Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hệ thống trường đại học cao đẳng tƣ thục

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƢ THỤC

1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƢ THỤC

1.2.4 Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hệ thống trường đại học cao đẳng tƣ thục

1.2.4.1 Quan điểm và cam kết của nhà nước đối với vai trò của hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục

Mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển của mình sẽ có các điều kiện kinh tế xã hội riêng. Để phục vụ cho yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước thì mỗi quốc gia khác nhau đều xây dựng hệ thống giáo dục khác nhau. Sự vận hành của khu vực này và hiệu quả hoạt động của nó phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm và cam kết của nhà nước. Các cam kết này thể hiện qua các khía cạnh sau:

a) Nhà nước thừa nhận vai trò của Trường ĐH-CĐTT. Điều này phải đƣợc thể hiện qua việc chủ động trong việc hình thành và phát triển hệ thống các trường ĐH- CĐTT. Mặc dù các trường đại học công lập vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giáo dục đại học, nhưng các trường ĐH-CĐTT được khuyến khích thành lập nhằm hỗ trợ các trường công lập trong việc giải quyết và đáp ứng nhu cầu được đào tạo ở trình độ cao của người dân. Việc thừa nhận này cần được thể chế hóa bằng Hiến pháp, luật và những văn bản dưới luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho cơ sở giáo dục tư thục phát triển. Trường đại học ĐH-CĐTT là một phần trong hệ thống giáo dục quốc dân, cùng các trường công lập đem lại cơ hội học tập tốt hơn cho người dân.

b) Thừa nhận sự cần thiết của việc xã hội hóa giáo dục ĐH-CĐ. Một trong những ý kiến chủ chốt đƣợc nhiều nhà kinh tế và giáo dục tán đồng là ý kiến về tƣ nhân hóa giáo dục. Nhìn chung khi một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường và nền kinh tế tri thức thì việc cải cách các quyền sở hữu là một điều kiện cần thiết nhƣng chƣa đủ để cải thiện việc sử dụng các tài sản.

c) Chính sách phát triển khu vực tư thục, dân lâp và công lập. Nhà nước cần xây dựng định hướng phát triển giáo dục đại học, mà đại diện là Chính phủ phải xây dựng hệ thống luật pháp cho các trường đại học biết mình được làm những gì và không được làm gì trong lĩnh vực giáo dục đại học. Đồng thời Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo là người tổ chức cho các trường thực

hiện điều tiết kiểm tra giám sát và đánh giá hệ thống các trường, đặc biệt là các trường tư thục.

d) Chế độ khuyến khích phát triển khu vực tư thục. Chế độ khuyến khích cần được thể hiện chủ yếu qua việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư vào giáo dục tư thục. Môi trường đầu tư này thông thường được tạo nên bởi một hệ thống pháp luật ổn định và vững chắc, các quy định về lao động cởi mở, cơ sở hạ tầng thuận tiện, một môi trường chính sách thuận lợi đặc biệt là cần thiết. Khi các chính sách đảm bảo không hạn chế sự phát triển của khu vực tƣ nhân trong GDĐH- CĐ thì một môi trường đầu tư tốt sẽ xuất hiện.

1.2.4.2 Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục

Những nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hệ thống các trường đại học cao đẳng tƣ thục bao gồm:

a) Về sự mở rộng và xu thế toàn cầu hóa trong giáo dục trên cơ sở “Hiệp định chung về thuế quan và thương mại” (Gereral Agreement on Tarifs and trade) ký vào năm 1947, sau vòng đàm phán thứ 8 bắt đầu tại Urugoay năm 1986 và kết thúc tại Marrakesh (Ma rốc) năm 1994, ngày 15 tháng 4 năm 1994, 128 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký Hiệp định thành lập WTO. Tại vòng đàm phán Urugoay, lần đầu tiên việc thương mại các lĩnh vực dịch vụ được thương thảo và đi đến ký kết Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS. Riêng về giáo dục thì tại khoản 3 điều 10 của GATS có nêu: Trừ hoạt động giáo dục có nguồn tài trợ triệt để của quốc gia, còn lại tất cả các hoạt động giáo dục có thu phí, hoặc mang tính thương mại đều thuộc phạm trù thương mại giáo dục.

Nhiều quốc gia ủng hộ GATS trong các chính sách về giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Lý lẽ ủng hộ GATS thường là: việc trao đổi dịch vụ giáo dục đại học sẽ tăng vì thêm nhiều nhà cung cấp mới và các thể thức cung cấp mới; tăng số sinh viên được thụ hưởng giáo dục đại học, tăng lợi ích về kinh tế cho người cung cấp giáo dục đại học và cho đất nước.

Tuy nhiên có nhiều quan điểm phê phán tự do hóa dịch vụ giáo dục vì những lý do sau:

- Một là phải hiểu thế nào là vấn đề dịch vụ công của chính phủ đƣợc loại trừ khỏi phạm vi GATS trong khi cùng tồn tại dịch vụ giáo dục công và tƣ. Điều I (3) của GATS ghi rõ: “Bất cứ dịch vụ nào trong bất cứ lĩnh vực nào ngoại trừ dịch vụ được cung cấp để thi hành quyền của chính phủ”. Như vậy những trường hợp như là giáo dục đại học thì dịch vụ công và tƣ cùng tồn tại có phải là dịch vụ giống nhau hay cạnh tranh nhau không.

- Hai là GATS làm cho giáo dục đại học đi chệch quan niệm là hàng hóa

công cộng, đe dọa việc bảo vệ chất lƣợng giáo dục đại học, làm cho chính sách giáo dục bị méo mó do thương mại hóa và lợi ích kinh tế bị chi phối. Thương mại hóa giáo dục là một thực tế, nhƣng giáo dục đại học không thể mua bán nhƣ các hàng hóa khác. Chính phủ và các trường đại học không thể để mất quan niệm đây là một thứ hàng hóa công cộng đƣợc cung cấp vì lợi ích xã hội mà không vì lợi ích cá nhân và hướng tới một mục tiêu “Lợi ích công cộng toàn cầu” (global public good).

- Ba là GATS tác động đến những vấn đề trung tâm của giáo dục đại học: Tự chủ, ra quyết định, chính sách quốc gia….Một khi chấp nhận GATS, quốc gia đó có thể phải mở cửa thị trường giáo dục đại học để các trường đại học, công ty nước ngoài vào làm việc tự do lập chi nhánh, cấp bằng… Các nhà chức trách của nước sở tại sẽ không kiểm soát được. Các trường đại học trong nước có thể phải tiếp nhận người nước ngoài vào làm việc như người bản xứ. GATS đặc biệt tác động mạnh đối với các nước có nền giáo dục đại học yếu.

b) Về môi trường xã hội các cơ sở đào tạo tư nhân rất dễ bị phê phán vì thiếu trách nhiệm đối với thái độ, lòng tin và giá trị về mặt xã hội của các cá nhân, những nhóm riêng lẻ hoặc cả các tổ chức xã hội. Những thái độ cƣ xử và các giá trị là khác nhau giữa kẻ giàu và người nghèo, giữa các sinh viên và cựu sinh viên, giữa cha mẹ học sinh và học sinh, giữa những người ở tỉnh này và tỉnh khác… sự khác biệt về các giá trị gây ra những khó khăn cho cả việc lập chính sách đối với khu vực GD- ĐHCĐ ngoài công lập, và khó khăn không nhỏ cho các trường trong việc thiết kế một môi trường có lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ và sự thỏa mãn mọi người.

Sự bùng nổ mới đây về những niềm tin xã hội: càng ngày một niềm tin mạnh mẽ vào quyền con người được học tập, được làm việc, được nhận trợ giúp vật chất nếu nhƣ họ có khả năng học tập mà không có khả năng đóng học phí, tính công bằng về giáo dục được đảm bảo đối với những nhóm dân cư bị thiệt thòi (người nghèo, nông thôn, dân tộc ít người, phụ nữ…). tất cả các đòi hỏi này buộc khi định ra chính sách phát triển khu vực tƣ thục phải tính tới các chính sách đi kèm nhằm tạo những cơ hội tốt hơn về giáo dục cho mọi người.

Những quy tắc đạo đức và hành vi theo đạo lý có thể đem lại lợi ích cho cả người học và cho cả khu vực giáo dục tư thục:

- Những người làm việc cho các trường ngoài công lập có lợi nhờ những quy tắc đạo đức, họ có thể hy vọng rằng những quan hệ của họ với trường tư sẽ được chỉ đạo bởi những cách suy xét theo đạo đức.

- Những học sinh, sinh viên học ở các cơ sở đào tạo tƣ thục, dân lập có lợi nhờ các quy tắc đạo đức bởi vì họ hy vọng rằng những việc giảng dạy, học tập đƣợc xử thế theo một phương thức thẳng thắn và lương thiện. tiếp đó chính niềm hy vọng này và bằng việc giảng dạy có chất lượng sẽ mang lại cho người học niềm tin tưởng, tăng thêm việc quan hệ với cơ sở đào tạo.

- Cả khu vực tƣ thục có thể đƣợc lợi khi các cơ sở đào tạo thống nhất và đồng ý về hành vi theo đạo lý. Lập trường thống nhất của họ có thể làm tăng mức độ cạnh tranh lành mạnh, thẳng thắn và hạn chế những cách thực hành phi đạo lý (quảng cáo giả, chất lƣợng đào tạo thấp…).

- Hai yếu tố quan trọng nhất để tăng cường hành vi theo đạo lý đó là: sự mở rộng công khai và tính chất công khai; mối quan tâm đƣợc tăng thêm của công chúng đƣợc thông tin tốt hơn.

- Các quy chế của nhà nước và sự giáo dục phải tuân theo những yếu tố này để tăng cường tính trách nhiệm của các cơ sở đào tạo ngoài công lập. Những điều khoản quy định sẽ làm tăng sức mạnh, làm cho các quy tắc đạo đức có hiệu quả.

Khi mà các cơ sở đào tạo tƣ nhân làm trái các quy tắc đã chấp nhận thì những đặc quyền, những lợi ích khác nhau cần phải bị rút bỏ và cần áp dụng các khoản phạt.

- Trách nhiệm xã hội của các trường tư nhân và các chỉ số giám sát của nhà nước về đào tạo.

c) Nhân tố về chính sách và cơ chế quản ý lý luận và thực tiễn cho thấy chính sách đối với khu vực tƣ nhân trong GDĐH-CĐ có thể đƣợc hình thành từ bốn nguồn, từ những nguồn này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác QLNN:

- Khởi thảo: Nguồn chính sách logic nhất chính là cấp quản lý cao nhất của hệ thống giáo dục, khởi thảo ra chính sách với mục đích cấp bách là để hướng dẫn các cá nhân, các tổ chức xã hội và kinh tế, các trường tư thục trong hành động của họ. Về cơ bản chính sách loại này bắt nguồn từ mục tiêu của hệ thống giáo dục và do cấp cao trong quản lý xác định.

- Gợi mở: Trong thực tế, có lẽ hầu hết các chính sách lại bắt nguồn từ các tình huống trong đó cán bộ cấp thấp đã vạch ra những trường hợp ngoại lệ cho cấp quản lý phía trên. Khi những gợi ý đã đƣợc đƣa lên trên và đã có các quyết định về chúng, sẽ hình thành một loạt luật lệ chung. Những tiền lệ đƣợc hình thành và trở thành những hướng dẫn cho các hành động quản lý sau này. Có thể minh họa chính sách bắt nguồn từ gợi mở phát triển đại học dân lập ở nước ta qua trường hợp Đại học Dân lập Thăng Long (nay là trường tư thục). Chính sách được xây dựng từ những gợi ý đôi khi không hoàn hảo và mang tính cục bộ. Nếu người quản lý đưa ra các quyết định dựa vào một tập hợp các sự kiện đã biết mà không xét đến những ảnh hưởng có thể có của chúng tới những khía cạnh khác của hoạt động, hoặc nếu những điều lệ không định trước lại hình thành từ những quyết định này thì những chính sách tạo ra sẽ không dẫn dắt đƣợc suy nghĩ và hành động của cấp cơ sở nhƣ những người quản lý cấp cao hằng mong muốn.

- Ngầm định: Các hoàn cảnh khác nhau lý giải việc hình thành chính sách ngầm định. Có thể có trường hợp các chính sách được công bố chẳng qua là để cho có chứ không (hay chƣa) đƣợc đƣa vào thực hiện. Có thể có một quốc gia công bố một chính sách nào đó chỉ là để tạo ra một ấn tƣợng mong muốn chứ không có khả năng hoặc không sẵn sàng thi hành chúng. Trong hầu hết mọi trường hợp, chính

sách ngầm định được đưa ra khi chưa có đường lối và chiến lược rõ ràng. Những người ra quyết định ở cấp thấp chọn những cách chỉ đạo riêng cho mình theo cách mà họ hiểu đƣợc qua hành động của cấp trên họ.

- Sức ép tác động từ bên ngoài: Các chính sách sinh ra do sức ép từ phía ngoài hệ thống con (hay ngoài cơ sở đào tạo) tác động vào hệ thống con (hay ngoài cơ sở đào tạo) ngày càng tăng. Sự điều chỉnh trực tiếp, sự cạnh tranh của các trường công, trường tư và những điều kiện đòi hỏi phải có sự trợ giúp của nhà nước chính là một số hình thức gây sức ép từ bên ngoài. Những tổ chức xã hội khác chẳng hạn nhƣ nhà thờ, đoàn thể và nhân đạo cũng có thể tạo ra hay ép buộc đối với chính sách của bản thân một trường tư nào đó.

Đồng thời Nhà nước cần thiết phải xây dựng cơ chế tự chủ, tự quyết và tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học. Không thể chấp nhận tình trạng giao tự chủ thì hiệu trưởng, giám đốc các trường đại học được toàn quyền quyết định mà không có cơ chế giám sát việc thực thi quyền lực của hiệu trưởng. Vì vậy, nhà nước cần thiết phải xây dựng cơ chế tự chịu trách nhiệm, thông qua một khung pháp lý cụ thể, theo đó các trường được quyền tự quyết định mọi vấn đề nhưng nếu vượt qua sẽ vi phạm chính sách pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)