Sự phân bố của sinh vật

Một phần của tài liệu Thiet ke bai giang Dia li 10 tap 1 Nang cao (Trang 221 - 231)

vμ đất trên trái đất

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

• Biết đ−ợc tên một số kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính. Phân biệt đ−ợc một số thảm thực vật.

• Nắm đ−ợc các quy luật phân bố các kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính trên Trái Đất.

2. Kĩ năng

• Phân tích đ−ợc l−ợc đồ, sơ đồ để rút ra các kết luận cần thiết.

• Nhận biết đ−ợc các kiểu thảm thực vật.

II. Đồ dùng dạy học

• Bản đồ các kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính trên Trái Đất.

• Tranh ảnh về một số kiểu thảm thực vật.

• Băng hình, đĩa CD (nếu có) về các cảnh quan trên Trái Đất.

III. Hoạt động dạy học 1. KiÓm tra bμi cò

1. Sinh quyển là gì? Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không? Tại sao?

2. Các nhân tố tự nhiên ảnh h−ởng nh− thế nào tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.

3. Con người có tác động đến sự phân bố của sinh vật không, tại sao?

2. Bμi míi

Mở bài: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất diễn ra thế nào, giữa hai nhóm yếu tố này có sự liên hệ về phân bố ra sao? Đó là những nội dung quan trọng nhất chúng ta cần tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động 1

Tìm hiểu về sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ Mục tiêu:

− HS thấy đ−ợc mối liên hệ phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ.

ư Xác định được các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính tương ứng với các kiểu khí hậu trên Trái Đất.

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung

GV: Chóng ta th−êng nghe nói đến "Thảm thực

HS tranh luận để rút ra

đ−ợc:

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung vật" vậy theo em, thảm

thực vật là gì?

− Thảm thực vật là toàn bộ các loài thực vật khác nhau trên một vùng rộng lín.

− Trên mỗi vùng tự nhiên, thảm thực vật có tính đồng nhất nhất định.

CH: Sù ph©n bè sinh vËt và đất trên Trái Đất có sự thay đổi nh− thế nào? Vì

sao?

HS nghiên cứu nội dung SGK trang 85, kết hợp sự hiểu biết của mình để nêu đ−ợc:

* Sự phân bố sinh vật và

đất trên Trái Đất có sự thay đổi theo vĩ độ và độ cao.

* Nguyên nhân:

− Sự phân bố của các thảm thực vật phụ thuộc nhiều vào khí hậu, mà khí hậu (chủ yếu là chế

độ nhiệt ẩm) lại thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa h×nh.

− Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật nên sự phân bố

đất trên các lục địa cũng thay đổi theo các chiều hướng đó.

GV: Sù ph©n bè sinh vËt và đất theo vĩ độ cụ thể nh− thế nào chúng ta sẽ nghiên cứu ở mục I sau

®©y.

I. Sù ph©n bè sinh vật và đất theo vĩ

độ

CH: Từ xích đạo về cực có các đới cảnh quan (môi trường địa lí) nào?

HS nêu đ−ợc 3 đới cảnh quan là:

− Đới lạnh.

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung

− Đới ôn hoà.

− §íi nãng.

PhÇn tiÕp theo, GV cã thể thực hiện theo 2 ph−ơng án.

Ph−ơng án 1:

Bước 1, GV cho đại diện HS lên bảng xác định phạm vi các đới trong khoảng các vĩ độ nào.

− Đới lạnh trong khoảng từ vòng cực đến cực.

− Đới ôn hoà trong khoảng từ chí tuyến đến vòng cực.

− Đới nóng trong khoảng giữa 2 chí tuyến bắc và nam.

B−ớc 2, GV cho HS thảo luận trong mỗi đới cảnh quan đó có các kiểu khí hậu, thảm thực vật và nhóm đất chính nào?

(GV yêu cầu HS phải xác

định cụ thể trên bản đồ)

HS dùa néi dung SGK trang 85, kết quả quan sát hình 26. 1, 26. 2 và sự hiểu biết của mình để trả

lêi c©u hái.

Đại diện HS lên trình bày kết quả nghiên cứu.

Kết quả chuẩn xác đ−ợc ghi lần l−ợt theo bảng tổng hợp (phần d−ới)

B−íc 3, GV chia nhãm và cho mỗi nhóm nghiên cứu 1 trong 3 câu hỏi trong SGK trang 87, 88.

Sau đó, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả nghiên cứu của nhãm m×nh.

Ph−ơng án 2: GV tổ chức trò chơi. GV chia lớp ra các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.

Các nhóm nhận nhiệm vụ:

* Nhóm 1 phải nêu tên các kiểu khí hậu chính trên 3 đới cảnh quan và trả lời câu hỏi đầu trang 87 SGK.

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung

* Nhóm 2 phải nêu tên các kiểu thảm thực vật chính trên 3 đới cảnh quan và trả lời câu hỏi gi÷a trang 87 SGK.

* Nhóm 3 phải nêu tên các nhóm đất chính trên 3 đới cảnh quan và trả lời c©u hái trang 88 SGK.

− GV kẻ sẵn khung bảng tổng hợp. Sau một thời gian ngắn tự nghiên cứu, mỗi nhóm cử 2 đại diện lên ghi nội dung đúng vào bảng, ghi theo kiểu "tiếp sức": HS tr−ớc ghi xong mét ý th× chuyÓn phÊn cho HS sau ghi tiÕp... Trong một khoảng thời hạn nhất

định do GV đặt ra, nhóm nào ghi đầy đủ hơn sẽ có

điểm cao hơn.

Các nhóm tập trung nghiên cứu để nhớ đầy

đủ các nội dung cần thiết. Thành viên các nhóm có thể cổ vũ cho nhóm của mình song tuyệt đối không đ−ợc nhắc bạn trên bảng, nếu nhắc ý cho đại diện nhãm m×nh th× néi dung

đó không đ−ợc tính điểm.

− GV cho đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi

đã đ−ợc phân công. Sau đó cho các nhóm tự đánh giá.

Kết quả xếp hạng đánh giá gồm cả phần ghi bảng và phần trả lời câu hái.

Cã thêi gian GV cã thÓ tổ chức tiếp cuộc thi giới thiệu ảnh các cảnh quan.

GV cho ®iÓm khuyÕn khích HS nào có lời giới thiệu hay nhất về một cảnh quan có ảnh minh hoạ ở các hình 26. 3 → 26. 10

Bảng tổng hợp về sự phân bố sinh vật vμ đất theo vĩ độ (Kết quả chuẩn xác)

Môi trường địa lí Kiểu khí hậu chính Kiểu thảm thực vật chính Nhóm đất chính

Đới lạnh − Cận cực lục địa − Đài nguyên − Đài nguyên

− Ôn đới lục địa (lạnh)

ư Ôn đới hải dương

− Rừng lá kim

− Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp

− Pôtdôn

− Nâu và xám

− Ôn đới lục địa (nửa khô hạn) − Thảo nguyên − Đen

− Cận nhiệt gió mùa

− Cận nhiệt địa trung hải

− Rừng cận nhiệt ẩm

− Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt

− Đỏ vàng

− §á n©u

Đới ôn hoà

− Cận nhiệt lục địa − Hoang mạc và bán hoang mạc

− Xám

− Nhiệt đới lục địa

− Nhiệt đới gió mùa

− Xavan

− Rừng nhiệt đới ẩm

− Đỏ, nâu đỏ

− Đỏ vàng (Feralít)

§íi nãng

− Xích đạo − Rừng xích đạo − Đỏ vàng (Feralít)

Hoạt động 2

Tìm hiểu về sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao Mục tiêu: HS nắm và trình bày đ−ợc sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao.

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung

II. Sự phân bố đất

và sinh vật theo

độ cao CH: Vì sao lại có sự thay

đổi các vành đai thực vật và đất theo độ cao?

− Thấy đ−ợc nguyên nhân do sự thay đổi nhiệt, ẩm, l−ợng m−a theo độ cao

đã tạo điều kiện cho sự hình thành các vành đai thực vật và đất theo độ cao.

* Nguyên nhân do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, l−ợng m−a theo độ cao.

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung CH: Quan sát hình 26.

11, em hãy cho biết từ chân núi lên đỉnh sườn Tây dãy Cap−ca có các vành đai thực vật và đất nào?

HS quan sát kĩ hình 26.

11 để nêu đ−ợc tên các vành đai thực vật và đất ở s−ờn Tây dãy Cap-ca ứng với từng độ cao nhất

định.

* Các vành đai thực vật và đất theo độ cao ở sườn Tây dãy Cap-ca (Bảng d−íi)

Các vμnh đai thực vật vμ đất theo độ cao ở sườn Tây dãy Cap-ca

§é cao (m) Vμnh ®ai thùc vËt §Êt

2000 − 2800 Địa y và cây bụi Đất sơ đẳng xen lẫn đá

1600 − 2000 Đồng cỏ núi Đất đồng cỏ núi

1200 −1600 Rừng lãnh sam Đất pôtdôn núi

500 − 1200 Rừng dẻ Đất nâu

0 − 500 Rừng sồi Đất đỏ cận nhiệt

IV. Kiểm tra, đánh giá

1. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất theo vĩ độ.

2. Nêu nguyên nhân dẫn dến sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất theo độ cao.

3. Dựa vào hình 19. 1 và 19. 2, hãy cho biết:

− Dọc theo kinh tuyến 80oĐ từ Bắc xuống Nam có những thảm thực vật và các nhóm đất nào?

− Chúng thuộc các đới khí hậu nào? Phân bố ở phạm vi các vĩ tuyến nào?

V. phô lôc

Môi trường sinh thái vμ đặc điểm sinh học của các môi trường sinh thái

Môi trường sinh thái đồng nghĩa với môi trường sống, là toàn bộ các điều kiện tự nhiên bao quanh các sinh vật, bảo đảm cho chúng có khả năng tồn tại và phát triển thuận lợi. Điều kiện

quan trọng nhất của môi trường sinh thái của một loài sinh vật là phải bảo đảm được đầy đủ nguồn thức ăn và nơi trú ngụ phù hợp với đặc điểm sinh học riêng của loài sinh vật đó.

Trên bề mặt Trái Đất hiện nay, ở phạm vi các vĩ độ khác nhau cũng có nhiều loại môi trường sinh thái khác nhau, đặc trưng cho các lãnh thổ ở lục địa và đại dương.

Đặc điểm sinh học của các môi trường sinh thái lục địa

Tùy theo vĩ độ và sự phân bố các đới tự nhiên, sinh quyển trên bề mặt Trái Đất, từ Bắc xuống Nam cũng phân ra các hệ sinh thái có sinh vật quần và sinh cảnh (môi tr−ờng sinh thái) khác nhau:

Đặc điểm của môi tr−ờng sinh thái vùng cực

ở vùng cực, khí hậu rất khắc nghiệt, mùa lạnh kéo dài đến 9-10 tháng, mùa hạ ngắn ngủi.

Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất không quá 100C. Lượng mưa thấp, thường không quá 200- 300mm. Lớp đất trên mặt mỏng, ít chất dinh d−ỡng và giá lạnh, vì vậy giới thực vật ở đây rất nghèo nàn, khắp nơi chỉ có địa y và rêu, các loài cây thân gỗ to không có. Lác đác chỉ có các cây bụi lùn. Trong giới động vật, chủ yếu có các loài chim, một số có đặc điểm di c− theo mùa. Thú lớn có: tuần lộc, gấu trắng và một số loài sống ở biển nh−: hải cẩu, báo biển, voi biển...

Đặc điểm của môi trường sinh thái vùng ôn đới

Vùng ôn đới có diện tích lục địa rất lớn ở bán cầu Bắc và nhỏ hơn ở bán cầu Nam, kéo dài từ khoảng trên vĩ tuyến 350 đến 650. Trong vùng ôn đới có các loại môi trường sinh thái khác nhau như: ôn đới lạnh với các rừng lá kim, ôn đới ấm chịu ảnh hưởng của đại dương với các rừng lá

rộng, ôn đới khô với các thảo nguyên và hoang mạc.

Vùng ôn đới lạnh có diện tích khá lớn ở lục địa á - Âu và ở Bắc Mĩ. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh th−ờng không d−ới 100C, còn về mùa nóng không quá 180C. L−ợng m−a trung bình năm vào khoảng 500 - 1.000mm. Thực vật chính ở đây là các loại rừng cây lá kim, hay còn gọi là Taiga. ở lục địa á - Âu, rừng Taiga ở Xibia phủ trên một diện tích rộng tới 11 triệu km2. ở Tây

Âu, rừng lá kim chỉ phát triển trên các dãy núi Anpơ, Pirênê và Cacpat. ở Bắ Mĩ, rừng lá kim cũng chiếm một diện tích rộng ở vùng đất Alaxca, trên bán đảo Labrađo và ở vùng núi phía Tây...

Đặc biệt trên dãy Nêvađa ở Bắc Mĩ có loại thông khổng lồ Secôia, cao đến gần 100m. Động vật trong rừng lá kim khá phong phú, gồm: gấu xám, dê rừng dẹt, mèo rừng, chó sói, chồn, cáo, chuột chũi và nhiều loại chim…

Vùng ôn đới ấm nằm ở ven bờ các đại dương, có khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình về mùa

đông xấp xỉ 00C, còn về mùa hạ thường dưới 200C. Lượng mưa trung bình khoảng 1.000 mm,

đ−ợc phân bố đều trong năm. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây lá rộng có 2-3 tầng, gồm các cây cao nh− dẻ, sồi… cây bụi và cỏ. Động vật trong rừng có hổ, gấu, chó sói, lợn rừng, h−ơu, nai...

Vùng ôn đới khô thường thấy ở bờ phía Đông và ở giữa các lục địu. Vùng này có một mùa khô, kéo dài ít nhất trong 5 tháng. Nhiệt độ trung bình các tháng trong mùa hạ thường cao hơn 200C, còn trong mùa đông có thể dưới 00C. Lượng mưa trung bình năm từ 250 đến 450mm, thậm chí có nơi chỉ từ 100 đến 250mm. ở những nơi có lượng mưa tương đối khá là thảo nguyên, còn ở những nơi khô hơn là hoang mạc và bán hoang mạc. Vùng thảo nguyên ôn đới x−a kia là địa bàn sinh sống của từng bầy thú lớn hoang dại nh− bò rừng, ngựa hoang, dê rừng... nh−ng hiện nay chúng đã bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn các loại thú nhỏ nh− chồn, cáo, thỏ và các loài chim to nh− diều hâu... ở những vùng hiếm m−a, thảm thực vật hết sức nghèo nàn và cằn cỗi, chủ yếu là các dạng −a khô, các cây bụi có bộ rễ rất phát triển và thân, lá nhỏ. Động vật phần lớn gồm các loài có thân hình nhỏ, các loài gặm nhấm, các loài bò sát nh−: chuột, rắn, kì đà, rùa... Đó là các vùng hoang mạc và bán hoang mạc ở Trung á, các cánh đồng trong các thung lũng ở giữa các dãy núi phía Tây của Bắc Mĩ...

Đặc điểm môi tr−ờng sinh thái của vùng Địa Trung Hải

Các vùng đất ở xung quanh biển cùng tên ở châu Âu, ở ven bờ phía Tây Nam Hoa Kì và ở phía Tây Nam, Đông Nam Ôxtrâylia đ−ợc gọi chung là các vùng đất có khí hậu Địa Trung Hải.

Kiểu khí hậu này có mùa hạ khô và nóng, mùa đông ấm và ẩm. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất từ 22 đến 280C, còn tháng lạnh nhất không quá -40C. Để thích nghi với mùa hạ khô, không có m−a, thực vật ở đây th−ờng có lá cứng và nhỏ, trên mặt lá có phủ một lớp lông hoặc một lớp nhựa bóng để chống hiện tượng bốc hơi. Động vật có các loài như sơn dương, cừu núi, nhím, chuột, sóc, rắn, thằn lằn...

Đặc điểm môi trường sinh thái của vùng xích đạo

Vùng xích đạo nằm trong khoảng giữa các vĩ tuyến 50B và 50N, bao gồm đồng bằng Amadôn ở Nam Mĩ, phần Trung châu Phi và một số nhóm đảo ở Inđônêxia và Niu Ghinê. Khí hậu của toàn vùng nóng và thừa ẩm. Nhiệt độ của các tháng trong năm từ 24 đến 260C, l−ợng m−a từ 1.500 đến 3.000mm. Trong điều kiện nóng ẩm nh− vậy, thảm thực vật vùng xích đạo phát triển hết sức mạnh mẽ. Thực vật có nhiều giống, loài; đặc biệt là có nhiều loài cây kí sinh và dây leo.

Rừng ở đây quanh năm ẩm −ớt, tán cây rậm rạp, gồm nhiều loại cây cao, thấp khác nhau, cấu trúc thành nhiều tầng. Sản l−ợng sinh khối rất lớn. Các loài cây trong rừng xích đạo luân phiên nhau thay lá suốt năm, vì vậy rừng nói chung luôn có màu xanh, cũng gọi là rừng m−a nhiệt đới th−êng xanh.

Giới động vật rất phong phú về loài và độc đáo về tình hình phân bố. So với các vùng khác, số l−ợng các động vật ở đây nhiều về giống, loài nh−ng lại ít về số l−ợng cá thể. Hiện t−ợng phân bố theo tầng biểu hiện rất rõ rệt. Ngay trên các tầng, ngoài các động vật chuyên leo trèo nh− khỉ,

vượn, sóc... còn có cả những động vật săn mồi, ăn thịt như mèo rừng, cầy hương, cầy bay, dơi, chuột... Ngoài ra, trong rừng xích đạo còn có rất nhiều loài động vật không xương sống như sâu bọ, kiến, mối...

Đặc điểm của môi trường sinh thái theo độ cao

Tương ứng với sự phân bố khí hậu và thổ nhưỡng theo độ cao, vùng núi cao cũng có những môi trường sinh thái riêng, thay đổi từ thấp lên cao, bề ngoài gần giống như sự thay đổi theo vĩ

độ-từ xích đạo lên cực. Tuy nhiên, nếu xét kĩ thì sự thay đổi theo độ cao có nhiều sự khác biệt so với sự thay đổi theo vĩ độ ở dưới thấp. Ví dụ: ở bán cầu Bắc, nếu đi theo hướng từ xích đạo lên cực, thì phải v−ợt khoảng 1.300 km, nhiệt độ mới hạ xuống 60C, nh−ng ở trên núi cao, thì cứ 1km, nhiệt độ đã hạ xuống 60C. Điều đặc biệt nữa là ở trên núi cao có một vành đai đồng cỏ riêng, mà ở dưới đồng bằng không hề gặp. Chính vì vậy nên sự phân bố các sinh vật theo độ cao cũng có khác.

Ví dụ: Trên s−ờn núi Anđet ở Nam Mĩ, nếu đi từ thấp lên cao, giới sinh vật sẽ dần dần thay

đổi nh− sau:

+ Từ biển lên đến 600m là kiểu rừng nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C.

+ Từ 600m đến 1.900m là kiểu rừng cận nhiệt đới với nhiều loài dương xỉ thân gỗ và các cây lá to họ sung, vả, họ re, họ sim...

+ Từ 1.900m đến 2.500m là kiểu rừng lá rộng thường xanh, nhiệt độ trung bình năm là 190C.

+ Từ 2.500m đến gần 3.000m là kiểu rừng ôn đới rụng lá. Nhiệt độ trung bình năm giảm xuống còn 160C.

+ Từ 3.000m đến gần 4.000m là kiểu rừng lá kim. Đây cũng là vành đai rừng cuối cùng ở trên cao. Nhiệt độ trung bình còn 130C.

+ Từ 4.000m đến 4.400m, rừng không còn nữa, các cây bụi thường xanh và rụng lá đã thay thế các cây thân gỗ to, trong đó chủ yếu là các cây họ đỗ quyên. Nhiệt độ trung bình năm còn 8,50C.

+ Từ 4.400m đến 4.800m là một đai đồng cỏ núi cao với nhiệt độ trung bình còn 4,50C.

+ Từ 4.800m trở lên là vùng băng tuyết vĩnh cửu, chỉ còn các loại thực vật bậc thấp, sinh sản bằng bào tử. Nhiệt độ trung bình cũng xuống rất thấp, chỉ còn 1,50C.

Trong điều kiện sinh thái nh− vậy, giới động vật cũng có nhiều nét đặc biệt. Các loài động vật ở đây tương tự như các động vật ở vùng cực, gồm các loại thú chịu rét, có bộ lông dày, rậm và leo trèo giỏi nh− sơn d−ơng, một số loài gặm nhấm nh− thỏ núi... Cũng có một số loài sống di c−, xuống thấp trong mùa lạnh, đến mùa nóng mới lại lên cao. Các loài sâu bọ cũng khá phong phú, nh−ng phần lớn là các loài không có cánh hoặc có cánh, nh−ng có khả năng bay khỏe và chống

đ−ợc gió mạnh.

Một phần của tài liệu Thiet ke bai giang Dia li 10 tap 1 Nang cao (Trang 221 - 231)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(258 trang)