Bài 12 Thực hành: Nhận xét
2. Vai trò của hơi n−ớc
quyển có vai trò gì?
HS nhớ lại các kiến thức
đã được học trong chương trình Địa lí 6 và sự hiểu biết của mình để trình bày vai trò của hơi n−ớc.
− Điều hoà nhiệt độ không khí.
− Tạo ra các hiện t−ợng khí t−ợng.
− Duy tr× sù sèng.
Hoạt động 2
Tìm hiểu cấu trúc của khí quyển
Mục tiêu: Nắm đ−ợc cấu trúc 5 tầng của khí quyển. Đặc điểm và vai trò của các tầng cấu tạo khí quyển.
Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung
II. Cấu trúc của
khÝ quyÓn Ph−ơng án 1, GV nêu câu
hỏi chung cho cả lớp.
CH: Cã thÓ chia khÝ quyển ra mấy tầng? Mỗi tầng có vị trí, đặc điểm và vai trò thế nào?
HS quan sát hình 13.2, dựa vào nội dung SGK trang 48, 49 và sự hiểu biết của mình để trả lời.
Ph−ơng án 2: GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ:
− Nhóm lẻ tìm hiểu về tầng đối lưu và tầng bình lưu.
− Nhóm chẵn tìm hiểu vÒ tÇng gi÷a, tÇng ion, tầng ngoài.
Các nhóm dựa nội dung mục II SGK để trao đổi, thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ.
Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung góp ý, GV chuẩn xác kiến thức.
GV kẻ bảng tóm tắt về các tầng của khí quyển cho HS ghi.
HS ghi theo bảng tóm tắt.
Bảng tóm tắt về các tầng (cấu trúc) của khí quyển
Các tầng Vị trí (độ cao) Đặc điểm Vai trò
1. Đối lưu Từ mặt đất đến 8 km (ở cực) và 16 km (ở xích đạo)
− Đậm đặc nhất : Tập trung 80% không khí, >3/4 l−ợng hơi n−ớc của khí quyển; tập trung nhiều khí CO2, các phần tử vật chất rắn...
− Nhiệt độ giảm dần theo độ cao (TB = 0,6oC/100 mét), đỉnh tầng đối lưu = ư 80oC
− Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
ảnh h−ởng trực tiếp, thường xuyên đến cuộc sống trên Trái
§Êt.
− Nơi diễn ra các hoạt
động khí t−ợng nh−
m©y, m−a, sÊm, chíp...
− Điều hoà nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất.
Các tầng Vị trí (độ cao) Đặc điểm Vai trò 2. Bình lưu Từ đỉnh tầng đối lưu
đến 50km
− Không khí loãng, khô và chuyển động theo chiều ngang.
− Có lớp ôdôn, tập trung ở khoảng độ cao 22 − 25km.
− Nhiệt độ tăng theo chiều cao, ở đỉnh tầng đạt +10oC
Tầng ôdôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sù sèng.
3. Tầng giữa Từ 50 → 80km − Không khí rất loãng.
− Nhiệt độ giảm mạnh theo chiều cao, đỉnh tầng đạt
− 70oC → − 80oC 4. TÇng ion
(tầng nhiệt)
Từ 80→800km − Không khí rất loãng
− Chứa các điện tích âm, d−ơng
− Phản hồi sóng vô
tuyến điện.
5. Tầng ngoài Từ 800→trên 2000km
− Không khí cực loãng, khoảng cách giữa các phân tử không khÝ = 600km.
− Chủ yếu là hêli, hiđrô
Hoạt động 3
Tìm hiểu về các khối khí
Mục tiêu: Nắm được tên và đặc điểm các khối khí hình thành trong tầng đối lưu của khí quyển, sự tác động đến thời tiết khi có sự di chuyển của các khối khí.
Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung
III. Các khối khí
CH: Trong tầng đối lưu ở mỗi bán cầu có các khối khí nào? Các khối khí có
đặc điểm gì?
HS dựa vào nội dung SGK trang 50 để trả lời câu hái.
1. Trong tầng đối lưu ở mỗi bán cầu có các khối khÝ:
* Địa cực rất lạnh, kí hiệu là A.
* Ôn đới lạnh, kí hiệu là P.
Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung
* ChÝ tuyÕn rÊt nãng, kÝ hiệu là T.
* Xích đạo nóng ẩm, kí hiệu là E.
2. Mỗi khối khí lại phân biệt ra 2 kiểu là kiểu lục
địa khô (kí hiệu C) và kiểu hải d−ơng ẩm (kí hiệu m)
3. Riêng khối khí xích
đạo chỉ có kiểu hải d−ơng, kí hiệu Em
CH: Tại sao lại có sự hình thành các khối khí với tính chất khác nhau?
HS nhớ lại kiến thức ở THCS để nêu đ−ợc do:
− Trái Đất hình cầu, khả
n¨ng tiÕp nhËn n¨ng l−ợng Mặt Trời ở mỗi vĩ
độ khác nhau.
− Bề mặt tiếp xúc ở mỗi
địa phương khác nhau tạo khả năng tiếp thu nhiệt l−ợng cũng nh− khả
năng cung cấp hơi n−ớc
− độ ẩm khác nhau.
CH: Các khối khí th−ờng xuyên di chuyển đã gây nên hệ quả gì?
Gây nên 2 hệ quả:
− Làm thay đổi thời tiết những nơi chúng đi qua.
− Bản thân các khối khí cũng bị thay đổi tính chất, ta gọi là khối khí bị biÕn tÝnh: Khèi khÝ nãng thành lạnh, ẩm thành khô
và ng−ợc lại.
Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung GV có thể yêu cầu HS
dựa vào sự hiểu biết của mình nêu sự di chuyển và biến tính của khối khí lạnh ở miền Bắc n−ớc ta.
Hoạt động 4
Tìm hiểu về các Frông Mục tiêu:
• Hiểu Frông là gì, trên mỗi bán cầu có các Frông cơ bản nào.
• Tác động của Frông đến thời tiết của một địa phương khi chúng đi qua.
Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung
IV. Frông
CH: Frông khí quyển là g×?
HS dùa néi dung SGK trang 50 để trả lời.
Định nghĩa: Frông khí quyển (kí hiệu F) là mặt tiÕp xóc gi÷a hai khèi khÝ có nguồn gốc khác nhau, khác biệt nhau về tính chÊt vËt lÝ.
CH: Trên mỗi bán cầu có các frông cơ bản nào?
Hai frông cơ bản là:
− Frông địa cực (FA)
− Frông ôn đới (FP) GV: Gi÷a hai khèi khÝ
chí tuyến và xích đạo không tạo nên frông th−ờng xuyên và liên tục bởi chúng đều nóng và th−ờng xuyên có cùng một chế độ gió.
Các khối khí xích đạo ở bán cầu Bắc và bán cầu
Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung Nam tiếp xúc nhau đều
là các khối khí nóng ẩm, chỉ có h−ớng gió khác nhau; vì thế, chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cÇu.
CH: Tại sao khi có frông
đi qua, thời tiết sẽ thay
đổi đột ngột?
HS nêu đ−ợc frông là nơi giao tranh gi÷a 2 khèi khí có tính chất khác nhau nên khi frông đi qua sẽ có sự nhiễu loạn, thay đổi thời tiết. Địa ph−ơng đ−ợc thay thế khối khí đang ngự trị bằng một khối khí khác...
Khi frông đi qua, thời tiết
địa phương sẽ bị thay
đổi.
IV. Kiểm tra, đánh giá
1. Nêu vai trò của khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất.
2. Nêu sự phân bố của các khối khí và các frông theo trình tự từ cực Bắc đến cực Nam của Trái Đất.
3. Trên Trái Đất có mấy dải hội tụ nhiệt đới? Dải hội tụ nhiệt đới khác frông ở điểm chủ yếu nào?
V. Phô lôc
Hậu quả do khí quyển bị ô nhiễm
ư Các chất khí từ các nhà máy nhiệt điện thải ra có chứa điôxít lưu huỳnh, khi gặp nước mưa tạo nên axit sulfuric, rơi xuống tạo thành những trận m−a axít. M−a axit tàn phá các công trình kiến trúc ở đô thị, các công trình mĩ thuật và làm chết cây cối, rừng cây quanh các đô thị nh− ở châu Âu (30% cây ở Thụy Điển, 50% cây ở Ba Lan, Đức, Đan Mạch...), ở Bắc Mĩ (14.000 hồ ở Canađa không sinh vật nào sống nổi vì trong nước có axit, nhiều loài chim ở Bắc Mĩ đang đứng tr−ớc nguy cơ lớn do nguồn thức ăn không còn...).
− Hiệu ứng nhà kính là do khí cacbonic thải ra, giữ nhiệt, làm cho nhiệt độ không khí tăng dần lên, dẫn đến sự biến đổi to lớn về khí hậu, gây tác hại cho các loài sinh vật. Nhiệt độ của không khí tăng làm băng ở hai cực tan ra và mực n−ớc biển sẽ dâng cao. Các nhà khoa học cho rằng mực n−ớc biển dâng lên thêm 1m sẽ có 50.000km2 bờ biển bị chìm ngập d−ới n−ớc biển.
Với hiệu ứng nhà kính, dự đoán đến năm 2050, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm 40C.
− Chất khí CFC (chloro-fluoro-cacbon) dùng trong máy lạnh và các loại bình xịt đã phá hủy dần tầng ôzôn. Lỗ thủng tầng ôzôn đã làm giảm khả năng ngăn chặn các tia bức xạ nguy hiểm từ Mặt Trời xuống đến mặt đất, gây nên bệnh dịch, ung th− da, đục thủy tinh thể mắt, làm giảm khả năng miễn nhiễm ở người, gây tổn hại đến động và thực vật hoang dã, đến chuỗi thức ăn ở biển và đại dương.
− Nguy cơ nhiễm phóng xạ do sự rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện nguyên tử nh− đã xảy ra tại Nga, Nhật, Mĩ... hoặc từ các bãi chất thải hạt nhân chôn dưới đất hoặc ném xuống các vực biển sâu, từ các tàu chiến, tàu ngầm chạy bằng năng l−ợng nguyên tử hạt nhân, từ các đầu đạn, bom, hay từ các vụ thử hạt nhân...
ư Sự tàn phá rừng làm giảm khả năng điều hòa khí hậu, làm thay đổi cán cân nhiệt và nước,, gây ra nhiều thảm họa về thiên tai, mở rộng diện tích sa mạc, thu hẹp môi tr−ờng sống của nhiều loại động thực vật hoang dã quý hiếm...