CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƢ THỤC
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƢ THỤC TẠI VIỆT NAM
2.2.1. Về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển khu vực giáo dục đại học cao đẳng tƣ thục
2.2.1. Về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển khu vực giáo dục đại học cao đẳng tƣ thục
a) Quan điểm và chủ trương của Đảng và nhà nước về giáo dục
Có thể nói từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và giải pháp phát triển kinh tế, nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa - tinh thần lành mạnh, phong phú, chăm lo sức khỏe, hạn chế các tiêu cực xã hội với quan điểm nhất quán là phát triển kinh tế đi đôi với thúc đẩy tiến bộ xã hội mà trong đó phát triển giáo dục là nền tảng.
Từ kinh nghiệm giáo dục của các nước trên thế giới và từ thực tiễn phát triển giao dục nước ta, nhất là chính sách đổi mới giáo dục trong thời gian gần đây, có thể thấy rằng các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục đúng đắn của Đảng ta đƣợc đặt trên cơ sở sự phân tích các mối quan hệ giữa giáo dục với sự phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, cũng nhƣ từ kết quả phân tích sự phát triển nội tại của
bản thân sự nghiệp giáo dục. Đảng và Nhà nước đã đề ra các quan điểm, chủ trương và đƣa ra công tác quy hoạch phát triển cũng nhƣ các chế độ khuyến khích phát triển khu vực tư thục, dân lập. Những nét chính trong quan điểm và chủ trương của nhà nước ta đối với giáo dục được thể hiện
* Giáo dục là quốc sách hàng đầu
* Xây dựng nền giáo dục nhân dân, dân tộc và hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa
* Liên kết hữu cơ giữa phát triển giáo dục và phát triển kinh tế
* Cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân
* Đa dạng hóa các loại hình giáo dục – đào tạo
* Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội và nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất là một khâu tất yếu trong quá trình đào tạo, Chính phủ đã có Quyết định số 68/1998/QĐ-TTg cho phép các trường đại học, viện nghiên cứu được thành lập thí điểm doanh nghiệp nhà nước trong các trường đại học và viện nghiên cứu để đẩy mạnh hơn công tác này. Nghị quyết số 14/2005/NQ- CP đã đề ra 07 nhóm nhiệm vụ với những giải pháp thiết thực nhằm đổi mới mạnh mẽ nền giáo dục đại học ở nước nhà trong những năm tới.
b) Công tác quy hoạch phát triển hệ thống
Do chưa xác định được hệ thống các trường ĐH-CĐ ở nước ta bao gồm những loại hình trường nào nên chưa đưa ra được những định hướng cụ thể. Các trường ĐH-CĐ chủ yếu tập trung ở những đô thị lớn nhƣng còn nằm rất rải rác, chƣa có những quy hoạch chi tiết cụ thể cho từng khu vực. Việc khuyến khích nước ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực giáo dục đại học còn nhiều hạn chế. Trong phát triển cơ cấu ngành nghề nhằm phù hợp cơ cấu kinh tế cũng không có. Do đó để phát triển đồng bộ hệ thống các trường ngoài công lập trong hệ thống GDĐH-CĐ là khó thực hiện.
Quyết định 37/2013/QĐ-TTg quy định tương đối chi tiết và cụ thể về việc điều chỉnh mạng lưới các trường đại học cao đẳng giai đoạn 2006-2020 nhưng có những điểm chưa cụ thể hóa các loại hình nhà trường, chưa đưa ra tỷ lệ các trường đạt tiêu chí chất lượng tương đương với các trường đại học trên thế giới bao gồm bao nhiêu phần trăm trường công lập, bao nhiêu phần trăm trường tư thục, công tác Quy hoạch chưa tập trung củng cố, tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; giữ ổn định quy mô đào tạo và số lƣợng sinh viên chính quy tuyển mới; giảm quy mô đào tạo và số lượng sinh viên chính quy tuyển mới hàng năm của các trường không đủ điều kiện bảo đảm chất lượng; tổ chức, sắp xếp lại các trường đã thành lập.
Bảng 2.13 Bảng tổng hợp số lượng trường đại học, cao đẳng năm 2012 Số
thứ tự
Vùng miền Đại học Cao đẳng
Tổng số Công p NCL Tổng số Công p NCL
Tổng 204 149 55 215 187 28
1 Miền Núi phía Bắc 13 12 1 42 41 1
2 Đồng bằng sông Hồng 89 68 21 59 50 9
3 Bắc Trung Bộ 17 15 2 14 13 1
4 Duyên hải Nam Trung Bộ 19 12 7 31 22 9
5 Tây Nguyên 3 2 1 9 9 0
6 Đông Nam Bộ 50 32 18 34 26 8
7 Đồng bằng sông Cửu Long 13 8 5 26 26 0
Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo Số liệu bảng 2.13 cho thấy mặc dù đã có sự điều chỉnh của các cơ quan quản lý, tuy nhiên số trường đại học vẫn tập trung chủ yếu ở hai vùng đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ Tương ứng là 38% và 33%. Đối với bậc cao đẳng, tình trạng trên phần nào đó được cải thiện 32% và 29%, dẫn đến nghịch lý là người học vẫn phải di chuyển từ những vùng khác đến nghiên cứu và học tập tại hai vùng trên.
Chƣa có sự điều hòa trong lĩnh vực này.
Tính đến 30/7/2008, số trường đại học thành lập mới là 20 trường trong đó có 19 trường đại học tư thục, chiếm tỷ lệ 95%. Số trường cao đẳng thành lập trong giai đoạn này là 20 trường trong đó có 18 trường cao đẳng tư thục chiếm tỷ lệ 90%. Qua đó phản ánh công tác xã hội hóa giáo dục đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, phát huy được tiềm năng và nguồn lực to lớn của xã hội, nhưng mạng lưới các trường ĐH-CĐNCL thường phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở hai vùng Bắc và Nam bộ. Cụ thể tính từ tháng 5/2008 đến tháng 5/2012 mạng lưới các trường phân bổ thể hiện qua bảng 2.14:
Bảng 2.14 Mạng lưới đại học, cao đẳng NCL theo vùng, lãnh thổ năm 2012
Vùng Số trường Vùng Số trường
Tây bắc 01 Tây Nguyên 01
Đông bắc 01 Duyên hải Nam Trung bộ 16
Đồng bằng Sông Hồng 30 Đông Nam bộ 27
Bắc Trung Bộ 03 Đồng bằng sông Cửu Long 05
Tổng Cộng 84
Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo Từ thực tế cho thấy các trường ĐH-CĐNCL Việt Nam phân bố tập trung ở hai vùng đồng bằng Bắc bộ và khu vực Đông Nam bộ (đồng bằng Sông Hồng 35,7%;
Đông Nam Bộ 31,1%; các vùng khác 33,2%), đã phản ánh phần nào những bất cập cần phải thay đổi trong quy hoạch mạng lưới các trường cho phù hợp hơn.
Mạng lưới các trường ĐH-CĐTT từ trước đến nay chưa được Nhà nước đề
cập nhiều, tuy nhiên trong quy hoạch tổng thể chung, Chính phủ cũng đã có quan tâm đến việc phát triển mạng lưới các trường tư thục tại Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg có nêu “Phát triển hợp lý các trường đại học, cao đẳng bán công, dân lập, tư thục và các trường được đầu tư 100% bằng vốn nước ngoài.
Phấn đấu đến năm 2010, số sinh viên học trong các trường ĐH-CĐNCL đạt khoảng 30% tổng số sinh viên”, nhƣng thực tế cho đến thời điểm năm học 2010-2011 số sinh viên các trường này chỉ chiếm 15,7% trên tổng số sinh viên đại học cao đẳng. Điều này đã phản ánh chính sách khuyến khích các trường ĐH-CĐNCL chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Hình 2.7 Cơ cấu các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập
Tính đến tháng 5/2012 cả nước có 204 trường đại học và 215 trường cao đẳng, trong đó số trường NCL là 83 trường chiếm tỷ lệ 19,8 % chứng tỏ công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc theo yêu cầu đề ra đã nêu trong Nghị Quyết số 14 của Bộ chính trị.
Bảng 2.15 Công tác quy hoạch hệ thống ĐH-CĐ Mục khảo sát Kiểu
trả ời
Trung bình
(M)
Độ ệch chuẩn
(S.D.)
Tần suất trả ời (F) (%)
4 3 2 1
1. Cần phải có quy hoạch, phải đảm bảo sự thống nhất và phù hợp cơ chế quản lý kinh tế
Đ 3,43 0,65 50 41 6 1
2. Quản lý Nhà nước đối với HTĐH-CĐTT dựa trên sự
điều chỉnh thay vì điều khiển Đ 3,38 0,69 45 42 5 2 3. Việc xây dựng quy hoạch,
kế hoạch phát triển HTĐH- CĐTT phải nằm trong toàn hệ thống GDĐH-CĐ
Đ 3,33 0,72 44 42 8 2
Qua nghiên cứu khảo sát các nhà quản lý giáo dục cho thấy công tác quy hoạch phải phù hợp với cơ chế quản lý với 92,8% số người được hỏi đồng thuận với ý kiến này nhƣng trên thực tế việc quy hoạch hệ thống GDĐH-CĐ chƣa theo kịp đƣợc quy mô phát triển của nền kinh tế. Bộ giáo dục và đào tạo là cơ quan tham mưu chính cho Nhà nước chưa thực hiện đúng vai trò của mình dẫn đến việc cho thành lập rất nhiều các trường ĐH-CĐ ở tại vùng Đồng bằng sông Hồng và miền Đông Nam bộ gây mất cân đối vùng miền. Tương tự như vậy Bộ cũng chưa làm tốt mối tương quan tỷ lệ giữa các trường công lập và ngoài công lập dẫn đến những sự cạnh tranh thiếu làm mạnh giữa hai loại hình trường này.