Rừng nhiệt đới ẩm 6. Nhiệt đới gió mùa 6. Đỏ vàng (Feralít) b) Giải thích: Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất là do có sự thay đổi khí hậu (nhiệt độ và m−a) từ xích đạo về cực.
Bài tập 2
B−ớc 1: Cá nhân tự làm bài tập số 2 theo yêu cầu của SGK GV có thể gợi ý:
− Từ thấp lên cao nhiệt độ và l−ợng m−a trung bình năm thay đổi nh− thế nào?
− ứng với từng loại nhiệt độ, l−ợng m−a có kiểu thảm thực vật và đất nào?
B−ớc 2: Đại diện học sinh trình bày kết quả, các HS khác góp ý bổ sung, GV chuẩn xác kiến thức.
Qua số liệu trong bảng, có thể rút ra một số nhận xét sau:
− Có sự thay đổi rõ rệt của nhiệt độ, l−ợng m−a, kiểu thảm thực vật và loại đất theo độ cao. Nh− vậy, sự phân bố của thảm thực vật và đất tuân thủ theo quy luật
®ai cao.
− Nhiệt độ và độ ẩm khác nhau tạo nên các kiểu thảm thực vật khác nhau theo độ cao.
ư Nhiệt, ẩm và thực vật ảnh hưởng rõ rệt tới quá trình hình thành đất theo
độ cao:
+ Khí hậu nóng ẩm, thảm thực vật rừng rậm sẽ hình thành đất đỏ vàng (FeralÝt)
+ Khí hậu á nhiệt đới và thảm thực vật á nhiệt đới trên núi tạo nên quá trình mùn, từ đó hình thành các loại đất mùn khác nhau trên núi.
IV. Kiểm tra, đánh giá
• HS tự nhận xét đánh giá kết quả thực hành.
• GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, cho điểm khuyến khích các HS làm tốt.
V. Hoạt động nối tiếp
Dựa vào số liệu ở bài thực hành số 2, em hãy vẽ sơ đồ phân bố các kiểu thảm thực vật và nhóm đất theo độ cao ở Việt Nam.
Ch−ơng VII
Một số quy luật của lớp vỏ Địa lí