CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƢ THỤC
1.4 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Có thể nói từ trước đến nay có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến luận án, sau đây sẽ phân tích đánh giá các công trình có liên quan đến luận
án đã công bố để chỉ ra những vấn đề chƣa đƣợc giải quyết, qua đó có cơ sở xác định những vấn đề cần tập trung giải quyết trong luận án.
a) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của các chính sách phát triển trường lớp dân lập, tư thục trong giáo dục đại học và dạy nghề Việt Nam”, Chủ nhiệm đề tài TS Phạm Quang Sáng, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục.
Mục tiêu của đề tài là đi sâu nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành các chính sách phát triển trường lớp dân lập và tư thục trong giáo dục đại học và dạy nghề. Nội dung của đề tài nhằm nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách kinh tế nhiều thành phần, bối cảnh kinh tế xã hội tại thời điểm nghiên cứu trong việc hình thành các trường ngoài công lập trong giáo dục và đào tạo. tác giả đã trình bày cơ sở lý luận của các chính sách khuyến khích phát triển giáo dục đại học và dạy nghề tƣ thục, những vấn đề được đề cập tới như tư nhân hóa giáo dục trong bối cảnh nước ta về quan niệm về chính sách tƣ nhân hóa giáo dục. Thực trạng của hệ thống giáo dục tƣ thục trong giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở nước ta. Trên cơ sở đó đưa ra một số viễn cảnh về môi trường và điều kiện của việc phát triển tư thục. Tuy nhiên ở thời điểm đó số lượng các trường đại học cao đẳng ngoài công lập chưa nhiều, đặc biệt là các trường ĐH-CĐTT nên quá trình nghiên cứu chỉ mang tính định hướng cho các trường tư thục ra đời để làm tiền đề cho phát triển hệ thống các trường.
b) Báo cáo khoa học tổng kết đề tài “Nghiên cứu và đề xuất cơ chế giám sát của nhà nước đối với các trường đại học dân lập – tư thục ở Việt nam” Mã số B98-52-19, Chủ nhiệm đề tài TS Phạm Quang Sáng, Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục. Đề tài phân tích bối cảnh kinh tế xã hội của việc giáo dục đại học ở Việt Nam trong bối cảnh chung của đổi mới kinh tế nhằm tạo căn cứ chung để tiếp cận cơ chế giám sát của nhà nước đối với giáo dục đại học dân lập. Trình bày thực trạng công tác quản lý của nhà nước đối với các trường đại học cao đẳng dân lập ở Việt Nam. Đề tài đi sâu phân tích cơ chế giám sát của nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng dân lập. Tuy nhiên do tại thời điểm đó hệ thống các văn bản pháp quy hướng dẫn cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức, công tác tài chính và các vấn đề có liên quan đến hoạt động của các trường đại học cao đẳng dân lập tƣ thục chƣa đầy đủ nên việc kiểm tra giám sát nhiều khi bị hạn chế. Những đóng góp của đề tài nhằm giúp cho nhà nước tăng cường sự giám sát về chất lƣợng đào tạo, về công tác tuyển sinh và quản lý tài chính đối với hệ thống các trường ngoài công lập.
c) Tài liệu nghiên cứu “Phát triển giáo dục đại học trong cơ chế thị trường”
của tác giả Đặng Ứng Vận. Tính cấp thiết của đề tài là xã hội và Nhà nước ta yêu cầu giáo dục đại học phải có một sự đổi mới cơ bản, toàn diện và mạnh mẽ. Báo cáo của Chính phủ về tình hình giáo dục trước Quốc hội tại kỳ họp tháng 9/2004 đã chỉ rõ một trong các nguyên nhân của các yếu kém trong giáo dục là: Tƣ duy giáo dục chậm được đổi mới… chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN. Cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nội dung của đề tài có nên cơ sở lý luận phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị trường, thực tiễn cải cách giáo dục ở một số nước trên thế giới và các giải pháp phát triển giáo dục ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường. tuy nhiên đề tài chỉ nêu những vấn đề mang tính định hướng chung về giải pháp phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường nói chung chứ không đi sâu phân tích về phát triển giáo dục trong các trường tư thục do vậy vấn đề định hướng và tạo điều kiện để các trường tư thục phát triển một các bền vững là chưa có.
d) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Phương hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam" do Giáo sư- TSKH Trần Hồng Quân phụ trách. Đề tài đã góp phần quán triệt các quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa giáo dục, trong các trường ngoài công lập; xác định trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam là sản phẩm của công cuộc đổi mới giáo dục đại học. Trên cơ sở phân tích những thành công và những vấn đề cần giải quyết, đề tài đã đƣa ra một số đề xuất cụ thể nhƣ: Hoàn thiện khung hành lang pháp lý, với những cơ chế chính sách của Nhà nước đầu tư hỗ trợ và khuyến khích phát triển khu vực ngoài công lập; Đề xuất vấn để huy động vốn ngoài ngân sách Nhà nước ở các trường công lập; vấn đề Nhà nước đầu tư vào các trường ngoài công lập;
Một số kiến nghị về kiểm định chất lƣợng, về đào tạo đội ngũ về hiện đại hóa nội dung chương trình phương pháp; Những đề xuất về cơ chế tài chính về công khai minh bạch, về kiểm tra kiểm soát, về tính tự chủ của các cơ sở đào tạo. Một số kiến nghị về đất đai, thuế, tín dụng ƣu đãi…
e) Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng ở Việt Nam” năm 2009 là tài liệu gồm nhiều bài viết của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các dịch giả ở trong và ngoài nước. Trong tài liệu có nêu tương đối đầy đủ và chi tiết các vấn đề về quản lý giáo dục trong đó có các trường tư thục, tuy nhiên trong tài liệu chưa nêu được nhiều các vấn đề về công tác quản lý nhà nước mà đặc biệt là đối với các trường tư thục. Ngoài ra còn rất nhiều cuộc hội thảo về hoạt động của các trường tư thục trong thời gian gần đây.
F) Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài: các cuộc hội thảo, các báo cáo khoa học, các tài liệu viết về lĩnh vực này như Đề án quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2010-2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo (2007); Tạp chí tia sáng về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của tác giả Phạm Phụ (2006); Giáo dục Việt Nam nguyên nhân của sự xuống cấp và cải cách cần thiết của tác giả Vũ Quang Việt (2008); World Bank Cải cách giáo dục ở Trung Quốc 1995-tài liệu dịch ra tiếng Việt; Mô hình quản lý nhà trường của Mc Nay (1995); Mô hình kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Kirkpatrick và Hamblin; Đề cập đến công tác tuyển sinh của Robin Matross Helms(2008)… tuy nhiên những tài liệu này chỉ đề cập đến một số khía cạnh của
công tác quản lý, chƣa có nghiên cứu tổng quan về QLNN đối với khu vực này.
Tóm lại với những tài liệu đã nghiên cứu trên cho thấy hiện nay chƣa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu quản lý nhà nước đối với khu vực các trường tư thục, nên đề tài “Quản lý Nhà nước đối với khu vực giáo dục Đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam” cần phải đƣợc nghiên cứu nhằm giúp cho khu vực này ngày càng nâng cao được hiện quả hoạt động, đồng thời thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước.