Các công cụ sử dụng để đánh giá và đề ra chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại công ty cổ phần đông á tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 30 - 126)

1.7.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - EFE

- Mục đích: Ma trận này giúp doanh nghiệp tóm tắt và đánh giá tầm ảnh hưởng của các tác lực ngoại vi đối với hoạt động của doanh nghiệp.

- Cách thức xây dựng:

+ Tổng hợp môi trường kinh doanh

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp trường kinh doanh - EFE

1 2 3 4 5 Các yếu tố môi trường Mức độ quan trọng của các yếu tốđối với ngành Tác động đối với doanh nghiệp Tính chất tác động Điểm Liệt kê các yếu tố môi trường cơ bản và các thành tố của chúng Phân loại mức độ quan trọng tương đối của mỗi yếu tố từ 0,0-1,0 với 0,0 là không quan trọng đến 1,0 rất quan trọng Phân loại mức độ tác động của mỗi yếu tố đối với doanh nghiệp “4” = tốt “3” = Khá. “2” = Trung bình. “1” = Kém Mô tả tính chất tác động “+” = tác động tốt (cơ hội) “-” = tác động xấu (nguy cơ) Nhân trị số cột 2 với cột 3 và đặt dấu “+” hoặc “-” vào kết quả thu được

Từ bảng trên, nếu có nhiều yếu tố có số điểm “+” và số điểm “-” cao thì doanh nghiệp phải lưu ý các yếu tốđó đầu tiên, vì đó chính là cơ hội (+) và nguy cơ (-) đối với doanh nghiệp.

+ Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE), theo 5 bước dưới đây:

ƒ Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp (theo nhận diện trên), gồm từ 10 đến 20 yếu tố (gồm cả cơ hội và nguy cơ).

ƒ Bước 2: Xác định mức độ quan trọng: 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Lưu ý tổng số các mức độ quan trọng của toàn bộ các yếu tố trên danh mục (bước 1) phải bằng 1,0.

ƒ Bước 3: Xác định hệ số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố. Dựa vào chiến lược hiện tại của doanh nghiệp xem mức độ phản ứng của chiến lược hiện tại của công ty là như thế nào. Trong đó: (4) là phản ứng tốt nhất; (3) là phản ứng trên trung bình; (2) là phản ứng trung bình và (1) là phản ứng dưới trung bình.

ƒ Bước 4: Tính điểm cho tùng yếu tố bên ngoài, bằng cách làm phép nhân (mức độ quan trọng của yếu tố nhân (*) hệ số dành cho yếu tố đó)

ƒ Bước 5: Cộng tổng điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố đế xác định tổng số điểm quan trọng cho doanh nghiệp.

9 Điểm cao nhất: 4 (Chiến lược của doanh nghiệp có phản ứng rất tốt với các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài).

9 Điểm thấp nhất: 1 (Chiến lược của doanh nghiệp không tận dụng được các cơ hội hoặc không né tránh được các nguy cơ từ môi trường bên ngoài).

9 Điểm trung bình: 2,5.

1.7.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE

- Mục đích: Ma trận này giúp doanh nghiệp tóm tắt và đánh giá tầm ảnh hưởng của các yếu tố nội bộđối với hoạt động của doanh nghiệp.

- Cách thức xây dựng:

+ Tổng hợp môi trường nội bộ

Bảng 1.2: Bảng tổng hợp trường kinh doanh - IFE

1 2 3 4 5 Các yếu tố môi trường nội bộ Mức độ quan trọng của các yếu tốđối với doanh nghiệp trong ngành Tác động đối với doanh nghiệp Tính chất tác động Điểm Liệt kê các yếu tố môi trường cơ bản và các thành tố của chúng Phân loại mức độ quan trọng tương đối của mỗi yếu tố từ 0,0-1,0 với 0,0 là không quan trọng đến 1,0 rất quan trọng Phân loại mức độđáp ứng của doanh nghiệp đối với mỗi yếu tố “4” = Tốt “3” = Khá. “2” = Trung bình. “1” = Kém Mô tả tính chất đáp ứng “+” = đáp ứng tốt (điểm mạnh) “-” = đáp ứng xấu (điểm yếu) Nhân trị số cột 2 với cột 3 và đặt dấu “+” hoặc “-” vào kết quả thu được

Từ bảng trên, nếu có nhiều yếu tố có sốđiểm “+” và số điểm “-” cao thì doanh nghiệp phải lưu ý các yếu tốđó đầu tiên, vì đó chính là điểm mạnh (+) và điểm yếu (-) đối với doanh nghiệp.

+ Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (IFE), theo 5 bước dưới đây:

ƒ Bước 1: Lập danh mục các yếu tố nội bộ có vai trò quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp (theo nhận diện trên), gồm từ 10 đến 20 yếu tố (gồm cả điểm mạnh và điểm yếu).

ƒ Bước 2: Xác định mức độ quan trọng: 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Lưu ý tổng số các mức độ quan trọng của toàn bộ các yếu tố trên danh mục (bước 1) phải bằng 1,0.

ƒ Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phân loại là 1); điểm yếu nhỏ nhất (phân loại là 2); điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại là 3); điểm mạnh lớn nhất (phân loại là 4).

ƒ Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bên ngoài, bằng cách làm phép nhân (mức độ quan trọng của yếu tố nhân (*) hệ số dành cho yếu tốđó)

ƒ Bước 5: Cộng tổng điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố đế xác định tổng sốđiểm quan trọng cho doanh nghiệp.

9 Tổng điểm nhỏ hơn 2,5: Công ty yếu về nội bộ. 9 Tổng điểm lớn hơn 2,5: Công ty mạnh về nội bộ.

1.7.3 . Ma trận SWOT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khái niệm: Ma trận SWOT là ma trận đề xuất chiến lược xây dựng trên cơ sở 4 yếu tố là: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Từ đó giúp nhà quản trị xây dựng được 4 chiến lược: SO, WO, ST và WT.

- Để lập ma trận SWOT ta tiến hành qua các bước sau:

+ Bước 1: Liệt kê các cơ hội và nguy cơ chính từ môi trường bên ngoài.

+ Bước 2: Liệt kê các điểm mạnh và điểm yếu chính từ môi trường nội bộ.

+ Bước 3: Kết hợp SO hình thành phương án chiến lược nhằm khai thác các điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài doanh nghiệp.

+ Bước 4: Kết hợp WO hình thành các phương án chiến lược nhằm khai thác các cơ hội để khắc phục điểm yếu và ghi vào ô tương ứng WO.

+ Bước 5: Kết hợp ST hình thành các phương án chiến lược sử dụng điểm mạnh bên trong, để hạn chế hoặc né tránh các nguy cơ bên ngoài và ghi vào ô tương ứng ST.

+ Bước 6: Kết hợp WT xây dựng các phương án phòng thủ nhằm tối thiểu hóa các điểm yếu bên trong và tránh khỏi những nguy cơ từ bên ngoài. Ghi vào ô tương ứng WT.

- Ma trận SWOT gồm:

+ Ô thứ nhất: là ô trống để cho phép người lập ma trận điền các thông tin như: ngày, tháng, năm, hoặc các thông tin cần thiết về công ty.

+ Bốn ô tiếp theo: gồm 2 ô hàng ngang phía trên và 2 ô hàng dọc phía dưới chứa đựng các yếu tố quan trọng là: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ.

+ Bốn ô còn lại chứa đựng những chiến lược đề ra.

SWOT Liệt kê các cơ hội (O) - O1 - O2 - O3… Liệt kê các nguy cơ (T) - T1 - T2 - T3… Liệt kê các điểm mạnh (S) - S1 - S2 - S3…

Các chiến lược SO Các chiến lược ST

Liệt kê các điểm yếu (W) - W1

- W2 - W3…

Các chiến lược WO Các chiến lược WT

1.8. Bài học kinh nghiệm của một số công ty trong việc áp dụng quản trị chiến lược vào hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong các công ty đã đạt được những thành công với chiến lược, có thể kể ra đây hai công ty đã thành công với các chiến lược của mình đó là: Tổng Công ty Viễn thông quân đội (gọi tắt là Viettel) và Công ty Honda Việt Nam.

1.8.1. Tổng Công ty Viễn thông quân đội (Viettel)

Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005 và Bộ Quốc Phòng có quyết định số 45/2005/BQP ngày 06/4/2005 về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội.

Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.

Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.

Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel.

Quan điểm xây dựng chiến lược của Viettel

Thứ nhất, chiến lược của mỗi công ty gắn liền với văn hóa của công ty.

Thứ hai, chiến lược cũng liên quan tới tầm nhìn. Trong kinh doanh không có tầm nhìn đúng hay tầm nhìn sai, mà có nhiều tầm nhìn đúng chỉ có điều khác nhau, vì từ các công ty khác nhau. Vì thế chiến lược cũng khác nhau.

Thứ ba, chiến lược thì phải xuất phát từ cái gốc của chiến lược. Chiến lược nếu sao chép mà không hiểu cái gốc thì không thể triển khai được

Thứ tư, Viettel không tiêu diệt các đối thủ, mà đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết.

Với sự nhận thức như vậy Viettel đã xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh khá tốt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm mạnh của Viettel:

- Là một doanh nghiệp mới thành lập, Viettel biết rằng họ không thể bằng các công ty khác trong ngành dịch vụ viễn thông như FPT hay VNPT. Viettel đã tự đánh giá và nhìn nhận vị trí của mình trong thị trường. Tuy nhiên việc ra đời sau mang lại cho Viettel một thế mạnh là họ có cơ hội đánh giá lại chiến lược của các công ty đi trước để tìm ra các điểm mạnh và điểm yếu, để xây dựng cho mình một chiến lược hoàn chỉnh

- Nhân lực của Viettel cần cù, ham học hỏi, chịu khó, quyết tâm. - Viettel kế thừa khoa học kỹ thuật của quân đội trong viễn thông.

- Viettel có được một đội ngũ lãnh đạo giỏi, một nguồn nhân lực cơ bản tốt để có thể thực hiện được chiến lược của mình

- Viettel là mô hình mới chuyển đổi từ quân đội sang làm kinh tế nên đa số đều bỡ ngỡ với môi trường kinh doanh, nhất là kinh doanh viễn thông một ngành tương đối mới.

- Trình độ quản lý và nguồn vốn còn hạn hẹp. Ở đây đáng lưu ý là nguồn nhân lực IT trong cả nước thời điểm đó còn rất khan hiếm

Cơ hội của Viettel khi thành lập:

- Viettel ra đời khi cuộc chiến dành thị phần chưa gay gắt và vùng nông thôn hầu như bị các nhà mạng khác bỏ trống

- Là một đơn vị quân đội và cái nhìn thiện cảm của người tiêu dùng đối với một đơn vị quân đội vẫn rất lớn.

- Ngoài mảng điện thoại thì các mảng khác của thị trường viễn thông vẫn còn rất màu mỡ: Internet, mạng không dây…

Thách thức:

- Thị trường viễn thông đã tồn tại ba công ty lớn là Vinafone, Mobifone, FPT. Sự cạnh tranh để vươn lên của Viettel cũng tác động đến lợi ích của các đơn vị này và dĩ nhiên họ sẽ có phản ứng.

- Về công nghệ thì Viettel phải xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật một cách khoa học nhất, điều này đòi hỏi phải lựa chọn một công nghệ viễn thông không quá lạc hậu và phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam

- Nguồn đào tạo nhân lực cao trong nước về công nghệ viễn thông còn rất hạn chế.

Thực hiện chiến lược của Viettel trong giai đoạn sơ khởi:

- Chiến lược xây dựng thương hiệu ngay từ lúc khởi lập doanh nghiệp

Quá trình thực hiện chiến lược của Viettel là một quá trình được thực hiện bài bản. Họ xây dựng thương hiệu với slogan khá ấn tượng “ Hãy nói theo cách của bạn” . Viettel đã dám nghĩ, dám làm họ thuê chuyên gia thực hiện cho mình. Hợp đồng được ký tới 45.000$ với JW Thompson, với suy nghĩ rằng: Ngành viễn thông có lịch sử hàng trăm năm, nên người ta coi khách hàng như một đám đông. Thậm chí còn được gọi là “thuê bao”, gần đây mới được gọi là “khách hàng” (customer). Viettel muốn làm khác đi, bằng cách coi mỗi khách hàng là một cá thể, và Viettel muốn phục vụ họ như một cá thể riêng biệt. Đó là triết lý kinh doanh đầu tiên của Viettel, thể hiện tầm nhìn của Viettel trong việc chăm sóc khách hàng.

Viettel đã nhận ra trong thời kỳđó các công ty viễn thông khác đã bỏ qua một khu vực kinh doanh lớn, chính là khu vực nông thôn. Viettel đã rất thông minh khi nhận ra rằng họ không thể cạnh tranh với các đại gia như Mobifone hoặc Vinafone tại thành thị (với hơn mười năm phát triển và kinh doanh). Trong khi họ có thế mạnh về con người, về vốn nhất là sựđầu tưđối với nông thôn của Viettel được sựủng hộ của các cơ quan nhà nước khi muốn phổ biến viễn thông về vùng nông thôn. Khi Viettel thâm nhập vào thị trường nông thông họ đã kết hợp những điểm mạnh của mình, với cơ hội là thị phần nông thôn bỏ ngỏ, kết hợp với chính sách nhà nước khuyến khích và kết quả Viettel đã thành công. Ở nông thôn lúc ấy, Viettel có thể nói là đánh vào mảng kinh doanh còn bỏ ngỏ của các công ty khác. Để rồi ở nông thôn ai cũng nhắc đến Viettel với sự tin tưởng về chất lượng và khi đã chiếm lĩnh nông thôn, từ đó tạo cho khách hàng niềm tin rằng Viettel làm tốt ở nông thôn thì ở thành thị sẽ tốt hơn. Sau khi Viettel thành công tại nông thôn thì các nhà mạng khác đã quay về nông thôn để làm. Vậy là họ đã chậm hơn Viettel từ một năm rưỡi đến hai năm. Sau khi các nhà mạng khác về nông thôn thì Viettel lại không đầu tư vào nông thôn nữa mà lại quay lại thành phố để làm. Với chiến lược rất thông minh này cho thấy Viettel đã kết hợp nhuần nhuyễn các điểm mạnh, cơ hội để đưa chiến lược kinh doanh lúc mới hình thành một cách khoa học. Bên cạnh đó, chiến lược kinh doanh của Viettel đặt nền tảng trên yếu tố con người là chủđạo. Với sức mạnh về nhân lực quân đội, với tiềm lực kinh tế tốt. Viettel đã thu hút nguồn nhân lực tay nghề cao, tạo ra được một văn hóa Vietel rất riêng đã giúp Viettel vươn tới thành công như hôm nay.

1.8.2. Công ty Honda Việt Nam

Công ty Honda Việt Nam thành lập năm 1996 với ba thành viên chủ chốt ban đầu là: Công ty Honda Motor Nhật Bản chiếm 42%, Công ty Asia Honda Motor (Thái Lan) chiếm 28% và Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam chiếm 30%. Với mục tiêu kinh doanh chính là cung cấp cho thị trường các dòng xe gắn máy, phương tiện đi lại chủ yếu tại Việt Nam.

Mục tiêu của Honda Việt Nam:

- Công ty nỗ lực cung cấp các sản phẩm chất lượng toàn cầu với giá cả hợp lý, vì sự hài lòng cao nhất của khách hàng Việt Nam.

- Luôn nâng cao năng lực sản xuất, phát triển đào tạo, chuyển giao công nghệ, thực hiện nội địa hóa, xuất khẩu và nhiều hoạt động khác đểđáp ứng khách hàng, đóng

góp vào sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, các phong trào về an toàn giao thông, lái xe an toàn.

- Sản phẩm của công ty phải nhấn mạnh đến sự bền bỉ, kiểu dáng đa dạng và giá cả hợp lý.

Điểm mạnh và yếu của Honda Việt Nam:

Công ty Honda Việt Nam ra đời với thương hiệu Honda đã ăn sâu vào tâm trí người Việt Nam như một chuẩn mực về chất lượng và độ bền bỉ của các dòng sản phẩm trước đây, đa số được nhập khẩu. Công ty cũng nhận thức được rằng so với các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn là một thị trường đầy tiềm năng bởi tỷ lệ phổ cập mới đạt 8 người/xe, khu vực nông thôn lại chiếm hơn 70% dân số cả nước. Thị trường

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại công ty cổ phần đông á tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 30 - 126)