Xác định các kế hoạch hành động và triển khai các giải pháp thực

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại công ty cổ phần đông á tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 25 - 29)

Tổ chức thực hiện là việc chuyển giao trách nhiệm từ những người xây dựng chiến lược cho các nhà quản trị viên theo chức năng và bộ phận.

Tổ chức thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì:

- Đảm bảo cho chiến lược thực hiện ở mọi khâu, mọi bộ phận trong doanh nghiệp.

- Tạo ra sự phù hợp giữa mục tiêu chiến lược với các mục tiêu hàng năm của doanh nghiệp, mục tiêu tác nghiệp và nhiệm vụ của từng bộ phận.

- Tạo ra sự phù hợp giữa các chức năng quản trị (Marketing, sản xuất, R&D, nhân sự…)

- Góp phần cho các quản trị gia phân bổ các nguồn lực trong doanh nghiệp một cách hợp lý đối với các chiến lược đã vạch ra.

Các loại chiến lược thường được sử dụng trong thực tiễn:

* Chiến lược cấp công ty:

- Các chiến lược tăng trưởng tập trung:

+ Chiến lược thâm nhập thị trường: là tìm cách tăng trưởng các sản phẩm hiện đang sản xuất trong khi vẫn giữ nguyên thị trường đang tiêu thụ.

+ Chiến lược phát triển thị trường: là chiến lược tìm cách thâm nhập vào các thị trường khác nhau trên cơ sở thị trường hiện tại.

+ Chiến lược phát triển sản phẩm mới: là chiến lược nhằm tăng doanh số bán hàng thông qua việc cải thiện sản phẩm hiện có hoặc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng hiện tại.

- Các chiến lược đa dạng hóa:

+ Các chiến lược đa dạng hóa theo kiểu hội nhập dọc:

Chiến lược cấp công ty

Chiến lược cấp SBU

Chiến lược hội nhập dọc, ngược chiều:là chiến lược mà doanh nghiệp tìm kiếm sự tăng trưởng về doanh số và qui mô bằng cách gia tăng sự ảnh hưởng lên nhà cung cấp. Có hai hình thức:

• Hội nhập dọc ngược chiều, nội bộ: là hình thức mà doanh nghiệp tự bỏ vốn, nhân lực đi thành lập cơ sở cung cấp đầu vào.

• Hội nhập dọc ngược chiều, bên ngoài: là hình thức mà doanh nghiệp đi bỏ vốn lôi kéo các nhà cung cấp.

Chiến lược hội nhập dọc, thuận chiều: là chiến lược mà doanh nghiệp tìm kiếm sự tăng trưởng về doanh số và qui mô bằng cách gia tăng sự ảnh hưởng lên các nhà phân phối. Có hai hình thức:

• Hội nhập dọc thuận chiều, nội bộ: là hình thức mà doanh nghiệp tự bỏ vốn, nhân lực đi thành lập cơ sở phân phối.

• Hội nhập dọc thuận chiều, bên ngoài: là hình thức mà các doanh nghiệp bỏ vốn để lôi kéo các nhà phân phối.

+ Các chiến lược đa dạng hóa hàng ngang:

Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm: là chiến lược mà doanh nghiệp tìm kiếm sự tăng trưởng về doanh số và quy mô bằng cách đa dạng hóa sang sản phẩm mới, bán trên thị trường mới hoặc hiện tại nhưng có liên quan đến sản phẩm đang sản xuất.

Chiến lược đa dạng hóa tổng hợp: là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng về doanh thu và quy mô bằng cách đa dạng hóa sang sản phẩm mới, bán trên thị trường mới không liên quan đến sản phẩm đang sản xuất.

- Các chiến lược tăng trưởng bằng con đường hướng ngoại:

+ Chiến lược hợp nhất: là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng về doanh số và qui mô bằng cách hợp nhất hai doanh nghiệp một cách tự nguyện thành một doanh nghiệp mới duy nhất.

+ Chiến lược thôn tính: là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng về doanh số và qui mô thông qua cạnh tranh trên thị trường. Nhờ có cạnh tranh mà doanh nghiệp lớn

thôn tính doanh nghiệp nhỏ hoặc một phần doanh nghiệp lớn khác để trở thành doanh nghiệp lớn hơn.

+ Chiến lược liên doanh: là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng về doanh số và qui mô thông qua hai hay nhiều doanh nghiệp thỏa thuận với nhau cùng chia sẻ chi phí, lợi nhuận, rủi ro để khai thác cơ hội kinh doanh trên thị trường.

- Các chiến lược phục vụ mục tiêu ổn định:là chiến lược doanh nghiệp áp dụng để duy trì qui mô sản xuất cũng như thếổn định trong một thời kỳ dài.

- Chiến lược phục vụ mục tiêu suy giảm:

+ Thu hẹp hoạt động: là chiến lược tìm kiếm sự suy giảm thông qua việc cắt giảm chi phí và tài sản của những bộ phận làm ăn không hiệu quả trong doanh nghiệp.

+ Cắt bỏ hoạt động: là chiến lược tìm kiếm sự suy giảm bằng cách giải thể hay bán đi một số chi nhánh, một số bộ phận trong doanh nghiệp.

+ Thanh lý: là chiến lược bán đi tất cả các tài sản của doanh nghiệp với một cách thức nào đó để giá trị thu được là lớn nhất.

* Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh:

SBU là một đơn vị kinh doanh chiến lược của một doanh nghiệp có đóng góp quan trọng vào sự thành công của doanh nghiệp, hoạt động cùng hay không cùng thị trường mục tiêu với các đơn vị kinh doanh khác và chia sẻ nguồn lực với các đơn vị kinh doanh khác.

Có các loại chiến lược cấp đơn vị kinh doanh như sau:

- Chiến lược dẫn đầu về chi phí: là giải pháp tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách sản xuất ra sản phẩm có chất lượng ngang bằng nhưng có chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh và giành ưu thế trong cạnh tranh.

- Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: là giải pháp tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp có những đặc trưng hoặc tính độc đáo riêng so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và giành lợi thế trong cạnh tranh.

- Chiến lược trọng tâm hóa:là giải pháp tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách đơn vị kinh doanh tập trung toàn bộ nguồn lực và thế mạnh của mình vào một thị trường trọng điểm mà đơn vị có thế vượt trội so với đối thủ.

*Chiến lược cấp bộ phận chức năng:

Chiến lược cấp bộ phận chức năng là chiến lược xác định phương thức hành động của từng bộ phận chức năng như: Marketing, nghiên cứu phát triển sản phẩm, sản xuất, nhân sự, tài chính, hệ thống thông tin…để hỗ trợ đảm bảo cho việc thực thi các chiến lược của công ty, chiến lược cạnh tranh của các SBU.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại công ty cổ phần đông á tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)