CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƢ THỤC
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƢ THỤC TẠI VIỆT NAM
2.2.3 Cơ chế chính sách đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tƣ thục tại Việt Nam
Sau hơn 20 năm đổi mới, đến nay đã có nhiều văn bản quy định chính sách phát triển GĐĐH-CĐ nhƣ: Luật Giáo dục, Luật giáo dục ĐH, Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020;
Nghị quyết số 14 của chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010-2020… nhƣng nội dung của các văn bản này còn nhiềƣ vấn đề chƣa cụ thể, chƣa dựa trên những bằng chứng nghiên cứu từ thực tế sử dụng lao động.
2.2.3.1 Cơ cấu trình độ và quy mô sinh vi n
Về cơ cấu trình độ, nhà nước đã mở rộng quá nhanh quy mô đào tạo dẫn đến sự mất cân đối về phát triển quy mô giữa đào tạo đại học với các trình độ đào tạo khác (trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề). Trong nội dung đào tạo cũng có tình trạng mất cân đối giữa đào tạo đại học và đào tạo cao đẳng. (năm 2008 số sinh viên đại học tuyển mới cao hơn sinh viên cao đẳng tuyển mới khoảng 20,8%. Tỷ trọng so sánh quy mô đào tạo đại học/cao đẳng/trung cấp chuyên nghiệp/trung cấp nghề là 1/0,4/0,9/3,8 năm 2007[5]. Trong hệ thống các trường tư thục, tình trạng mất cân đối còn nghiêm trọng hơn, hiện nay hầu nhƣ không có các trường trung cấp và dạy nghề tư thục có học sinh ở bậc học này chủ yếu được học trong các trường ĐH-CĐTT. Số trường và tỷ lệ sinh viên các trường ĐH- CĐNCL vẫn còn thấp. Năm 2008, cơ cấu sinh viên học tập trong các trường này chỉ chiếm hơn 11% trong tổng quy mô sinh viên, mặc dù trong 8 năm, số lượng trường đã tăng gần 3 lần. Cho đến thời điểm 2011 tỷ lệ số sinh viên các trường ĐH-CĐNCL chì chiếm 15,5% qua đó cho thấy chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 có tỷ lệ 40% số sinh viên các trường ngoài công lập là khó thực hiện được.
Bảng 2.20 Tỷ lệ sinh viên trường công lập và trường ngoài công lập
2001 2005 2008 2011
1. Tổng số trường ĐH, CĐ (trường) 223 286 369 386
Trong đó: Số trường ngoài công lập 23 34 64 87
2. Tổng số sinh viên ĐH-CĐ 918.228 1.319.754 1.623.479 2.162.106 3. Số sinh viên ĐH-CĐNCL 14.801 24.821 188.838 333.921 Trong đó: Tỷ lệ Sinh viên ĐH-
CĐNCL (%) 10,4 11,6 11,7 15,5
Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hình 2.10 Số lượng và phân loại sinh viên cao đẳng theo loại hình 2001-2011
Hình 2.11 Số lượng và phân loại sinh viên đại học theo loại hình 2001-2011 2.2.3.2 Chính sách phát triển theo cơ cấu v ng miền
Trong quá trình phát triển mạng lưới các trường đại học cao đẳng, sự mất cân đối về vùng miền vẫn còn là một vấn đề cần phải giải quyết. Nhiều vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo thiếu nhân lực có trình độ đại học, ngay cả trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, phát triển xã hội phục vụ phát triển ngưồn nhân lực như giáo dục, y tế, dịch vụ đời sống…Năm 2008, tỷ lệ dân số trong độ tƣổi từ 20-24 đi học đại học của vùng đồng bằng sông Hồng là 12,75%; vùng Đông Bắc: 7,38%; vùng Tây Bắc: 4,9%; vùng Bắc trung bộ: 11,44%; vùng Duyên hải nam Trung bộ: 12,05%; vùng Tây Nguyên: 9,87% và vùng Đông Nam bộ: 9,58%., trong khi diện tích đất đai của
vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ chỉ chiếm khoảng 15% Diện tích cả nước và dân số chỉ khoảng 38,7% dân số toàn quốc [25].
Bảng 2.21 Tỷ lệ dân số, diện tích, GDP, số sinh viên, trường đại học, cao đẳng và cán bộ giảng viên mỗi vùng so với cả nước năm 2005
Vùng
Diện tích so với toàn
quốc
Dân số so với cả
nước
Số trường ĐH& CĐ
so với cả nước
Số sinh viên so với cả nước (%)
Vùng Tây Bắc 11,3 3,1 1,6 1,5
Vùng Đông Bắc 19,3 11,3 8,0 10,6
Vùng ĐB sông Hồng 4,5 21,7 33,4 30,0
Vùng Bắc Trung Bộ 15,6 12,8 7,1 15,8
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 10,0 8,5 10,0 10,4
Vùng Tây Nguyên 16,5 5,7 3,2 4,9
Vùng Đông Nam Bộ 10,6 16,1 28,9 18,7
ĐB Sông Cửƣ Long 12,2 20,8 7,9 8,7
Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo 2.2.3.3 Chính sách đối với giảng vi n
Hầu hết các cơ sở GDĐH-CĐ đều đƣa ra nhiều giải pháp để xây dựng, thu hút, phát triển đội ngũ GV. Nhiều cơ sở đào tạo đƣa ra những chính sách khuyến khích về vật chất như hỗ trợ, ưu đãi về lương, thưởng, hỗ trợ khuyến khích học tập nâng cao trình độ hoặc bố trí nhà công vụ cho GV trẻ… Hiện đội ngũ GV cơ hữu của các trường ĐH-CĐNCL chỉ đạt khoảng 20%, còn lại là lực lượng thỉnh giảng khiến các trường rất bị động, khó khăn cho việc tăng quy mô đào tạo, mở rộng ngành nghề mới. Trường ĐH DL Hồng Bàng có đến 20.000 SV, nhưng giảng viên của trường chỉ khoảng 400 (tỷ lệ SV/GV là 50/1), ĐH DL Hùng Vương có 9.000 SV nhưng chỉ có khoảng 170 GV giảng dạy có hợp đồng, còn lại trên 500 GV thỉnh giảng. Tỷ lệ SV/GV của các trường này cao gấp 2-3 lần so với các trường công lập. Việc tuyển dụng giảng viên, nhất là giảng viên có trình độ cao của các cơ sở GDĐH-CĐ mới thành lập, đặc biệt là các trường ngoài công lập và các trường của địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường chưa thực hiện đúng cam kết thành lập trường về tuyển dụng đội ngũ GV cơ hữu đủ bảo đảm giảng dạy 70% chương trình theo quy định. Một số trường có số lượng GV cơ hữu và hợp đồng dài hạn thấp, dưới 50 người như Trường ĐH Thành Đông, Trường ĐH Công nghệ Đông Á, Trường CĐ Công nghiệp Cao su, Trường CĐ Kỹ thuật Công nghiệp Quảng Ngãi...
Tỉ lệ SV trên GV cơ hữu và hợp đồng dài hạn ở nhiều trường vẫn còn cao, thậm chí rất cao như Trường ĐH Văn Hiến: 95SV/GV; Trường ĐH Phú Xuân:
66,8SV/GV... Nhiều ngành đào tạo chƣa có GV có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ theo đúng
quy định (Trường ĐH Võ Trường Toản, Trường ĐH Tiền Giang, Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội,…
Hình 2.12 Số lượng và phân loại giảng viên theo giới tính 2000-2007
Hình 2.13 Số lượng và phân loại giảng viên theo giới tính 2008-2011 2.2.3.4 Chính sách phát triển khu vực tư thục, dân lập
Năm 1993, quy chế đầu tiên về đại học tƣ thục đã đƣợc Chính phủ ban hành theo Quyết định số 240/TTg, nhƣng chƣa đƣợc thực hiện, vì lúc đó từ “tƣ thục”
còn gây nhiều phân vân trong giới lãnh đạo. Với kinh nghiệm thí điểm từ hoạt động của Trung tâm ĐHDL Thăng Long, Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tạm thời về ĐHDL để đáp ứng cho hàng loạt trường ĐHDL ra đời vào những năm 1993 - 1994. Đến tháng 7 năm 2000, Chính phủ ban hành quy chế chính thức về các
trường ĐHDL. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, quy chế ĐHDL đã bộc lộ một số nhƣợc điểm:
- Quy định ĐHDL phải do một “tổ chức” xã hội xây dựng, mỗi trường ĐHDL phải tìm cho mình một tổ chức nào đó một cách rất hình thức để hợp thức hóa, tổ chức này thực sự không giúp gì cho nhà trường trong hoạt động mà đôi lúc gây khó khăn. Quy chế quy định nhà trường theo chế độ sở hữu tập thể, nhưng không nói rõ tập thể nào là chủ sở hữu và quyền hạn của họ ra sao.
- Có một số quy định vi phạm quyền tự chủ của nhà trường, chẳng hạn áp đặt độ tuổi của ủy viên HĐQT, của hiệu trưởng...
- Quy chế quy định nhà trường mặc nhiên được cấp bằng và văn bằng “nằm trong hệ thống bằng cấp quốc gia” mà không đòi hỏi một cơ chế kiểm định chất lƣợng văn bằng đó, do vậy trên thực tế, việc quản lý chất lƣợng văn bằng của ĐHDL đã bị bỏ trống.
Một số văn bản khác của Nhà nước chưa thể hiện đầy đủ, chưa tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để điều chỉnh hoạt động của các trường tư thục, về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao chưa có những bước đi cụ thể, thiếu những biện pháp khuyến khích các loại hình nhà trường dân lập, tư thục. Không khuyến khích giáo chức từ các trường công lập chuyển sang làm việc ở các trường NCL... Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao. Nghị quyết này quy định sẽ chỉ còn hai loại hình trường NCL (trường dân lập và trường tư thục), các trường NCL có thể hoạt động theo cơ chế vì lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận, Nhà nước khuyến khích các trường theo cơ chế không vì lợi nhuận. Tuy nhiên các chính sách khuyến khích khối các trường NCL như cấp đất, miễn thuế còn chậm, chưa thực sự tạo một môi trường lành mạnh để các trường công lập và NCL cạnh tranh bình đẳng với nhau. Các chính sách đấu thầu cung ứng dịch vụ do Nhà nước đặt hàng cho mọi loại trường đều có quyền tham gia chưa được đề cập. Chưa có chính sách cấp kinh phí hỗ trợ của Nhà nước trực tiếp cho người học để họ tự lựa chọn nơi học, không phân biệt công lập hoặc NCL..., do thói quen tƣ duy từ thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung còn rất nặng nề.
Việc thực thi các chính sách cụ thể nhƣ sinh viên các đại học NCL vẫn chƣa đƣợc hưởng học bổng khuyến khích học tập (tuy tỷ lệ sinh viên nghèo ở các trường NCL có thể còn cao hơn một số trường công), giáo viên các trường ĐH-CĐNCL chưa được thực sự bình đẳng với giáo viên các trường công về việc được học tập, bồi dưỡng về trình độ, nghiệp vụ ở nước ngoài v.v..
Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17-1-2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định các ĐHTT đều là các trường vì lợi nhuận, bởi có chia lợi nhuận cho những người sở hữu. Như vậy, quy chế này không thể hiện đầy đủ nội dung của Nghị
quyết số 05/2005/NQ-CP. Nghị định của Chính phủ số 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục khi nói về cơ cấu của hội đồng quản trị trong các trường ĐHTT cũng quy định hội đồng này chỉ bao gồm “những người góp vốn xây dựng trường”, không nhắc đến các thành phần đại diện cho cộng đồng xã hội và đại diện cho sinh viên mà các trường tư không vì lợi nhuận trên thế giới đều có, qua đó thể hiện sự thiếu thận trong trong ban hành chính sách.
Quyết định số 122/2006/QĐ-TTg cho phép 19 trường ĐHDL chuyển sang ĐHTT và quy định thủ tục chuyển đổi phải hoàn thành vào cuối tháng 6 năm 2007.
Tuy nhiên, cho đến ngày 31-12-2007 chỉ một trường duy nhất là ĐHDL Thăng Long hoàn thành thủ tục chuyển đổi. Lý do chính của sự chậm trễ này là quy chế ĐHTT năm 2005 không đáp ứng quá trình chuyển đổi, các khái niệm quan trọng liên quan đến quyền sở hữu cá nhân và quyền sở hữu tập thể, cơ chế vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận còn chưa được làm rõ. Các chính sách khác được nêu dưới dạng ý tưởng trong các nghị quyết chưa được thể hiện bằng luật lệ. Ngay đối với trường ĐHDL Thăng Long, trường duy nhất được quyết định chuyển đổi sang ĐHTT đầu tiên, thì quy chế ĐHTT năm 2005 cũng không hoàn toàn phù hợp: Đại học Thăng Long là một trường không vì lợi nhuận và không phân chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn với bất cứ tỷ lệ nào, nhƣng quy chế ĐHTT năm 2005 lại quy định chia lợi nhuận.
Cơ chế chính sách của nhà nước chưa thực sự ưu đãi cho sự phát triển các trường ngoài công lập về đất đai, vay vốn ưu đãi và thuế. Cơ chế chính sách với các trường ĐH-CĐNCL còn thiếu thực tế. Cụ thể như việc chủ trương giao đất sạch cho các trường, nhưng hiện chưa có trường nào gọi là có được đất sạch.
Một số văn bản quản lý nhà nước về tài chính liên quan đến quyền sở hữu và cách quản lý tài chính chưa theo kịp với thực tế phát triển của các trường là nguyên nhân của những mâu thuẫn và cản trở hoạt động chung của toàn hệ thống các trường tư thục.
Một vấn đề nữa của chính sách phát triển khu vực dân lập, tƣ thục là chƣa định hướng chính sách theo hướng giảm nhẹ các thủ tục có tính chất hình thức khi cho phép thành lập trường, nên tập trung nhiều hơn vào việc giám sát và điều chỉnh dựa trên các tiêu chuẩn và tiến trình công khai. Chƣa chuyển sang hẳn việc tự do hóa hoàn toàn đối với phát triển khu vực tƣ thục trong GDĐH-CĐ. Bài học kinh nghiệm cuả Nhật Bản ở thập kỷ 60 khi nới lỏng các quy chế cho phép thành lập hàng loạt các trường tư đã gây bất ổn trong toàn hệ thống giáo dục. Chưa tập trung nhiều hơn vào việc đặt ra các tiêu chuẩn giám sát và điều chỉnh. Khi cho phép thành lập trường thì việc cụ thể hóa các tiêu chuẩn tối thiểu về điều kiện đảm bảo cho đào tạo quan trọng hơn nhiều việc xem xét Hội đồng sáng lập là ai, Tổ chức xã hội nào bảo trợ... Trong quá trình hoạt động của các trường tư thục, dân lập cần phải hướng vào việc xây dựng các tiêu chuẩn, tiến trình của việc đảm bảo chất lƣợng, kiểm tra và công nhận.
Cuối cùng là các chính sách về giáo dục thể hiện sự đánh giá chƣa đúng vai trò của giáo dục ĐH-CĐNCL, chƣa coi đó là một phần của nền giáo dục đại học ở Việt Nam, dẫn đến những bất cập về chính sách. Theo chỉ đạo của Chính phủ thì các cơ sở giáo dục dân lập, tƣ thục sẽ đƣợc giảm hoặc miễn thuế, nhƣng hiện nay các trường vẫn phải đóng 25% thuế, thực tế là bổ vào học phí trên đầu sinh viên. Sinh viên các trường tư thục chịu 100% chi phí, sinh viên công lập lại được nhà nước hỗ trợ khoảng 70%, rõ ràng không bình đẳng. Sự bất hợp lý còn thể hiện ở chỗ, tiền đầu tư của nhà nước cho giáo dục là tiền đóng thuế của toàn dân nhưng cùng là sinh viên thì công lập được hưởng, còn dân lập, tư thục lại không được hưởng.
Một vấn đề khác liên quan tới chuyển đổi mô hình từ dân lập sang tƣ thục hiện nay đối với 19 trường ĐH-CĐNCL vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Trong Luật Giáo dục năm 2005 và các văn bản dưới luật cũng đã chỉ rõ quy định về loại hình trường. Theo đó, ở giáo dục đại học không có loại hình trường ĐHDL, do vậy Chính phủ đã ban hành Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg cho phép 19 trường Đại học dân lập được phép chuyển đổi sang loại hình trường ĐH Tư thục. Tuy nhiên, phải chờ tới ngày 16/7/2010 Bộ GD&ĐT mới ban hành Thông tư hướng dẫn số 20 về việc chuyển đổi này nhưng vẫn vướng về cơ chế. Tính tới thời điểm này sau khi có Thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT mới có 2 trường đã thực hiện xong việc chuyển đổi sang trường tư thục (Đại học Thăng Long và Đại học Quốc tế Hồng Bàng). Thực tế, nhiều trường vẫn đang loay hoay với Thông tư 20 của Bộ GD&ĐT, lãnh đạo các trường cho rằng, khi áp dụng Thông tư 20 nhiều vấn đề phức tạp xuất hiện và khó giải quyết. Nhiều câu hỏi được đặt ra là: Trường Đại học có phải là doanh nghiệp không, HĐQT của trường bầu theo đối vốn hay đối nhân là hợp lý. Trong khi vốn của nhà đầu tƣ đƣợc bảo toàn thì vốn vô hình (công lao sáng lập...) lại không đƣợc bảo toàn... Thực tế sau 7 năm ban hành Quyết định 122 mới có 2 trường (2/19 =10,5%) thành trường ĐH tư thục, một tỉ lệ thấp so với yêu cầu thực tế.