Giải pháp tài chính

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại công ty cổ phần đông á tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 116 - 126)

Tăng vòng quay vốn lưu động nhằm tối ưu hóa công tác thu hồi nợ của khách hàng tránh tình trạng kéo dài, kết hợp với công tác xây dựng hoàn thiện chuỗi cung ứng

Nâng cao hiệu quả sử dụng các đồng vốn nhàn rỗi của đơn vị, tránh tình trạng vốn ứ đọng. Xây dựng các kế hoạch vốn phù hợp cho từng điều kiện hoạt động cụ thể nhằm tạo cho đơn vị một cấu trúc vốn phù hợp cho từng thời kỳ phát triển.

- Đối với các nguồn vốn bên ngoài

Việc mở rộng sản xuất rất cần có các nguồn vốn lớn, điều này không thể chỉ dựa vào nguồn vốn của đơn vị mà phải huy động vào các nguồn vốn khác của xã hội. Với mô hình công ty cổ phần và đã được lên sàn Upcom thì hiện nay kênh huy động của công ty có thể bằng hai cách:

Huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu nhằm huy động vốn của xã hội. Cách huy động này có chi phí sử dụng vốn phù hợp, nhưng để huy động nguồn vốn này

cần có thời gian tương đối dài.

Đối với các hoạt động cần có ngay nguồn vốn để chi trả thì nguồn vốn vay có thể đáp ứng ngay được. Với lợi thế của một đơn vị có hiệu quả và có sự cộng tác lâu dài với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì các ngân hàng có thể dành cho công ty mức chi phí lãi vay phù hợp. Vì vậy công ty cũng cần chú ý chọn ra các nhà cung cấp vốn chất lượng cao để liên kết thực hiện việc mở rộng qui mô sản xuất.

Việc đầu tư có thể bắt đầu với một hệ thống máy móc thiết bịđi kèm bao gồm : Bổ sung thêm 1 máy in offset 6 màu như hiện nay, một máy in offset 4 màu, một máy bế, một máy tráng phủ và các máy móc đi kèm. Toàn bộ dây chuyền ước tính vào thực tế thị trường và theo ý kiến một số chuyên gia trong ngành khoảng 23.505.355.128 đồng.

Bảng 2.13 Bảng dự báo máy móc thiết bị cần mua sắm đến năm 2020

Tên thiết bị Giá trị (Đồng)

Hệ thống chế bản điện tử 3,671,520,000

Máy in offset 6 màu 5,100,000,000

Máy in offset 4 màu 4,172,872,000

Máy bế 7,345,926,462 Máy tráng phủ UV 1,078,186,200 Các máy móc đi kèm(10% so với hệ thống thiết bị chính) 2,136,850,466 Tổng 23,505,355,128 Vốn giữ lại của công ty hiện có khoảng : 11.000.000.000 đồng. Vì vậy số tiền mà công ty còn phải huy động thêm là :12.505.355.128 đồng

Với mức vốn cần thêm như trên cũng như việc phân tích về các nguồn vốn mà công ty có thể huy động thì có hai nguồn tín dụng có thể huy động khả thi là : Nguồn vốn vay của TCT Khánh Việt và tăng vốn kinh doanh thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu. Đối với nguồn vốn TCT Khánh Việt, công ty có lợi thế là một đơn vị thành viên của TCT Khánh Việt nên có thể vay với mức lãi suất ưu đãi từ 10-12%. Cụ thể năm 2008 đã vay của TCT Khánh Việt số tiền là 3.500.000.000 đồng với lãi suất ưu đãi là 10% để đầu tư máy móc thiết bị. Với nguồn vốn còn thiếu như trên ta hoàn toàn có thể vay từ nguồn vốn TCT Khánh Việt mỗi năm một con số tương tự. Bên cạnh đó năm 2008 công ty còn huy động được từ cán bộ công nhân viên 2.500.000.000 đồng (Cả hai nguồn vay này công ty đều trả hết trong năm 2009). Vì vậy có thể nói nguồn vốn cung cấp cho việc mở rộng sản xuất của công ty là hoàn toàn khả thi và có mức chi phí sử dụng vốn phù hợp.

3.2.4 Giải pháp nhân sự

Với nền kinh tế tri thức đang ngày càng hình thành rõ nét thì giá trị sản phẩm hàng hóa kết tinh trong sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào nguyên vật liệu đầu vào, trang thiết bị hiện có mà còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người. Vì vậy để có một đội ngũ cán bộ thông minh, sáng tạo, gắn bó với công ty thì cần có các biện pháp sau:

- Xây dựng chiến lược nhân sự dài hạn theo hướng chuyên môn hóa cao bao gồm: + Đối với các cán bộ quản lý:

Xây dựng chương trình bồi dưỡng và đào tạo các cán bộ quản lý từ cấp tổ trưởng trở lên, nhằm tạo ra hạt nhân với sự nhạy bén trong công việc của người cán bộ quản lý . Đối tượng này sẽđược trang bị tốt về mặt chuyên môn, đào tạo bài bản về chuyên ngành in, cũng như am hiểu về sản phẩm bao bì, giúp cho họ có thể đáp ứng các đòi hỏi về kĩ thuật máy móc cũng như của thị trường. Tránh như trước đây việc đào tạo các cán bộ quản lý chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm, ít được đào tạo bài bản.

tiếp giao tiếp với các chuyên gia in ấn đến từ các quốc gia trên thế giới. Điều này giúp tăng khả năng nắm bắt các công nghệ mới, cũng như học hỏi các cách quản lý tiên tiến mới.

Hiệp hội ngành in là nơi để cho các cán bộ quản lý trong ngành in cùng chia sẻ học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý và tiếp cận với các kĩ thuật in mới

Đi đôi với công tác bồi dưỡng về mặt kiến thức và kĩ năng quản trị, thì đội ngũ này cũng cần phải thường xuyên được bồi dưỡng ý thức gắn bó với công ty, xem công ty như mái nhà thứ hai của mình để cùng chung sức lúc thuận lợi cũng như khó khăn. Sự gắn bó này là một yếu tố quan trọng mang lại sự thành công cho đơn vị

+ Đội ngũ cán bộ kĩ thuật

Gắn liền với sản xuất và chỉ đạo sản xuất. Đội ngũ này ngoài những kiến thức chuyên môn được đào tạo chuyên sâu về kĩ thuật in, thì phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực tế, phải nắm vững và am hiểu về các sản phẩm in của đơn vị. Đội ngũ này cần tiếp cận với đội ngũ công nhân sản xuất để huấn luyện và bồi dưỡng cho công nhân. Trang bị các thiết bị cần thiết cho bộ phận kĩ thuật thao tác trên phân xưởng như: máy liên lạc cầm tay, laptop…

Thường xuyên tổ chức cử cán bộ tham gia các hội chợ cũng như hội thảo về công nghệ, tham quan các nhà máy in lớn trong khu vực để học hỏi nâng cao kinh nghiệm + Đội ngũ thợ in

Đây là đội ngũ trực tiếp đứng máy có vị trí quan trọng trong sản xuất. Chất lượng sản phẩm làm ra phụ thuộc vào độ thành thục của đội ngũ này. Do đó đội ngũ này cần được đào tạo, khi được đứng máy phải có kinh nghiệm thực tế ít nhất là 2 năm. Bên cạnh đó quy trình sản xuất phải được tiêu chuẩn hóa nhằm hạn chế các sai sót về mặt chất lượng.

và ngoài nước. Nâng cao tay nghề ở lĩnh vực in bao bì mềm vì đây là lĩnh vực đơn vị mới thực hiện nên tay nghề của người lao động chưa cao

Chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người lao động, phòng tránh bệnh nghề nghiệp, trang bịđầy đủđồ bảo hộ khi tham gia sản xuất

+ Đội ngũ bán hàng

Đội ngũ bán hàng là đội ngũ trực tiếp đưa sản phẩm đến tay khách hàng, cũng như quảng bá sản phẩm. Đội ngũ này cần nắm vững các đặc tính sản phẩm, công dụng, độ bền, chất lượng sản phẩm để tư vấn cho khách hàng. Vì vậy đội ngũ này cần được đào tạo ít nhất từ 3 đến 6 tháng để nắm bắt các thông tin của sản phẩm. Việc đào tạo đội ngũ này thành thạo sẽ giữ chân và tăng sự tin tưởng từ phía khách hàng

+ Bố trí và sắp xếp nhân sự

Trước tiên công ty cần bố trí sắp xếp các nhân viên phòng ban của mình theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Phát hiện, bố trí người có năng lực vào các vị trí phù hợp để họ phát huy hết khả năng của mình. Mạnh dạn thay thế các cán bộ quản lý không có năng lực, ưu tiên cho lớp cán bộ trẻ kế cận để có thể gắn bó lâu dài với công ty

- Xây dựng cơ chế khen thưởng dựa trên hiệu suất đóng góp của các nhân viên trong công ty. Để cán bộ công nhân viên công ty gắn bó thành một khối thống nhất và tạo động lực đểđội ngũ cán bộ công nhân viên phát huy hết khả năng của mình, ngoài việc đào tạo bồi dưỡng thông qua giáo dục, thì việc xây dựng một qui chế thi đua khen thưởng khoa học và công bằng là hết sức cần thiết

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, nâng cao tinh thần làm việc cho người lao động. Làm tốt hoạt động này tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của công ty

Tóm lại, tất cả các giải pháp trên đều hướng vào mục tiêu thực hiện chiến lược đề ra . Các giải pháp nêu trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình

thực hiện chiến lược như giải pháp nhân sự và tài chính sẽ giúp cho giải pháp mở rộng sản xuất được thuận lợi, đảm bảo khả năng thực hiện và ngược lại. Hay giải pháp marketing sẽđảm bảo đầu ra cho công ty, tạo thị trường khi sản xuất được mở rộng. Các giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện sẽ là điều kiện đảm bảo tạo cơ sở vững chắc cho việc thực thi thành công chiến lược đã lựa chọn.

KT LUN

Thị trường luôn luôn biến đổi với các điều kiện kinh doanh ngày càng khốc liệt, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, với thách thức đặt ra ngày càng nhiều đối với CTCP Đông Á. Để tồn tại và phát triển được trong những điều kiện như vậy thì một trong những giải pháp cần thiết mà công ty cần quan tâm là xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Điều này giúp công ty nhìn nhận ra điểm mạnh, điểm yếu nhằm tránh rủi ro, tận dụng tốt các cơ hội cho mình

Qua sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia, tác giả đã xây dựng chiến lược phát triển của CTCP Đông Á đến năm 2020, nhằm giúp cho công ty có một cái nhìn về chiến lược đang theo đuổi và lựa chọn một chiến lược đúng cho mình. Thông qua việc đánh giá một cách khách quan và khoa học các môi trường bên trong, bên ngoài. Qua đó đã đánh giá được các cơ hội mà công ty đang có như: thị trường còn lớn, thu nhập dân cư đang tăng lên, thị hiếu của người tiêu dùng về bao bì đang ngày một nâng cao… cũng như nhìn nhận những nguy cơ được chỉ ra như: sự thay đổi về tỉ giá hay sự thay đổi về giá nguyên liệu giấy trong tương lai… sẽ là những điều cần xem xét một cách nghiêm túc. Bên cạnh đó việc đánh giá môi trường bên trong của đơn vị cũng sẽ giúp đơn vị nhìn nhận được các mặt mạnh của mình như: công tác tài chính lành mạnh, khả năng đáp ứng với nhu cầu của khách hàng… Qua việc tổng hợp tất cả các yếu tố chiến lược được lựa chọn trong luận văn sẽ giúp cho đơn vị giải quyết được các vấn đề sau:

Thứ nhất, việc mở rộng, nâng cao năng lực thiết bị giúp công ty có khả năng đáp ứng tốt hơn các đơn đặt hàng, qua đó nâng cao vị thế và uy tín của công ty, đồng thời khái thác hết các điểm mạnh và cơ hội trong tương lai. Việc mở rộng còn giúp cho công ty có thể mở rộng kho bãi dự trữ nguyên liệu giấy nhằm chống lại các đợt tăng giá mới.

Thứ hai, việc phát triển các dòng sản phẩm mới sẽ tạo cho công ty sự đa dạng và phong phú trong các chủng loại sản phẩm đáp ứng cho các phân khúc cũng như các thị trường khác nhau.

Thứ ba, là tạo ra một đội ngũ người lao động có trình độ, có tâm huyết luôn gắn bó với công ty.

Tác giả cũng đã vận dụng các sơ sở lý luận khoa học vào việc phân tích đánh giá thực tiễn tại CTCP Đông Á và đề xuất một số giải pháp để thực hiện thành công chiến lược lựa chọn nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho công ty trong thời gian tới. Luận văn đã thực hiện một cách khoa học và khách quan với sự giúp đỡ của các chuyên gia nhưng cũng không tránh khỏi các tồn tại nhất định, trong quá trình thực hiện công ty hoàn toàn có thể tùy vào điều kiện thực tế mà có các biện pháp cụ thể hơn, để ứng phó với những tình huống nhất định nhằm thực hiện chiến lược một cách hiệu quả nhất./.

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG

Ký hiu Tên

Hình 1.1 Mô hình quản trị chiến lược 5 giai đoạn

Hình 1.2 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện

Hình 1.3 Mô hình 5 tác động cạnh tranh của Micheal Porter

Hình 1.4 Quy trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược

Hình 1.5 Mô hình tổ chức của công ty

Hình 1.6 Qui trình sản xuất

Bảng 1.1 Bảng tổng hợp trường kinh doanh - EFE

Bảng 1.2 Bảng tổng hợp trường kinh doanh - IFE

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp doanh thu – lợi nhuận

Bảng 2.3 Bảng thống kê các pháp nhân có doanh thu và sản lượng lớn.

Bảng 2.4 Bảng thống kê tình hình cung cấp nguyên liệu giấy cho công ty

của các nhà cung cấp chính.

Bảng 2.5 Bảng thống kê khả năng huy động vốn của các tổ chức tín dụng

tại Khánh Hòa

Bảng 2.6 Bảng tổng hợp đánh giá môi trường bên ngoài tác động đến công

ty

Bảng 2.7 Bảng thống kê về giá trị sản xuất qua các năm

Bảng 2.8 Bảng thống kê máy móc thiết bị chính

Bảng 2.9 Bảng tổng hợp doanh thu theo khu vực

Bảng 2.10 Bảng thống kê nhân sự

Bảng 2.11 Bảng thống kê trình độ tại công ty (không kể lao động phổ thông)

Bảng 2.12 Bảng tổng hợp đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của công ty

TÀI LIU THAM KHO Tiếng Vit

1. Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược (dùng cho học viên cao học), Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.

2. Báo cáo Tổng kết ngành In năm 2005.

3. Báo cáo hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần Đông Á năm 2007, 2008, 2009.

4. Cẩm nang kinh doanh Harvard (2006) (Biên dịch Trần Thị Bích Nga – Phạm Ngọc Sáu), Chiến lược kinh doanh hiệu quả, Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

5. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa (Số 12/2009), Bản tin tổng hợp kinh tế xã hội, Tài liệu phục vụ nội bộ, Khánh Hòa.

6. Vũ Dương Ngọc Dũng (2008), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael

E. Porter, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

7. Peter F. Drucker (2008) (Dịch giả Nguyễn Dương Hiếu), Tinh hoa quản trị của

Drucker, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

8. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

9. Lê Thế Giới (Chủ biên, 2006), Nghiên cứu Marketing Lý thuyết và Ứng dụng,

Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

10. Hồ Thị Hoàng Hà (2009), Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp bao

bì Khatoco đến năm 2015, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Nha Trang.

11. Hiệp hội bao bì Việt Nam (2008, 2009), Tạp chí thông tin khoa học kĩ thuật

bao bì, Hà Nội.

12. Đồng Thị Thanh Phương (2002), Quản trị sản xuất và dịch vụ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

13.Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2009), Quyết định số 622/QĐ-NHNN ngày

14. Trần Anh Tuấn (2009), Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty TNHH Viễn

thông Nha Trang đến năm 2015, Luận văn tốt nghiệp Đại học Nha Trang.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại công ty cổ phần đông á tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 116 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)