CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƢ THỤC Ở VIỆT NAM
3.1 VAI TR QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐẠI HỌC-CAO ĐẲNG TƢ THỤC TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động của khu vực giáo dục đại học cao đẳng tƣ thục
3.2.5.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước về giáo dục. Tuy nhiên cần phải phân cấp rõ ràng từng lĩnh vực quản lý các trường tư thục cụ thể:
Bộ cần phải quản lý cái gì, những vần đề gì. Theo quyết định 61/2009/QĐ- TTg thì quy chế có quy định nhƣng chỉ mang tính chung nhất, chƣa có quy định về quản lý vấn đề gì. Bộ GD&ĐT nên có văn bản hướng dẫn cụ thể trong khâu quản lý nhà nước, phân chia theo ngành nghề đào tạo, theo vùng lãnh thổ để dễ kiểm tra giám sát. Nhà nước cần giao quyền mạnh hơn nữa cho các địa phương trong quản lý hoạt động của các trường đại học cao đẳng tư thục. Xây dựng và hệ thống hóa trong khâu quản lý các trường đại học cao đẳng tư thục, cùng với Hiệp hội các trường ĐH-CĐNCL, cần xây dựng mô hình quản lý trong toàn hệ thống, nhằm đảm bảo cho hệ thống vận hành một cách có hiệu quả. Giúp cho cơ quan nhà nước kiểm soát
chặt chẽ hoạt động của các trường đồng thời các trường cũng được chủ động hơn nữa trong hoạt động.
Để công việc quản lý ở các trường thường xuyên và có hiệu quả, Bộ GD&ĐT cần phối hợp với chính quyền địa phương, phân quyền cho các địa phương mà cụ thể là sở giáo dục và đào tạo các tỉnh thành phố trực thuộc trung ƣơng kiểm tra giám sát hoạt động của các trường tư thục như: Kiểm tra thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, các báo cáo tài chính, nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, tình hình các trường xây dựng và thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ; Tình hình thực hiện chất lƣợng đào tạo theo quy định của Bộ.
Cần khuyến khích trong thời gian tới phát triển mạnh các trường cao đẳng nghề tư thục, trường trung cấp chuyên nghiệp, đẩy mạnh phát triển các trường đại học công nghệ tư thục, để quản lý tốt các loại hình trường này thì cần phải có sự phối hợp thống nhất giữa Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH với UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ƣơng. Đồng thời trong quá trình quản lý cần phải thống nhất và phân định rõ trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát, kiểm tra các trường đại học cao đẳng tƣ thục. Bộ cần chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch Đầu tƣ, Tài chính, Nội vụ và các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định dự án đầu tư thành lập trường và quy chế hoạt động, đồng thời Bộ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thẩm định giúp Chính phủ ra Quyết định thành lập trường. Hoàn thiện hành lang pháp lý cần thiết để một trường đại học khi được thành lập phải đảm bảo các điều kiện cần thiết khác mới đƣợc cấp phép hoạt động giáo dục. Bộ GD&ĐT cần kiểm tra giám sát quy trình điền kiện thủ tục thành lập các trường đại học cao đẳng, đặc biệt là những trường tư thục. Đây là vấn đề cần trú trọng đầu tƣ đổi mới ở lĩnh vực này, bởi vì để hệ thống các trường tư thục phát triển lành mạnh và đúng hướng, thì cần phải có giải pháp thay đổi sâu sắc và toàn diện cụ thể:
- Trường đại học tư thục chịu sự kiểm tra thanh tra của các cơ quan nhà nước như Bộ GD&ĐT, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố nơi trường trú đóng về các vấn đề tuyển sinh, đào tạo, tài chính và các vấn đề có liên quan đến hoạt động của nhà trường tuy nhiên nếu chỉ có hai cơ quan này thưc hiện công tác thanh tra kiểm tra giám sát tất cả các hoạt động của các trường thì sẽ không thể hết được, cần phân và giao quyền cho các Bộ phận trực thuộc cụ thể nhƣ Bộ có thể phân quyền giao cho Sở GD&ĐT các tỉnh thành phố, các tổ chức trung gian kiểm tra đánh giá một phần trong lĩnh vực đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, nghiên cứu khoa học….
- Thực hiện công việc kiểm tra chéo giữa các trường với nhau, đây cũng là một hình thức vừa kiểm tra giám sát vừa học hỏi lẫn nhau của các trường, giúp các trường ngày càng hoàn thiện hơn trong các khâu từ tổ chức, đào tạo, tài chính….
- Thực hiện quá trình kiểm tra giám sát của xã hội, của người dân điều này biểu hiện là các trường đại học cao đẳng tư thục khi đào tạo ra những sản phẩm có
đƣợc xã hội chấp nhận hay không.
- Cuối cùng là sự kiểm tra giám sát của người học, đây cũng là một trong những khâu quan trọng bởi vì nếu cơ sở đào tạo thực hiện không đạt chuẩn, cắt xén giờ giấc, không thực hiện đúng theo chương trình đào tạo đã công khai thì người học có quyền khiếu nại thậm trí là kiện các cơ sở đào tạo không đạt chuẩn.
Hoạt động kiểm tra, giám sát cần đƣợc thực hiện trong tiến trình QLNN. Bên cạnh việc đánh giá công tác tổ chức thực hiện các quy định, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm và thiếu sót, các cơ quan kiểm soát cần quan tâm đến khía cạnh tư vấn, hướng dẫn cho các trường. Việc vận dụng các phương thức đánh giá tiên tiến vào quá trình xem xét kết quả và hiệu quả hoạt động của trường đại học là rất cần thiết vì nó làm tăng tính khách quan và sự chuẩn xác khi đƣa ra các kết luận hay khuyến nghị. Trong hệ thống tự chủ, việc xử lý các vi phạm đúng mức và nghiêm minh là cần thiết vì nó giúp ngăn chặn sự “lây lan” sai phạm. Nhà nước cũng cần đảm bảo là một trường có thể dự đoán được trách nhiệm pháp lý của mình chứ không phải chỉ trông chờ vào “may rủi” trách nhiệm trong sai phạm.
Cơ quan quản lý cần vận dụng và sử dụng các tiêu chí chủ yếu để đánh giá:
Các tiêu chí cơ bản nhƣ: cơ cấu tổ chức hoạt động, kế hoạch tuyển sinh đào tạo, quản lý kiểm định chất lƣợng, quản lý tài chính tài sản… phần nào đã đƣợc phản ánh tại quyết định 61/2009/QĐ-TTg. Các tiêu chí này đã đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành phương thức, cơ chế kiểm tra giám sát của nhà nước nhằm định hướng phát triển các trường ĐH-CĐTT. Cần chú trọng đến các lĩnh vực cụ thể như:
- Chức năng của nhà nước trong việc thực hiện giám sát và điều chỉnh là giúp cho trường tự quản lý về mặt chuyên môn, về công tác nhân sự của HĐQT, chủ tịch HĐQT. Hiệu trưởng các trường tư thục đều mong muốn có ít đi sự kiểm soát nhưng nhiều hơn về sự hướng dẫn. Hiện nay Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT thực hiện công tác kiểm định chất lượng các trường đại học cao đẳng nhưng có những điểm chưa rõ ràng, nhiều chỉ tiêu còn chung chung. Hiện tại nhà nước chưa có sự giúp đỡ nhằm hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực quản lý của các trường đại học cao đẳng tư thục như: Các cơ quan quản lý ít khuyến khích các trường triển khai các giải pháp riêng biệt và đa dạng trong giáo dục đại học, ngược lại thường áp dụng các biện pháp sơ cứng nhƣ đối với khu vực công. Thiếu một hệ thống thông tin quản lý cấp hệ thống; các chương trình đào tạo để giúp đỡ các cán bộ quản lý cấp trường có các kỹ năng quản lý cần thiết chƣa đƣợc triển khai đến khu vực tƣ thục; ít tạo cơ hội cho các trường đại học cao đẳng tư thục tiếp cận thông tin và học tập kinh nghiệm về cách quản lý tốt nhất ở các trường đại học trong và ngoài nước. Vấn đề này có thể giao cho một đơn vị độc lập triển khai để đảm bảo việc chuyên môn hóa.
- Ở cấp độ quốc gia nhà nước nên đưa ra giải pháp cụ thể hóa trong chương trình hành động đối với sự phát triển của đại học cao đẳng tƣ thục, ngoài ra cũng
cần có cơ chế giám sát rõ ràng để tạo ra đƣợc sự phối hợp hoạt động của các cơ sở đào tạo với sự giám sát của các bộ ngành, địa phương. Mâu thuẫn giữa nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước với nhu cầu xã hội về học vấn đại học hiện tại chỉ dựa vào tín hiệu của thị trường lao động mang tính ngắn hạn, đã ảnh hưởng nhiều đến việc mở ngành nghề đào tạo ở các trường đại học tư thục. Về lâu dài tác động của mâu thuẫn này có thể gây ra sự mất cấn đối về cơ cấu nguồn nhân lực và có thể dẫn đến sự thiếu ổn định cho một số ngành đào tạo. Điều này đang đòi hỏi ở các cơ quan nhà nước phải có những thông tin kinh tế xã hội về thị trường lao động để dự báo và đƣa ra các khuyến nghị về yêu cầu số lƣợng và cơ cấu nguồn nhân lực để cho khu vực đại học cao đẳng tư thục đáp ứng. Các thông tin của nhà nước về nhu cầu nhân lực sẽ định hướng và giúp cho việc xác định các mục tiêu, giải pháp mang tính chiến lƣợc.
Luật giáo dục, các văn bản dưới luật mới chỉ tạo ra khung pháp lý cho khu vực dân lập và tƣ thục hoạt động, chƣa tạo thành những tiêu chuẩn cơ bản và cụ thể để giám sát vì các quy định còn chung chung, thiếu sự thống nhật trong việc kiểm tra giám sát, các văn bản dưới luật cũng chỉ ban hành chung chung, chưa ban hành cụ thể cơ chế kiểm tra giám sát các trường tư thục.
- Hệ thống ĐH-CĐTT hiện nay ở nước ta bị buông lỏng quản lý vĩ mô, cho nên đã có những hạn chế, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước thì thiếu thông tin của khu vực tƣ thục, không thể giám sát hoặc điều phối ở khu vực này.
Khả năng duy trì sự tăng trưởng và phát triển của khu vực GDĐHCĐTT tùy thuộc vào phần lớn nhà nước có phát triển được những chính sách khuyến khích, cơ chế giám sát cụ thể đi kèm để khu vực này đóng góp ngày càng nhiều vào công cuộc đổi mới quản lý giáo dục hay không, việc kiểm tra cần thực hiện với các nội dung cơ bản sau:
Một là: Việc thẩm định các điều kiện để mở ngành, tuyển sinh phải tiến hành tại cơ sở giáo dục, không thẩm định chỉ dựa vào hồ sơ.
Hai là: Tất cả các trường bắt đầu tuyển sinh thì 3 năm liên tục sau đó phải đƣợc kiểm tra và xử lý sai phạm nếu có.
Ba là: Cơ quan kiểm tra các trường chủ yếu không phải là Bộ GD&ĐT mà là UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ƣơng, các Sở GD&ĐT. Chính phủ giao cho UBND các tỉnh, thành phố tham gia kiểm tra, quản lý các trường đại học cao đẳng trên địa bàn.
Bốn là: Các trường phải thực hiện “3 công khai” từ đó hàng ngàn, hàng vạn sinh viên và gia đình, hàng trăm thầy cô giáo sẽ tự giám sát trường của mình.
Trường nào có các ngành chưa đảm bảo các điều kiện yêu cầu để được phép mở ngành thì không đƣợc phép đào tạo ngành đó.
Năm là: Thực hiện quy chế đánh giá và kiểm định chất lƣợng bắt buộc đối với
các trường đại học, cao đẳng thực hiện việc sinh viên tham gia đánh giá giảng viên qua môn học, triển khai việc giảng viên, cán bộ, công chức trong trường đánh giá định kỳ lãnh đạo các khoa và nhà trường.
Sáu là: Hoàn thiện và xây dựng bổ sung các văn bản pháp quy, trong đó quy định rõ các hình thức chế tài theo nguyên tắc tăng dần nhƣ sau: giảm chi tiêu đào tạo của chuyên ngành, dừng đào tạo đối với chuyên ngành, tạm dừng tuyển sinh đối với trường và cuối cùng là chấm dứt hoạt động, giải thể trường.
3.2.5.2. Đối các UBND các tỉnh, thành phố, các bộ ngành có li n quan
Trường đại học tư thục còn chịu sự kiểm tra thanh tra của các cơ quan nhà nước như Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố nơi trường trú đóng về tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động của nhà trường, tuy nhiên nếu chỉ có hai cơ quan này thƣc hiện công tác thanh tra kiểm tra giám sát thì sẽ không thể hết đƣợc, hai cơ quan này cần phân và giao quyền cho các bộ phận trực thuộc cụ thể nhƣ Bộ GD&ĐT giao cho Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh thành phố kiểm tra một phần theo sự chỉ đạo của Bộ.
- Có chế tài bắt buộc các trường ĐH-CĐTT phải: Thứ nhất là thực hiện thường xuyên tự thanh tra kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định, coi đây là vấn đề sống còn của nhà trường, thực hiện kiểm tra giám sát ngay cả trước, trong và sau quá trình đào tạo. Thứ hai thực hiện công tác kiểm tra giám sát của nhiều ban ngành với chức trách nhiệm vụ đƣợc phân công theo đúng công việc đƣợc phân công.
- Có cơ chế phân quyền rõ ràng cho hai cơ quan:
Bộ GD&ĐT kiểm tra từ công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, thi tuyển, xét tuyển đầu vào, đến mục tiêu chương trình đào tạo, công tác thi và kiểm tra có đúng quy chế hay không, cấp phát phôi bằng chứng chỉ… Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố mà thực hiện công tác thanh kiểm tra chỉ tiêu tuyển sinh, quá trình thực hiện đào tạo có đảm bảo quỹ thời gian theo mục tiêu chương trình hay không, số lượng và trình độ đội ngũ giảng viên có theo quy định hay không. Nhà nước cần phân quyền mạnh hơn nữa trong thanh tra, kiểm tra các Trường đại học cho địa phương nhằm giảm bớt gánh nặng cho cơ quan quản lý nhà nước.
- Hiện nay vai trò quản lý nhà nước của các Bộ khác có liên quan trong quản lý khu vực GDĐHCĐTT rất mờ nhạt, chủ yếu chỉ thực hiện trong khâu thẩm định thành lập trường. Trong quá trình hoạt động của các trường, những cơ quan này hầu như không có vai trò gì về QLNN. Do vậy các trường ĐH-CĐTT không cần phải chịu sự quản lý của các bộ ngành này. Nhà nước cần phân rõ trách nhiệm QLNN giữa Bộ GD&ĐT và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố. UBND các tỉnh nên giao cho các cơ quan chuyên môn quản lý về từng lĩnh vực. Ví dụ Sở GD&ĐT quản lý về lĩnh vực đào tạo, Sở Tài chính quản lý về lĩnh vực nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước của các trường tư thục, sở nội vụ quản lý về lĩnh vực tổ chức ….
3.2.5.3. Vai trò của Hiệp hội các trường đại học cao đẳng ngoài công lập Sự đóng góp của các tổ chức trung gian này trong quản lý chỉ đạo khu vực GDĐHCĐTT còn nhiều hạn chế, xuất phát từ tôn chỉ mục đích của những tổ chức này đƣợc thành lập là nhằm bảo vệ quyền lợi của hệ thống giáo dục đại học trong đó có các trường tư thục. Tuy nhiên để cho hệ thống phát triển lành mạnh và có hiệu quả hơn, các tổ chức này cũng cần đóng góp vai trò nhất định trong quản lý, tƣ vấn, định hướng đối với các trường. Trong thời gian vừa qua, một vài trường NCL có những bất ổn trong tổ chức, có những khiếm khuyết trong quản lý đào tạo, để lại một số ấn tƣợng không tốt trong xã hội nên cần phải chấn chỉnh kịp thời. Hiệp hội cần bảo vệ quyền lợi cho các trường dân lập, tư thục nhằm giảm bới khó khăn trong tuyển sinh, giúp các trường xây dựng hành lang pháp lý đủ mạnh có sự cạnh tranh bình đẳng với các trường công lập.
Ttrong thới gian tới hiệp hội cần phải có ý kiến mạnh mẽ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các trường dân lập, tư thục như:
- Kiến nghị với Chính phủ các vấn đề về tuyển sinh, tạo điều kiện cải thiện cơ sở vật chất, có biện pháp thiết thực để thu hút các nhà đầu tƣ... nhằm phát huy ƣu thế cơ bản của trường tư thục như: độc lập về tài chính, độc lập về lao động, trong đó có lao động quản lý, lao động giảng dạy và các lao động khác.
- Phải làm cho cộng đồng xóa bỏ định kiến của xã hội luôn cho rằng vào trường tư thục là kém chất lượng, không có cơ hội tìm việc làm. Điều này được trả lời minh chứng cụ thể bằng việc rất nhiều trường tư thục, sinh viên tốt nghiệp ra làm đƣợc việc, không qua đào tạo nhƣ Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Thăng Long, Đại học Dân lập Hải Phòng, Đại học Duy Tân, Đại học Quốc tế miền Đông...
- Có tiếng nói quyết liệt trong việc mở ồ ạt các trường ĐH-CĐ hiện nay chủ yếu là các trường công lập, đặc biệt là cho nâng cấp các trường cao đẳng lên đại học khi chưa đủ điều kiện. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển của các trường tư thục cũng chỉ bằng 1/3 các trường công lập. Và chừng ấy năm các trường phát triển lay lắt, ai chịu trách nhiệm. Qua số liệu thống kê chính thức cho thấy: Trong 10 năm các trường ĐH-CĐNCL tăng thêm 59 trường nhưng cũng trong thời gian đó số lượng các trường ĐH-CĐ công lập đã là 158 trường. Như vậy mỗi 1 trường ngoài công lập được mở ra thì có khoảng 2,68 trường công lập ra đời. "Thực tế, hệ thống trường công lập tăng gấp gần 3 lần so với các trường NCL mà không ai đề cập tới. Trong khi mỗi một trường công lập ra đời phải có tiền từ ngân sách rót vào, các trường NCL không những không được hưởng NSNN mà còn phải đóng thuế, thuế đó góp vào ngân sách và rót ngược lại cho các trường công lập. Điều đó cho thấy bức tranh hiện nay các trường công lập tồn tại được là trong đó có một phần tiền thuế từ các trường ngoài công lập”.