Lựa chọn chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại công ty cổ phần đông á tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 107 - 110)

Lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp với sức mạnh của công ty, sẽ tạo cho công ty thế và lực mới trên thương trường, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

- S7: Đã xây dựng các hình thức marketing sản phẩm như xây dựng website, đào tạo đội ngũ bán hàng

- S9: Cán bộ công nhân viên yên tâm công tác - S8: Trình độ công nhân tay nghề cao ổn định, nắm bắt kĩ thuật tốt

- T1: Lãi suất cho vay của các ngân hàng ảnh hưởng đến chi phí của công ty

- T2: Sự thay đổi tỉ giá tạo nên áp lực cho nguyên liệu giấy nhập khẩu

- T3: Vị trí địa lý hiện nay của đơn vị sẽ không thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh

- T7: Thị trường của công ty bị ảnh hưởng do các đối thủ cạnh tranh

- T8: Các đối thủ hiện nay đều đã có thâm niên trong ngành in – bao bì, nên họ rất tự tin khi cạnh tranh

Qua ma trận SWOT ta đã thấy được các phương án như sau: Nhóm S-O:

* Phương án 1: Thâm nhập thị trường hiện có của công ty trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa. Duy trì thị trường hiện có, khái thác hết khả năng của thị trường hiện nay mà công ty đang nắm giữ

* Phương án 2: Mở rộng thị trường thông qua các kênh phân phối hiện có hoặc liên kết với các đơn vị khác, để mở rộng thị trường. Khai thác các thị trường hiện còn bỏ ngỏ, nhằm khai thác hết công suất của máy móc hiện có

* Phương án 3: Mở rộng nhà máy hiện có nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Đáp ứng các mục tiêu và cũng là tiền đề xây dựng các chiến lược kinh doanh sau này để mở rộng về qui mô cũng như về công nghệ

Nhóm S-T:

* Phương án 4: Giữ vững thị trường hiện tại, ổn định các sản phẩm chủ lực, duy trì sự khác biệt hóa sản phẩm. Khai thác tối đa các dòng sản phẩm hiện có, tạo tiền đề phát triển. Đánh giá một số sản phẩm còn chưa khai thác hết thị trường và tình hình kinh tế chưa ổn định. Công ty sẽ tiếp tục khai thác các sản phẩm hiện tại ở một mức lớn hơn, chờ các điều kiện xã hội ổn định để tìm kiếm cơ hội

Trong đó ta có thể nhận thấy:

Cả hai phương án 1 và 2 đồng thời giải quyết các vấn đề còn yếu về mặt thị trường của công ty; vận dụng mở rộng các kênh bán hàng nhằm mở rộng thị trường như ở khu vực TP Hồ Chí Minh, dựa trên nền tảng là các thị trường đã có sẵn được mở rộng và củng cố khu vực thị trường tỉnh Khánh Hòa

Phương án 3: Đầu tư hệ thống kho bãi và thiết bị sản xuất đồng bộ dây chuyền sản xuất bao bì mềm dựa trên các điểm mạnh nội tại của công ty, đồng thời tận dụng tối đa các cơ hội hiện có với sự hỗ trợ của phương án 4.

Qua việc nhận xét các phương án chiến lược trên có thể sắp xếp và rút lại các phương án chiến lược sau:

Có đủ nguồn lực thích hợp

Chiến lược có khả năng thực thi

Chiến lược có lợi thế cạnh tranh

Chiến lược đúng thời điểm

Chiến lược đơn giản rõ ràng và chặt chẽ

Qua phân tích Upstair để rà soát lại các phương án chiến lược hiện tại ta có thể rút ra được các phương án sau:

Phương án 1: Thâm nhập và mở rộng thị trường hiện có. Đồng thời nghiên cứu và phát triển các thị trường mới

Phương án 2: Đầu tư hệ thống kho bãi và thiết bị sản xuất đồng bộ dây chuyền sản xuất bao bì mềm

Phương án 3: Duy trì sự khác biệt hóa sản phẩm. Đồng thời phát triển các sản phẩm mới

Nhận xét:

Qua việc phân tích trên ta có thể lựa chọn chiến lược cho CTCP Đông Á đến năm 2020 là:

Đầu tư máy móc thiết bị nhằm đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất bao bì mềm,

nâng cao năng lực sản xuất; đa dạng hóa, mở rộng mặt hàng bao bì mềm và chất lượng

sản phẩm; mở rộng kho bãi; tiếp tục giữ vững mặt hàng truyền thống là bao bì carton;

liên kết với các nhà phân phối mở rộng thị trường, nhất là thị trường TP Hồ Chí Minh.

Để có thể triển khai thành công các chiến lược nêu trên, CTCP Đông Á cần xác định các giải pháp chính sách hợp lý và cụ thểđể chiến lược thành công.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại công ty cổ phần đông á tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)