CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƢ THỤC
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƢ THỤC TẠI VIỆT NAM
2.2.4 Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm định chất lƣợng của nhà nước về hoạt động của khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục
Nội dung công tác thanh tra đối với các trường tư thục cần phải thực hiện cụ thể: việc thực hiện cam kết thành lập trường, mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo, liên kết đào tạo có yếu tố nước ngoài. Việc thực hiện quy định công khai chất lượng giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lƣợng giáo dục, việc thực hiện quy định về chỉ tiêu tuyển sinh, kiểm định chất lƣợng giáo dục, việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất đƣợc giao theo quy định của pháp luật, việc thực hiện quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra các trường đại học cao đẳng dân lập, tư thục trong thời gian qua chƣa có hiệu quả cao thể hiện:
Một là: Theo quy định hiện hành, việc thẩm định các điều kiện mở ngành đào tạo không nhất thiết phải tiến hành tại cơ sở đào tạo, mà có thể chỉ kiểm tra hồ sơ. Đây là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến nhiều trường chưa đủ điều kiện hoạt động.
Hai là: Sau khi đã tuyển sinh, Thanh tra Bộ hàng năm có kiểm tra một số trường về điều kiện đào tạo, có xử lý các cơ sở sai phạm, song không có quy định nào yêu cầu phải thanh tra tất cả các cơ sở mới đi vào hoạt động trong thời gian nào.
Thực tế hai năm 2007 và 2008, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã thanh tra 19/33 trường đại học mới thành lập từ 1998, trong đó 13 trường được thanh tra về các điều kiện đảm bảo giảng dạy theo quy định (cơ sở vật chất, giảng viên, chương trình đào tạo), tức là chỉ khoảng 40% số trường được kiểm tra, còn 60% không được kiểm tra (Nếu phải thanh tra cả các trường đã thành lập từ trước 1998 thì tổng số trường đại học và cao đẳng phải thanh tra là 419 trường. Nếu mỗi tuần Bộ thanh tra được 2 trường thì phải 4 năm mới hết một vòng).
Ba là: Các trường đã được thanh tra, có sai phạm được xử lý chưa đủ nghiêm khắc, không có biện pháp đủ mạnh buộc các đơn vị sau đó phải kiên quyết khắc phục sai phạm. Các sai phạm về đào tạo, tuyển sinh bị xử phạt hành chính theo Nghị định 49/2005/NĐ-CP, ví dụ nếu tuyển sinh vƣợt 20% chỉ tiêu có thể bị phạt đến 40 triệu đồng, sử dụng giảng viên đại học không đủ tiêu chuẩn bị phạt đến 15 triệu đồng, vi phạm tỷ lệ giảng viên cơ hữu bị phạt đến 20 triệu đồng… nhƣng việc xử lý các sai phạm chỉ mang tính tượng trưng, chưa đủ sức răn đe với các trường.
Hiện nay theo Điều lệ trường đại học, Bộ trưởng Bộ GD& ĐT có trách nhiệm xử lý trường đại học làm trái điều lệ theo các mức độ:
Nhắc nhở bằng văn bản.
Quyết định tạm ngừng tuyển sinh.
Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ tạm ngưng hoạt động của trường.
Trình Thủ tướng Chính phủ hoặc phối hợp với các cơ quan chủ quản trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể trường.
Thực tế, việc xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền mới đƣợc thực hiện từ năm 2007 (đã xử phạt 19 trường đại học, cao đẳng tuyển sinh vượt 20% chỉ tiêu với số tiền phạt từ 40 đến 60 triệu đồng mỗi trường). Còn việc quyết định tạm ngừng tuyển sinh mới thực hiện được ở một số rất ít các trường.
Bốn là: Bộ GD&ĐT không tham mưu cho Chính phủ phân cấp cho UBND các cấp, các Sở Giáo dục và Đào tạo có quyền kiểm tra, thanh tra các cơ sở giáo dục đại học, trong khi theo NĐ 49/2005/NĐ-CP thì UBND các cấp và thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo có thể và có quyền sử phạt hành chính các cơ sở giáo dục sai phạm.
Năm là: Mỗi trường Đại học có hàng trăm giảng viên, hàng nghìn sinh viên nhƣng lực lƣợng đông đảo này chƣa đƣợc khuyến khích tham gia vào việc kiểm tra các trường đại học tuân thủ các quy định về đào tạo, quản lý trường đại học.
Tháng 05/2009 Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tƣ 09/2009/TT-BGDĐT về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục. Theo đó từ năm học 2009- 2010 các trường phải thực hiện 3 công khai: công khai cam kết chất lượng giáo dục và mức chất lượng thực tế được đánh giá; công khai nguồn lực của trường phục vụ cho đào tạo (giáo viên, cơ sở vật chất, chuơng trình...) và công khai thu chi tài chính. Nhưng nhiều trường chỉ thực hiện công khai mang tính chất chiếu lệ.
Bảng 2.22 Vai trò của nhà nước trong kiểm tra giám sát Mục khảo sát Kiểu
trả ời
Trung bình
(M)
Độ ệch chuẩn
(S.D.)
Tần suất trả ời (F) (%)
4 3 2 1
1. Nhà nước thực thi chính sách giao cho địa phương tăng cường kiểm tra giám sát sẽ đảm bảo hoạt động trường ĐH-CĐTT theo đúng khuôn khổ pháp luật
Đ 3,28 0,57 33 58 6 0
2. Tăng cường kiểm tra, giám sát phải kết hợp nhiều biện pháp
M 3,20 0,67 33 55 10 2
Ghi chú: Kết quả khảo sát các nhà quản lý GDĐH Việt Nam; Kiểu trả lời, M:
Mong muốn; Đ: Đồng ý. Tần suất trả lời (F), 4: Tích cực nhất, 1: Không tích cực nhất Qua khảo sát các nhà quản lý giáo dục cho thấy có 93,8% (Đ:3,28) số người đƣợc phỏng vấn điều tra đồng ý việc giao công tác thanh tra, kiểm tra giám sát các trường ĐH-CĐTT cho chính quyền địa phương mà trực tiếp là UBND các tỉnh và thành phố trực tiếp kiểm tra giám sát, Bộ GD&ĐT chỉ làm công tác quản lý vĩ mô và hướng dẫn cụ thể công tác này. Một thức tế cho thấy với số lượng các trường đại học cao đẳng nhƣ hiện nay thì với quy mô của cơ quan thanh tra Bộ sẽ không thể kiểm tra một các có hiệu quả tất cả các trường ĐH-CĐ. Cũng thông qua khảo sát thì đa số các ý kiến mong muốn (M: 3,20) cần phải tăng cường nhiều biện pháp kiểm tra giám sát.
Đồng thời các hoạt động kiểm soát nhà nước cũng cần được duy trì nhằm đảm bảo kỷ cương, tăng cường hiệu lực quản lý, góp phần bảo đảm trách nhiệm xã hội của trường đại học trong đó có các trường ĐH-CĐTT. Thanh tra các bộ ngành cũng thực hiện quyền thanh tra nhà nước nhằm tăng cường hiệu lực quản lý, góp phần bảo đảm trách nhiệm xã hội. Thực tế công tác thanh tra chỉ tập trung nhiều vào tuyển sinh, tài chính hay các biểu hiện tiêu cực, khiếu nại, tố cáo mà ít quan tâm tới
việc các trường có chấp hành hay không các quy định về công khai, minh bạch hay quy chế dân chủ cho nên chưa thể tác động mạnh tới trách nhiệm xã hội của trường đại học cao đẳng, đặc biệt là các trường tư thục. Hoạt động thanh tra cũng chưa thực sự đóng vai trò quan trọng khác của mình là nhà tƣ vấn về đảm bảo trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, vai trò và công tác này còn chƣa đƣợc phát huy đúng mức. Các hoạt động có tính kiểm soát này hầu nhƣ chỉ đáp ứng yêu cầu nội bộ (giải quyết tiêu cực, hay sự tắc trách) hơn là hướng tới mục tiêu phục vụ bên ngoài. Do thẩm quyền và cơ chế hoạt động còn bất cập, sự đảm bảo tính độc độc lập tương đối của các quyết định thanh tra còn hạn chế, cho nên vai trò của tổ chức thanh tra còn lu mờ.
2.2.4.2 Thực trạng công tác kiểm định chất lượng
Công tác kiểm tra giám sát thông qua kiểm định chất lượng là phương thức QLNN tích cực đối với hoạt động của khu vực GDĐHCĐTT. Công tác này đƣợc bắt đầu ở cấp hệ thống từ tháng 01/2002 khi phòng kiểm định cấp quốc gia đƣợc thành lập và đƣợc đẩy mạnh khi một quy định tạm thời đƣợc ban hành năm 2004 và nguyên tắc kiểm định đƣợc đƣa vào luật giáo dục. Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng ban hành theo Quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT là cơ sở pháp lý để trường đại học chủ động tổ chức tự đánh giá và giải trình với các bên có liên quan, còn Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng thì tổ chức đánh giá ngoài và công nhận trường đạt chuẩn. Quy trình quản lý và kiểm định chất lƣợng thể hiện qua Hình 2.14
Hình 2.14 Quy trình quản lý và kiểm định chất lượng
Tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng còn là cơ sở pháp lý để QLNN bằng chất lƣợng. Điều này cho thấy nhận thức mới, tích cực về trách nhiệm xã hội trong T
R O N G N G Ò A I
Tự đánh giá
Báo cáo Tự đánh giá
Đánh giá ngoài Đoàn thẩm định
đánh giá
Báo cáo thẩm định
Đảm bảo chất lƣợng bên trong Cải tiến chất lƣợng
Quyết định công nhận
Bộ GD & ĐT Cục khảo thí và kiểm định CL
Hội đồng ngành-liên ngành
Công khai kết quả kiểm định;
xếp hạng;
gắn với việc đầu tƣ và
phân bổ nguồn lực
công
Các chính sách và tiêu chuẩn chất lượng trường ĐH-CĐ và quốc gia
mối liên hệ với việc cải thiện chất lƣợng. Mặc dù quản lý và đảm bảo chất lƣợng là hướng đi tích cực nhưng từ nhiều năm nay chỉ có rất ít các trường tư thục đƣợc đánh giá ngoài. Thực tế này cho thấy sự cam kết và quyết tâm thực sự còn hạn chế. Một bất cập khác là công tác kiểm định chất lƣợng là chƣa có sự tham gia và công khai. Điều này làm công tác kiểm tra, giám sát chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, mang tính nội bộ hơn là xã hội. Kết quả khảo sát các nhà quản lý giáo dục qua Bảng 2.23, Mục 2 với 96,9% ý kiến (M=3,46) và Mục 3 với 91% ý kiến (M=3,32) mong muốn cho thấy kiểm định chất lƣợng cần phải huy động tối đa sự tham gia của các lực lƣợng xã hội đồng thời phải công khai và kết nối kết quả kiểm định là hướng đi đúng và cần tiếp tục được quan tâm để đáp ứng đòi hỏi từ thực tế. Riêng Mục 1 về số lƣợng các cơ quan kiểm định thì đa phần các nhà quản lý cho rằng cần tăng số lƣợng các cơ quan kiểm định để đẩy nhanh tiến độ của hoạt động kiểm định trong thời gian tới.
Bảng 2.23 Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Mục khảo sát
Kiểu trả ời
Trung bình
(M)
Độ ệch chuẩn (S.D.)
Tần suất trả ời (F) (%)
4 3 2 1
1. Số lƣợng các cơ quan
kiểm định đến năm 2020 M 3,07 0,38 11 85 4 0
2. Xây dựng hệ thống kiểm định chất lƣợng độc lập và khuyến khích tham gia của các lực lƣợng xã hội
Đ 3,46 0,59 51 44 5 0
3. Công khai kết quả kiểm định chất lƣợng và xếp hạng các trường ĐH- CĐ gắn kết quả kiểm định với việc xem xét nguồn tài trợ
M 3,32 0,63 41 50 9 0
Ghi chú: Kết quả khảo sát các nhà quản lý GDĐH Việt Nam; Kiểu trả lời, M:
Mong muốn, Tần suất trả lời, 4: Tích cực nhất, 1: Không tích cực nhất
Chuyển biến tích cực gần đây là Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích các trường chủ động tham gia các hệ thống đảm bảo, đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Một số trường đã đăng ký kiểm định với các tổ chức kiểm định của nước ngoài. Đồng thời, các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế cũng được các trường áp dụng. Việc xây dựng các tiêu chí để kiểm định chất lƣợng giáo dục là vấn đề không đơn giản, mặc dù Bộ GD&ĐT đã có bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học ban hành kèm quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT gồm 10 tiêu chuẩn, 61 tiêu chí, nhƣng Bộ nên có lộ trình và kế hoạch triển khai cụ thể và gấp rút về công tác này.
Công tác đảm bảo chất lượng đang từng bước được tiến hành tại các trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, do mới đƣợc hình thành và phát triển nên công tác đảm bảo và KĐCLGD đại học chƣa đƣợc các cơ sở tƣ thục triển khai thực hiện triệt để. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc ra văn bản yêu cầu các nhà trường khẩn trương thành lập các đơn vị làm công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng, Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng còn lại phải triển khai công tác tự đánh giá theo lộ trình cụ thể.
Thực tế trên đòi hỏi GDĐH-CĐ cần phải đƣợc kiểm định. Kiểm định chất lƣợng, đảm bảo chất lƣợng chính là tự đánh giá mình, xác định mức xuất phát điểm của trường mình, từ đó biết được trường đang đứng ở tốp nào trong hệ thống các trường ĐH-CĐ, để có kế hoạch đảm bảo chất lƣợng hay cải thiện và nâng cao chất lƣợng của nhà trường. Đây là điều quan trọng nhất và cũng là mục tiêu chính mà Bộ GD&ĐT cần yêu cầu các nhà trường thực hiện công tác tự đánh giá trong thời gian qua.
Trong nỗ lực triển khai hoạt động đảm bảo chất lượng tại các trường đại học và cao đẳng, báo cáo đánh giá của Bộ GD&ĐT cho thấy công tác tự đánh giá của các trường đại học, cao đẳng đã được chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Theo số liệu thống kê có số 173 trường đại học, 178 trường cao đẳng trong cả nước đã và đang triển khai tự đánh giá, đã được đánh giá, trong đó hơn 250 trường đại học, cao đẳng đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, một số đã đƣợc đánh giá ngoài và đang chờ xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng (trong đó có 2 trường dân lập, 27 trường đại học khác, 16 trường cao đẳng). Bộ GD&ĐT phấn đấu đến năm 2015 có 90% trường đại học, cao đẳng được kiểm định ít nhất 1 lần; đến năm 2020 được kiểm định ít nhất 2 lần và khuyến khích các trường đại học, cao đẳng đăng ký kiểm định bởi các tổ chức quốc tế.