Cái Khác như là một sự tồn tại độc lập và có bản sắc

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết của linda lê nhìn từ phê bình hậu thuộc địa (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÊ BÌNH HẬU THUỘC ĐỊA

1.2. Nội dung cốt lõi của phê bình hậu thuộc địa

1.2.2. Cái Khác như là một sự tồn tại độc lập và có bản sắc

Một trong số những nghiên cứu trung tâm của các nền văn hoá và văn học hậu thuộc địa còn là về cái Khác (The Other). Cái Khác như một lời khẳng định đầu tiên và quan trọng nhất để các nước hậu thuộc địa nói riêng cũng như phương Đông nói chung xác lập lại vị thế của mình. Vậy, với các nhà lập thuyết, cái Khác có nghĩa là gì? Said nói: “Tôi đã bắt đầu với nhận thức cho rằng phương Đông không phải là một thực tế bất động của tự nhiên. Phương Đông không đơn thuần chỉ nằm đó, cũng như phương Tây không chỉ nằm đó… Vico, nhà sử học, triết học Italia thế kỷ 18 đã nói rất đúng rằng chính con người đã làm nên lịch sử của mình, những gì họ có thể biết chính là những gì họ đã làm ra, kể cả về mặt địa lý… Vì vậy, cũng giống như bản thân phương Tây, phương Đông là một ý tưởng có lch s, có truyn thống tư duy, có hình tượng và có t vựng để làm cho nó tr thành mt thc tế và hin din phương Tây, vì phương Tây. Như vậy, hai thực tế địa lý đó h tr nhau, và trong một mức độ nào đó, phn ánh ln nhau [I-A; 2; 13]

Vậy cái Khác có nghĩa là sự khác biệt lẫn bản sắc. Nếu như sự khác nhau khiến cho phương Đông và phương Tây có thể phân biệt được, thì cái Khác chính là sự khẳng định sự khác biệt mang tính đặc trưng riêng và nó góp phần để định nghĩa cái còn lại. Cái Khác cần được nhìn nhận một cách công bằng chứ không chỉ phiến diện một chiều.

Trong cuốn Poscolonialism – A very short introduction, Robert. J. C. Young không sử dụng thuật ngữ phương Đông (Earsten) và phương Tây (Westen) như là một cách khu biệt dựa trên sự xác tín danh tính (như nó đã và đang được sử dụng).

Thay vào đó, ông dùng Westernnon-Western như là sự phủ nhận hoàn toàn của cái này so với cái kia, cho thấy sự phân biệt triệt để mà phương Tây từng sử dụng

với phương Đông. Chủ thể nhận thức ở đây luôn luôn là phương Tây (Western) và tất cả những cái còn lại được xem là phi phương Tây (non-Western) – một sự tồn tại ngoại biên so với nội hàm của nó. Và trung tâm là cái có quyền lực được định nghĩa những cái còn lại.

Đối với người phương Tây, cái Khác là sự tồn tại đối lập với họ về mọi mặt.

Cái Khác chính là phương Đông: thế giới mông muội, hạ đẳng, cần được khai hóa.

Họ tự nhận mình có vai trò Cha (paternal rule) và có trách nhiệm bảo hộ. Trong suốt lịch sử, thậm chí là đến tận ngày nay, người phương Tây luôn cho mình là trung tâm của thế giới, tất cả những gì nằm ngoài phương Tây đều là ngoại biên.

Phương Tây là Ta và Ta là chân lý, là duy nhất, là văn minh; tất cả những gì còn lại là Tha nhân, là phi lý, là phụ thuộc và ấu trĩ.

Tuy nhiên, sự khác biệt (difference) khác hoàn toàn với cái Khác (the Other).

Những gì mà người phương Tây tự nhận thực chất là sự khác biệt giữa họ với cái Khác mà thôi. Nếu như phương Tây dựa trên những đặc tính của mình để phân biệt với phần thế giới còn lại cũng có nghĩa là thừa nhận sự tồn tại của phần ấy như một cái Khác mình. Bởi như Said nói: “văn chương, dân tộc, Đông, Tây không có cái gì và không có ai có thể nằm ngoài thế giới và nằm ngoài tương quan với cái khác – The Other”. Ông cho rằng phương Đông không chỉ gần gũi về mặt địa lý với châu Âu, Phương Đông còn được coi là vùng có những thuộc địa lớn nhất, giàu có nhất và lâu đời nhất của châu Âu, là nguồn gốc của những nền văn minh và ngôn ngữ châu Âu, là kẻ ganh đua về văn hoá với châu Âu, và là một trong những hình ảnh sâu đậm nhất và hay được nêu đi nêu lại nhất của châu Âu về “bên kia”. Hơn nữa,

“phương Đông đã giúp định nghĩa châu Âu (hoặc phương Tây) trên tư cách là hình ảnh, tư tưởng, nhân cách và kinh nghiệm tương phản với châu Âu” [I-A; 2; 9].

Franzts Fanon cũng nhấn mạnh về cái Khác khi ông bàn về sự phân biệt chủng tộc trong cuốn Black skins, White masks: “Con người là con người chỉ trong

phạm vi mà anh ta cố gắng áp đặt sự tồn tại của mình lên một người khác để được công nhận bởi người đó. Chừng nào anh không được công nhận thực sự bởi người khác, cái Khác đó sẽ vẫn là chủ đề cho những hành động của anh ta. Tính thuận nghịch của sự công nhận được nhấn mạnh. Nó phải là một hành động hai chiều[II;

5; Chapter 5].

Trước khi hậu thuộc địa ra đời, hai phạm trù Đông và Tây đều chỉ được xem là sự khác biệt về biên giới và văn hóa dựa trên sự phân chia quyền lực. Nếu như người phương Tây luôn chủ quan cho rằng, phương Tây là sự tồn tại biệt lập và ưu việt hoàn toàn so với phương Đông, không bao giờ có đường biên giao thoa giữa hai thế giới ấy. Thậm chí, ngay cả trong tư tưởng nhà thơ đoạt giải Nobel trẻ tuổi nhất trong lịch sử J. R. Kipling cũng cho rằng: “Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và Tây không thể nào gặp gỡ”. Thì sau này, đã xuất hiện nhiều những tư tưởng vượt thời đại, chủ yếu là đến từ các nước thuộc địa, họ đã kêu gọi một tinh thần đoàn kết, hòa hợp Đông – Tây, cùng hướng tới mục tiêu hòa bình, bác ái, dân chủ, tự do (Rabindranath Tagore; Phạm Quỳnh…).

Văn hóa cũng thế, phải trải qua một tiến trình tương tự khi đặt mình vào tương quan với một nền văn hóa khác mới có thể tự xác lập mình. Nói khác đi, nhờ Cái Khác mà một cá nhân, một nhóm người hay một nền văn hóa mới có thể trở thành chính nó. Như vậy, rõ ràng đã có bước phát triển trong tư tưởng của Said, ông vận dụng chính khái niệm của Tây phương để chống lại Tây phương. Ông chỉ ra sự bất hợp lý trong cách mà Tây phương tách biệt mình ra khỏi quỹ đạo liên kết biện chứng của nó với Đông phương. Đó là mối liên hệ hai mặt, cần có và hiển nhiên có sự tương hỗ chứ không đơn thuần là sự áp đặt và tác động từ một phía.

Do đó hậu thuộc địa xác lập lại một trật tự mà trong đó, cả phương Đông và phương Tây song cùng tồn tại trong mối tương hỗ. Đông và Tây là một sự đối lập nhị phân mà hai cực cùng định nghĩa cho nhau. Như Said viết: “Đông phương là

nguồn suối của nền văn minh và ngôn ngữ, kẻ tranh tài văn hóa với nó (châu Âu) và là một trong những hình ảnh sâu xa nhất và lập đi lập lại nhiều lần nhất của châu Âu về Cái Khác. Thêm nữa, Đông phương còn giúp định nghĩa Âu Châu (hay Tây Phương) như là hình ảnh trái ngược của nó (ý tưởng, nhân cách, kinh nghiệm)... Đông phương là một phần cần thiết của nền văn minh và văn hóa Tây Phương (...)” [I-A; 2; 25].

Sau khi quyển sách của Said ra đời, đã có nhiều xu hướng tiếp nhận, rất nhiều người (nhất là giới học giả phương Tây) cho rằng cuốn sách này có tính chống phương Tây. Người ta cho rằng toàn bộ phương Tây là kẻ thù của người Arập và tín đồ Hồi giáo, người Iran, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều dân tộc không phải châu Âu đã từng chịu đau khổ do chủ nghĩa thực dân và những thành kiến châu Âu. Tuy nhiên, sự thật là Said chủ yếu hoài nghi mọi tên gọi dứt khoát như “phương Đông”

hay “phương Tây”, và cực kỳ thận trọng, ông không hề “bảo vệ” hay thảo luận về phương Đông và Đạo hồi. Tất cả những gì ông cố gắng làm là chứng minh rằng

“việc duy trì và phát triển mọi nền văn hoá đều đòi hi phi có s tn ti ca mt nền văn hoá khác, không giống mình và cnh tranh vi mình (alter ego). Việc xây dựng bản sắc – vì bất kỳ bản sắc nào, của phương Đông hay phương Tây, của Pháp hay Anh, đều rõ ràng là nơi lưu giữ những kinh nghiệm tập thể, nhưng xét cho cùng, là xây dựng – xây dựng những đối lập và “các thứ khác” mà sự tồn tại thực sự luôn luôn phụ thuộc vào sự giải thích và giải thích lại liên tục về những sự khác nhau giữa “chúng” với “chúng ta”. Mỗi một thời đại và mỗi một xã hội đều tái tạo “những cái khác” của mình. Như vậy, bản sắc của mình và của cái khác mình không phải là một điều tĩnh tại mà là một tiến trình lịch sử, xã hội, tri thức và chính trị được diễn ra trên tư cách là một cuộc ganh đua, một cuộc ganh đua liên quan đến các cá nhân và thể chế trong tất cả các xã hội” [I-A; 2; 330, 331].

Chủ nghĩa hậu thuộc địa lên tiếng chống lại diễn ngôn thuộc địa, bởi vì, cái

Khác chính là cơ sở để định nghĩa cái còn lại. Cũng như trong một phép so sánh, người ta không thể chỉ lấy một đại lượng để đem ra so sánh với một thứ “vô định”

nào đó, luôn luôn tồn tại cái so sánh và cái được so sánh. Điều này chứng minh rằng, bản thân sự tồn tại của cái Khác là điều kiện không thể thiếu để định nghĩa bất kỳ sự vật hiện tượng nào. Cũng như vậy, sự tồn tại của cái Khác trong nhãn quan của người phương Tây thực chất là cơ sở để người phương Tây tự định nghĩa họ. Hơn nữa, ngay trong bản thân cái Khác, cũng tự xác lập cho mình một tương quan so sánh – là phương Tây, để qua đó, tự “sinh ra” mình. Vì vậy, có thể nói, việc Said cũng như những nhà hậu thuộc địa lật lại vấn đề Đông và Tây không phải là để tăng cường sự khác biệt mà suy cho cùng là để xây dựng – xây dựng những đối lập trong một cuộc ganh đua công bằng để luôn luôn khẳng định bản sắc riêng và bản sắc ấy không bao giờ là tĩnh tại.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết của linda lê nhìn từ phê bình hậu thuộc địa (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)