Bài học kinh nghiệm trong vai trò quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tƣ thục tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƢ THỤC

1.3 XU HƯỚNG VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƢ THỰC

1.3.3 Bài học kinh nghiệm trong vai trò quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tƣ thục tại Việt Nam

Những thông tin về xu hướng cũng như thực tiễn quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT tại một số quốc gia phát triển trên thế giới đƣợc đề cập ở trên tuy chƣa toàn diện nhƣng có thể rút ra một số kinh nghiệm bổ ích trong việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò QLNN đối với khu vực này nhƣ sau:

Thứ nhất: Tương tự như những lĩnh vực kinh tế xã hội khác thì một thực tế khách quan là nếu chỉ trông đợi vào ngân sách nhà nước bao cấp cho quá trình đào

tạo đại học, cao đẳng sẽ không thể đủ nguồn lực đáp ứng cho nhu cầu đào tạo của xã hội, do đó sự tham gia của các thành phần kinh tế khác trong giáo dục và đào tạo là hết sức cần thiết. Việc phát triển khu vực GDĐHCĐTT chính là sự phát huy điểm mạnh, lợi thế của kinh tế thị trường trong phát triển xã hội nói chung. Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy đại học, cao đẳng tƣ thục đã ra đời rất sớm và có quá trình phát triển lâu dài trên thế giới (đặc biệt tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển) là những minh chứng thực tế cho tính đúng đắn chủ trương xã hội hóa giáo dục. Tại hầu hết các quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới thì khu vực GDĐHCĐTT đều đóng vai trò quan trọng, trụ cột trong việc đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng. Đây là xu hướng phát triển tất yếu mang tính khách quan trong sự phát triển giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng thời gian tới tại Việt Nam.

Thứ hai: Kinh nghiệm thế giới cho thấy các quốc gia phát triển đều quản lý hệ thống trường đại học, cao đẳng tư thục theo cơ chế mở để thu hút được nhiều nhất nguồn lực trong nước và nước ngoài vào phát triển hệ thống. Bên cạnh đó, những thành tựu của công cuộc đổi mới tại Việt Nam và thành công trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài trong phát triển kinh tế cũng là những bài học kinh nghiệm thiết thực để Việt Nam chủ động kêu gọi đầu tƣ, hợp tác, liên doanh từ các nhà đầu tƣ nước ngoài vào khu vực GDĐHCĐTT. Qua đó không những cung cấp thêm nguồn lực cho phát triển hệ thống mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của toàn hệ thống trong tương lai. Kết nối với các nguồn lực quốc tế cũng chính là con đường ngắn nhất giúp giáo dục đào tạo tại Việt Nam hòa nhập với hệ thống giáo dục thế giới.

Thứ ba: Tại các quốc gia phát triển ví dụ nhƣ Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc thì chính phủ đã tạo được một môi trường minh bạch, công bằng và qua đó đã giúp hệ thống trường đại học, cao đẳng tư thục phát triển ổn định, bền vững. Nguyên tắc xây dựng các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường là để thị trường tự do điều tiết theo cơ chế của mình, nhà nước chỉ đóng vai trò giám sát và điều chỉnh khi cơ chế điều tiết của thị trường gặp trục trặc. Kinh nghiệm cho thấy tại hầu hết các quốc gia phát triển thì nhà nước rất ít can thiệp trực tiếp vào khu vực GDĐHCĐTT mà chủ yếu thực hiện chủ trương chấp nhận, thậm chí khuyến khích theo hướng tự chủ toàn diện, tự quản lý, tự kiểm soát. Đây là bài học kinh nghiệm mà Việt Nam cần tham khảo vì một khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì cần phải đảm bảo sự tự do cạnh tranh, tự do hoạt động, bình đẳng, không phân biệt của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế miễn là họ hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ tư: Tại các quốc gia phát triển thì công tác quản lý nhà nước cũng như tư duy của xã hội đã chuyển từ nhận thức trường đại học, cao đẳng chỉ chú trọng đến công tác đào tạo, giảng dạy sang giáo dục phải gắn với các hoạt động kinh tế, xã hội khác. Giáo dục và đào tạo là một hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động khác trong xã hội và có quan hệ biện chứng khách quan với nhau. Chính vì vậy trong thời

gian tới hệ thống đại học, cao đẳng sẽ theo hướng các công ty cổ phần cung cấp dịch vụ đào tạo và coi sinh viên là khách hàng. Bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng tư thục nên phát triển theo hướng đào tạo đa ngành và có xu hướng điều chỉnh theo nhu cầu xã hội. Do đó, quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tƣ thục tại Việt Nam trong thời gian tới cần phải chú ý đến những đặc thù này để xây dựng, điều chỉnh cơ chế chính sách quản lý cho phù hợp.

Thứ năm: Tại hầu hết các quốc gia đang phát triển trên thế giới thì các trường đại học, cao đẳng tư thục đều hoạt động theo hướng vì lợi nhuận, nhưng cũng có một số trường hoạt động theo hướng không vì lợi nhuận. Bên cạnh đó các trường cũng thường có nguồn tài chính dồi dào từ việc tiền hiến tặng của các tổ chức và cá nhân. Từ đó cho thấy Nhà nước ta trong giai đoạn tới cần có cách nhìn nhận vấn đề lợi nhuận trong giáo dục một cách rõ ràng hơn. Đã vận hành theo cơ chế thị trường thì chúng ta phải tôn trọng, chấp nhận các đặc thù của kinh tế thị trường là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh là vì lợi nhuận, giáo dục đào tạo tƣ thục là một loại hình dịch vụ thì cũng nên chấp nhận động cơ hoạt động vì lợi nhuận, bởi nếu không chấp nhận lợi nhuận thì chúng ta cũng phủ nhận vai trò và tính hiệu quả của cơ chế thị trường. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu Nhà nước công nhận quan điểm là giáo dục vì lợi nhuận, sau đó nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong giám sát chất lƣợng đào tạo thì đúng với bản chất và quy luật khách quan của cơ chế thị trường hơn.

Thứ sáu: Theo kinh nghiệm thế giới trong nâng cao vai trò giám sát của quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT thì cần phải có các tổ chức đánh giá, thẩm định chất lượng giáo dục để thường xuyên cung cấp thông tin giúp các cơ quan chức năng trong việc đánh giá đúng về thực trạng giáo dục của hệ thống đại học, cao đẳng nói chung và khu vực tƣ thục nói riêng. Bên cạnh đó, các tổ chức thẩm định chất lƣợng cũng là nơi cung cấp thông tin khách quan, trung thực cho người dân về chất lượng đào tạo của từng cơ sở đại học, cao đẳng tư thục và qua đó giúp tạo sự cạnh tranh lành mạnh, minh bạch giữa các trường trong việc duy trì sự tồn tại, phát triển của mình. Cần nghiên cứu thành lập trung tâm thẩm định giáo dục cấp quốc gia để giám sát HTĐH-CĐ nói chung và khu vực tƣ thục nói riêng. Đây chính là kinh nghiệm rất bổ ích, thiết thực và cấp bách trong thực hiện tại Việt Nam hiện nay, nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT trong thời gian tới.

Thứ bảy: Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường tại nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới đều coi giáo dục là một loại hình dịch vụ, do đó hoạt động phải theo mục đích lợi nhuận. Tôn chỉ hoạt động của giáo dục tƣ thục trong nền kinh tế thị trường là sử dụng nguồn lực từ tư nhân và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó, cần phải chấp nhận và tôn trọng sự khách quan của cạnh tranh sinh tồn và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Như vậy, nhà nước cần có khuôn khổ pháp lý không

chỉ cho việc cấp phép thành lập, giám sát quá trình hoạt động mà còn phải có các quy định cụ thể cho việc giải thể, phá sản của trường đại học, cao đẳng tư thục.

Chúng ta cần nhận thức rõ ràng về việc chấp nhận giải thể, phá sản của một trường đại học, cao đẳng tư thục cũng tương tự như một doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Một trường đại học, cao đẳng tư thục không thu hút được người học cũng tương tự như một doanh nghiệp vắng khách hàng hoặc chất lượng đào tạo thấp thì cũng tương tự như doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa chất lượng thấp. Như vậy, đây là bài học kinh nghiệm mà nhà nước cần lưu ý trong việc thực hiện phương hướng quản lý nhà nước thời gian tới.

Thứ tám: Kinh nghiệm phát triển khu vực GDĐHCĐTT trên thế giới cho thấy khu vực này ra đời, tồn tại, phát triển từ các nguồn lực xã hội do đó để phát triển ổn định, bền vững thì toàn hệ thống phải lấy thị trường, môi trường xã hội để tồn tại. Tuy nhiên kinh nghiệm thế giới là nhà nước cần nhận thức rõ việc phát triển đại học, cao đẳng tƣ thục không giống nhƣ phát triển doanh nghiệp, trong đó chấp nhận các hình thức doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa để tránh việc thành lập tràn lan, dễ dãi tác động tiêu cực đến sự phát triển của toàn hệ thống. Do đó, trong thời gian tới nhà nước cần định hướng để khu vực GDĐHCĐTT tại Việt Nam phát triển thêm các loại hình dịch vụ ngoài đào tạo nhƣ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đầu tƣ mở trung tâm sản xuất hoặc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, trung tâm tƣ vấn… từ đó kết nối chặt chẽ hơn hoạt động của hệ thống và xã hội, giảm bớt phụ thuộc vào nguồn kinh phí đào tạo. Cũng chính vì vậy nhà nước cần quản lý chặt chẽ việc cấp phép thành lập trường đại học, cao đẳng tư thục trên các mặt như quy định số vốn cần có, diện tích do trường sở hữu, số lượng giảng viên cơ hữu… nhằm bảo đảm mỗi trường ra đời là một cơ sở đào tạo đủ nguồn lực và điều kiện để tồn tại và phát triển.

Thứ chín: Kinh nghiệm thế giới cho thấy quản lý nhà nước cần sự linh hoạt theo thực trạng của hệ thống. Khi khu vực giáo dục đại học cao đẳng tƣ thục vừa mới được hình thành và đang trong giai đoạn phát triển sơ khai thì nhà nước cần có những ưu tiên nhất định trong việc tuyển sinh (có thể cho mỗi trường một số chỉ tiêu chỉ xét tuyển nhập học qua điểm của phổ thông trung học) từ đó giúp các trường tháo gỡ được khó khăn của quá trình tuyển sinh trong thời kỳ đầu. Nên chăng nhà nước thí điểm hỗ trợ kinh phí đào tạo/sinh viên trong giai đoạn đầu khi mới thành lập trường để giúp tháo gỡ khó khăn cũng như thể hiện sự chung tay, đồng hành của quản lý nhà nước với các khó khăn của khu vực GDĐHCĐTT. Khi hệ thống bắt đầu phát triển ổn định thì nhà nước phải tạo cơ chế bình đẳng cho các trường trong toàn hệ thống, không phân biệt đối xử giữa công lập và tư thục.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)