3.2.1 Giải pháp sản xuất
a. Giải pháp về nguyên liệu
- Mở rộng nhà cung cấp: Hiện nay hai nhà cung cấp giấy chính cho đơn vị là Công ty Cổ phần Rạng Đông và Công ty Chánh Dương. Tuy nhiên trong giai đoạn phát triển tiếp theo thì việc dựa vào hai nhà cung cấp là quá ít, không tạo ra sự lựa chọn cần thiết cho công ty trong quá trình mở rộng sản xuất, mở rộng các nhóm sản phẩm. Trong xu thế hiện nay khi mở rộng các nhóm hàng bao bì mềm thì công ty cần tìm thêm các nhà cung cấp vật tư in bao bì mềm có uy tín để mở rộng việc thu mua
Theo dự báo, nhu cầu giấy và bìa toàn thế giới sẽ tăng từ 365 triệu tấn năm 2005 lên khoảng 494 triệu tấn vào năm 2020 chiếm tỷ lệ tăng trưởng trung bình khoảng 2% năm, tương ứng với đó thì nhu cầu nguồn nguyên liệu nhất là nguyên liệu giấy sẽ rất khan hiếm do đó công ty cần có các biện pháp ứng phó như sau :
ty trong thời gian tới, nhằm chủ động về nguồn nguyên liệu, ổn định sản xuất. Chuỗi cung ứng của công ty nên xây dựng theo hướng tiên phong với mục tiêu: kiểm soát chất lượng sản phẩm mua; giảm tồn kho; hệ thống cung ứng kịp thời; chú trọng chất lượng hơn là biến động của giá cả thu mua.
- Lập bộ phận hoạch định dự báo, bộ phận này có trách nhiệm chuyên dự báo sự thay đổi về giá và đánh giá các biến động của thị trường, từ đó cùng Phòng Kế hoạch nghiệp vụ lên kế hoạch mua vật tư phù hợp với từng thời kỳ sản xuất trong năm với các điều kiện kinh tế cụ thể
- Xây dựng chiến lược hội nhập dọc về phía sau để xây dựng các chuỗi cung ứng khép kín cho công ty
- Xây dựng nhân lực cho hệ thống cung ứng hiện tại, không chỉ là nhân lực để kiểm soát chất lượng đầu vào mà cả nhân lực tiềm kiếm các nhà cung cấp mới, tạo nên sự đa dạng hóa trong vấn đề lựa chọn nhà cung cấp
- Xây dựng các chuỗi cung ứng nhỏ để đáp ứng các nhu cầu tức thì của công ty. Chuỗi cung ứng này không chỉ là cung ứng về vật tư sản xuất mà còn cung ứng tất cả các nhu cầu khác trong kinh doanh. Việc xây dựng các chuỗi cung ứng nhỏ cũng tạo điều kiện cho nhà quản trị kiểm soát các khoản chi phí của mình tốt hơn.
b. Giải pháp về mặt bằng sản xuất
Để có thể mở rộng sản xuất, cũng như đảm bảo mặt bằng kho tàng bến bãi của công ty trong quá trình mở rộng sản xuất. Công ty cần có các giải pháp sau :
- Sắp xếp lại dây chuyền sản xuất theo hướng khoa học, đảm bảo thể hiện đầy đủ đường đi của sản phẩm. Nên tách nhóm sản xuất bao bì mềm ra thành một phân xưởng riêng, đầy đủ các khâu sản xuất. Khi thực hiện chiến lược mở rộng sản xuất bao bì mềm chắc chắn máy móc thiết bị sẽ chiếm thêm diện tích, đồng thời nhóm bao bì mềm sẽ thành một cụm sản xuất riêng với các công nghệ khi hoàn chỉnh dây chuyền là tương đối khác với nhóm carton. Do đó không nên để nhóm bao bì mềm vào chung một phân
xưởng với nhóm bao bì carton
- Sắp xếp lại kho bãi của đơn vị theo hướng thuận tiện trong việc vận chuyển các nguyên vật liệu đến các phân xưởng sản xuất
- Mở rộng kho bãi bằng việc đi thuê đất ở các khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như: khu công nghiệp Đắc Lộc... Ở các kho xa chỉ lưu trữ chủ yếu là các thành phẩm, tại đơn vị chỉ lưu trữ vật tư sản xuất trực tiếp.
c. Giải pháp về công nghệ
- Áp dụng các công nghệ in hiện đại trên thế giới nhờ vào nguồn lực tài chính Hiện nay ngành in chủ yếu vẫn có ba công nghệ in bao bì cartoon, công nghệ in offset và công nghệ in flexo. Hai công nghệ in là offset và in flexo trong tương lai sẽ đóng vai trò chủ đạo với các lợi thế của mình. Đối với công nghệ in carton sẽđược củng cố với công nghệ hiện tại.
Để tận dụng khả năng công nghệ hiện nay thì công ty nên mua các thiết bị tích hợp các công nghệ in mới. Khả năng mua máy mới với giá thành cao là không khả thi, tuy nhiên có thể mua các dòng máy nhỏ tích hợp các công nghệ mới: như máy in offset 6 màu đã qua sử dụng…
Chủ động nghiên cứu các kỹ thuật in mới trên thế giới, cũng như tại Việt Nam nhằm nghiên cứu kết hợp với các công nghệ in hiện có để hoàn thiện các qui trình in hiện tại. Để thực hiện biện pháp này một cách đồng bộ nhất thì công ty cần xây dựng định hướng đầu tư thiết bị. Với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trước đây thì mục tiêu hàng đầu của công ty là đáp ứng được khối lượng của các đơn đặt hàng với chất lượng tương đối. Với chiến lược sản xuất kinh doanh mới thì nhu cầu thay đổi thiết bị sẽ theo các xu hướng sau:
+ Việc mở rộng máy móc thiết bị theo xu hướng phù hợp với các qui mô hiện tại (nếu có thể mở rộng mặt bằng thì có thể xem xét việc lập các phân xưởng mới) và việc lựa chọn các dòng sản phẩm chủ lực.
+ Máy móc đầu tư phải theo hướng tự động hóa cao, có thể sản xuất ra các sản phẩm có độ chuyên biệt hóa cao, mang lại nét đặc trưng riêng cho các dòng sản phẩm. Sử dụng các phần mềm trong quá trình sản xuất, đầu tư các thiết bị nâng cao chất lượng in bằng hệ thống chế bản CTB. Hiện nay hệ thống CTB này công ty chưa có nên còn phụ thuộc vào các đơn vị bạn khâu chế bản điện tử.
+ Sử dụng linh hoạt các công nghệ in hiện có, nhằm nâng cao khả năng đáp ứng số lượng và chất lượng ngày càng tăng của dòng sản phẩm carton cũng như mở rộng các nhóm sản phẩm bao bì mềm.
d. Giải pháp về nâng cao công tác phối hợp với các đơn vị khác trong TCT Khánh
Việt
Việc thực hiện liên kết giữa các công ty trong nội bộ TCT Khánh Việt như Công ty Cổ phần Giấy Rạng Đông (chuyên sản xuất giấy), Công ty In- Bao bì Khatoco (đơn vị có trang thiết bi và công nghệ tương đối hiện đại), Công ty TNHH Thương mại Khatoco. Các đơn vị có thể cùng phối hợp với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty có thể tận dụng các mối quan hệ này để phục vụ cho quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh về nguồn giấy và học hỏi các kinh nghiệm về công nghệ in, cũng như tạo ra một liên kết để cạnh tranh ở các khu vực thị trường còn bỏ ngỏ. Sự liên kết này thể hiện qua việc xây dựng nên một chuỗi cung ứng nội bộ của các công ty. Việc cung cấp giấy sẽ do Công ty cổ phần Rạng Đông với giá cạnh tranh, công ty KPE sẽ trợ giúp cho công ty về công nghệ in với các thiết bị in mới nhất, Công ty TNHH Thương mại Khatoco sẽ hỗ trợ cho công ty về mặt tạo lập thương hiệu trong thời gian đầu và sử dụng các điểm bán hàng của Công ty TNHH Thương mại Khatoco để giới thiệu sản phẩm.
3.2.2 Giải pháp Marketing
a. Xây dựng chiến lược maketing cho từng dòng sản phẩm
- Xác định các dòng sản phẩm chủ lực, để từ đó tập trung phát triển các dòng sản phẩm này
Hiện nay dòng sản phẩm bao bì carton là một ngành khép kín với số lượng khách hàng hạn chế (chủ yếu là thùng carton cung cấp cho Nhà máy Thuốc lá Khánh Hòa) và để mở rộng sản phẩm của nhóm sản phẩm này nguồn khách hàng hiện nay là không nhiều. Vì vậy hiện nay đơn vị phải dịch chuyển dần sang nhóm ngành bao bì mềm đang ngày càng phát triển. Trong đó nhóm bao bì carton vẫn được duy trì là một nhóm ngành truyền thống làm chỗ dựa trong thời gian đầu chuyển đổi qua các nhóm sản phẩm mới. Khi các nhóm sản phẩm mới thực sự tạo được chỗđứng trên thị trường thì công ty có thể kết hợp các sản phẩm, tạo ra sự khép kín của bao bì sản phẩm bao gồm cả sản phẩm bao bì cấp 1 và bao bì cấp 2 giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.
- Xây dựng giải pháp chiến lược thị trường đồng bộ
Đối với từng thị trường cũng cần có chiến lược phù hợp với từng địa phương. Giữ vững thị trường hiện tại, mở rộng thị trường mới, đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng việc phân chia các nhóm khách hàng theo đặc thù của sản phẩm. Như nhóm khách hàng bao bì bánh kẹo, nhóm khách hàng bao bì nông sản…. để có các hướng tiếp thị khác nhau cho từng dòng sản phẩm đặc thù.
- Xác định giá bán đặc thù cho từng phân khúc thị trường và từng nhóm sản phẩm để tạo ra sự cạnh tranh với các nhóm đối thủ.
- Nghiên cứu các nhóm sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, nhằm tìm ra các sự khác biệt, điểm mạnh điểm yếu của các nhóm sản phẩm này.
- Xây dựng hình ảnh sản phẩm của công ty thông qua các phương tiện truyền thông mới như: Internet, trên các phương tiện đa truyền thông. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và nhất là công nghệ quảng cáo thì việc làm mới mình trong mắt khách hàng và xã hội là một điều cần thiết. Việc mở rộng khâu quảng cáo không chỉ đơn thuần là trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà việc này nên triển khai ngay đến từng cán bộ công nhân viên, cũng như tận dụng các khách hàng để có thể quảng bá sản phẩm của mình.
- Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu thị trường của khách hàng thông qua các phiếu điều tra trực tiếp hay gián tiếp bằng các hình thức như qua mạng internet hay phỏng vấn trực tiếp bằng điện thoại, phiếu hỏi... Điều này giúp cho công ty linh hoạt hơn trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường, cũng như nhanh chóng tìm ra các nhược điểm của sản phẩm trong quá trình lưu thông trên thị trường.
- Xây dựng chính sách chiết khấu thương mại cho các khách hàng lớn, khuyến khích họ mua hàng cũng như tạo mối quan hệ khăng khít hơn với các nhà tiêu thụ.
b. Giải pháp giá bán
Xây dựng phương pháp giá bán hiệu quả và phản ánh đúng các khoản mục chi phí, xây dựng các tiêu chí phân bổ phù hợp hơn so với tiêu chí doanh thu như bây giờ. Thông qua việc xây dựng giá bán khoa học sẽ giúp công ty kiểm soát các khoản chi phí, theo dõi chi phí hao hụt, xác định rõ hiệu quả của từng nhóm hàng, trên cơ sởđó công ty có thể đề ra chính sách giá bán phù hợp mềm dẻo cho từng sản phẩm khi đi đấu thầu các gói thầu in ấn.
Ngoài các chính sách chiết khấu thương mại đang áp dụng hiện hành công ty nên áp dụng thêm chiết khấu thanh toán, mở các đợt khuyến mãi giảm giá có trọng tâm vào các nhóm hàng đang có dấu hiệu chững lại trong kinh doanh.
c. Giải pháp phân phối
- Xây dựng kênh phân phối phù hợp cho từng vùng, từng miền, xây dựng chuỗi hệ thống đại lý phân phối chính ở các thị trường có tiềm năng lớn như TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội…..
- Xây dựng cơ chế hoa hồng đại lý cho từng khu vực, vì từng khu vực thị trường có đặc điểm và nhu cầu chủng loại và chất lượng sản phẩm, đặc điểm thanh toán khác nhau nên công ty có các phương án xây dựng hoa hồng cho thích hợp. Đẩy mạnh công tác này tại các địa bàn trọng điểm kinh doanh và các nhóm sản phẩm mới trong quá trình tìm kiếm thị trường
- Mở thêm các kênh phân phối mới: hội chợ, bán hàng trực tuyến qua mạng
d. Giải pháp hoàn thiện công tác cung cấp thông tin quản lý
Hiện nay khả năng cung cấp thông tin quản lý trong dài hạn của công ty còn hạn chế rất nhiều, vì vậy để nâng cao khả năng cung cấp thông tin công ty có thể triển khai các biện pháp sau:
- Xây dựng bộ phận phân tích chuyên sâu về thị trường, bộ phận này giúp việc trực tiếp cho giám đốc, nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này là: phân tích về thị trường hiện tại, nghiên cứu nhu cầu thị trường về các sản phẩm bao bì trong tương lai.
- Thường xuyên theo dõi các biến động của ngành in bao bì không chỉ trong địa bàn Khánh Hòa mà ở cả khu vực và cả nước
- Thu thập thông tin từ các đối thủ cạnh tranh và các khách hàng truyền thống nhằm tìm ra xu hướng sản xuất trong tương lai của các đối thủ.
3.2.3 Giải pháp tài chính - Đối với nội bộ của đơn vị - Đối với nội bộ của đơn vị
Tăng vòng quay vốn lưu động nhằm tối ưu hóa công tác thu hồi nợ của khách hàng tránh tình trạng kéo dài, kết hợp với công tác xây dựng hoàn thiện chuỗi cung ứng
Nâng cao hiệu quả sử dụng các đồng vốn nhàn rỗi của đơn vị, tránh tình trạng vốn ứ đọng. Xây dựng các kế hoạch vốn phù hợp cho từng điều kiện hoạt động cụ thể nhằm tạo cho đơn vị một cấu trúc vốn phù hợp cho từng thời kỳ phát triển.
- Đối với các nguồn vốn bên ngoài
Việc mở rộng sản xuất rất cần có các nguồn vốn lớn, điều này không thể chỉ dựa vào nguồn vốn của đơn vị mà phải huy động vào các nguồn vốn khác của xã hội. Với mô hình công ty cổ phần và đã được lên sàn Upcom thì hiện nay kênh huy động của công ty có thể bằng hai cách:
Huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu nhằm huy động vốn của xã hội. Cách huy động này có chi phí sử dụng vốn phù hợp, nhưng để huy động nguồn vốn này
cần có thời gian tương đối dài.
Đối với các hoạt động cần có ngay nguồn vốn để chi trả thì nguồn vốn vay có thể đáp ứng ngay được. Với lợi thế của một đơn vị có hiệu quả và có sự cộng tác lâu dài với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì các ngân hàng có thể dành cho công ty mức chi phí lãi vay phù hợp. Vì vậy công ty cũng cần chú ý chọn ra các nhà cung cấp vốn chất lượng cao để liên kết thực hiện việc mở rộng qui mô sản xuất.
Việc đầu tư có thể bắt đầu với một hệ thống máy móc thiết bịđi kèm bao gồm : Bổ sung thêm 1 máy in offset 6 màu như hiện nay, một máy in offset 4 màu, một máy bế, một máy tráng phủ và các máy móc đi kèm. Toàn bộ dây chuyền ước tính vào thực tế thị trường và theo ý kiến một số chuyên gia trong ngành khoảng 23.505.355.128 đồng.
Bảng 2.13 Bảng dự báo máy móc thiết bị cần mua sắm đến năm 2020
Tên thiết bị Giá trị (Đồng)
Hệ thống chế bản điện tử 3,671,520,000
Máy in offset 6 màu 5,100,000,000
Máy in offset 4 màu 4,172,872,000
Máy bế 7,345,926,462 Máy tráng phủ UV 1,078,186,200 Các máy móc đi kèm(10% so với hệ thống thiết bị chính) 2,136,850,466 Tổng 23,505,355,128 Vốn giữ lại của công ty hiện có khoảng : 11.000.000.000 đồng. Vì vậy số tiền mà công ty còn phải huy động thêm là :12.505.355.128 đồng
Với mức vốn cần thêm như trên cũng như việc phân tích về các nguồn vốn mà công ty có thể huy động thì có hai nguồn tín dụng có thể huy động khả thi là : Nguồn vốn vay của TCT Khánh Việt và tăng vốn kinh doanh thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu. Đối với nguồn vốn TCT Khánh Việt, công ty có lợi thế là một đơn vị thành viên của TCT Khánh Việt nên có thể vay với mức lãi suất ưu đãi từ 10-12%. Cụ thể năm 2008