Công ty Honda Việt Nam thành lập năm 1996 với ba thành viên chủ chốt ban đầu là: Công ty Honda Motor Nhật Bản chiếm 42%, Công ty Asia Honda Motor (Thái Lan) chiếm 28% và Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam chiếm 30%. Với mục tiêu kinh doanh chính là cung cấp cho thị trường các dòng xe gắn máy, phương tiện đi lại chủ yếu tại Việt Nam.
Mục tiêu của Honda Việt Nam:
- Công ty nỗ lực cung cấp các sản phẩm chất lượng toàn cầu với giá cả hợp lý, vì sự hài lòng cao nhất của khách hàng Việt Nam.
- Luôn nâng cao năng lực sản xuất, phát triển đào tạo, chuyển giao công nghệ, thực hiện nội địa hóa, xuất khẩu và nhiều hoạt động khác đểđáp ứng khách hàng, đóng
góp vào sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, các phong trào về an toàn giao thông, lái xe an toàn.
- Sản phẩm của công ty phải nhấn mạnh đến sự bền bỉ, kiểu dáng đa dạng và giá cả hợp lý.
Điểm mạnh và yếu của Honda Việt Nam:
Công ty Honda Việt Nam ra đời với thương hiệu Honda đã ăn sâu vào tâm trí người Việt Nam như một chuẩn mực về chất lượng và độ bền bỉ của các dòng sản phẩm trước đây, đa số được nhập khẩu. Công ty cũng nhận thức được rằng so với các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn là một thị trường đầy tiềm năng bởi tỷ lệ phổ cập mới đạt 8 người/xe, khu vực nông thôn lại chiếm hơn 70% dân số cả nước. Thị trường Việt Nam còn rất rộng lớn và Honda Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng để đáp ứng thị trường. Đánh giá về các điểm mạnh và điểm yếu của công ty hiện nay có thể tổng hợp như sau:
Điểm mạnh của công ty Honda Việt Nam
- Được kế thừa thương hiệu Honda đã được khẳng định trên thị trường.
- Các thành viên tham gia thành lập công ty đều là các thành viên có năng lực về cơ khí động lực và chế tạo xe gắn máy.
- Nguồn lực tài chính mạnh
- Đội ngũ lạnh đạo và mô hình quản trịđược xây dựng khoa học
- Dây chuyền sản xuất tựđộng hóa cao
Điểm yếu của Honda Việt Nam
- Được thành lập ở Việt Nam nên nguồn nhân lực là vấn đề lớn của công ty vì dây chuyền sản xuất là dây chuyền công nghiệp tự động hóa cao, nên đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân có tay nghề tương ứng. Trong khi đó quá trình đào tạo của Honda Việt Nam cho lao động tại chỗ cần phải có thời gian mới có kết quả.
- Phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu như máy xe hay các thiết bị điện - điện tử.
- Thị trường Việt Nam còn bỏ ngỏ cho dòng xe hai bánh kể cả dòng xe trung và cao cấp.
- Thu nhập của người dân ngày càng cao nên nhu cầu để có một phương tiện đi lại cũng tăng lên.
- Ngành cơ khí của Việt Nam rất được coi trọng và phát triển nên công ty cũng nhận được nhiều sựưu đãi của nhà nước.
- Trên thị trường Việt Nam xe máy mang nhãn hiệu Honda chiếm tỉ lệ áp đáo đối với các dòng xe của các hãng khác như Yamaha hay Suzuki.
Thách thức đối với Honda Việt Nam
- Hiện nay công nghiệp phụ trợ của Việt Nam gần như không có nên việc cung cấp các vật tư phụ trợ khan hiếm, gây khó khăn cho công việc sản xuất.
- Thị trường Việt Nam còn mới nên cần có thời gian thử nghiệm các dòng sản phẩm khác nhau, nhất là nghiên cứu về tác động môi trường tự nhiên đối với tuổi thọ xe
- Nguồn đào tạo nhân công tay nghề cao còn hạn chế, đây là vấn đề rất được Honda Việt Nam quan tâm vì các dây chuyền sản xuất mang tính tựđộng hóa cao.
Chiến lược của Honda Việt Nam
Thời điểm mới thành lập không như các công ty khác với chính sách thường là khuyến mãi, giảm giá để mong sản phẩm tạo chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng, Honda Việt Nam lại chọn cho mình một cách tiếp cận thị trường hoàn toàn mới. Đó chính là chiếc Dream II với giá bán là 29,9 triệu đồng. Việc định giá chiếc xe này cao như vậy (so với chiếc Dream II nhập khẩu từ Thái Lan có giá 30 triệu đồng), cộng với việc thời điểm đó đã xuất hiện xe Trung Quốc giá rẻ hơn thì có thể nói Honda Việt Nam đã xác lập một mặt bằng giá cao. Tuy nhiên với việc áp dụng chiến lược phân biệt giá, Honda Việt Nam đã thăm dò được phản ứng của người tiêu dùng về mặt hàng mới của mình đồng thời khẳng định giá đi kèm với chất lượng. Sau một thời gian dùng thử người tiêu dùng đã xác lập được chất lượng của chiếc xe và phần nào chấp nhận giá của nó. Từ đó Honda Việt Nam đã xóa đi được trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam lúc bây giờ luôn nghi ngờ về chất lượng. Khi đó Honda Việt Nam từng bước giảm giá chiếc xe và thực sự chiếm được sự lựa chọn của người tiêu dùng.
Qua từng thời kỳ phát triển Honda Việt Nam đều có các chiến lược cụ thể và đã gặt hái thành công. Ở đây ta chỉ xem xét thêm một chiến lược trong số các chiến lược
của Honda Việt Nam áp dụng đó là: đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, giá cả trên tất cả các phân khúc thị trường. Chiến lược này được Honda Việt Nam thực hiện từ khi được thành lập, đến nay lại càng được thực hiện nhiều hơn.
Nhìn vào điểm mạnh và yếu, cũng như cơ hội và thách thức của Honda Việt Nam có thể thấy được rằng, đây là chiến lược vô cùng đúng đắn. Thị trường Việt Nam nhu cầu xe máy là rất lớn, với thói quen sử dụng xe gắn máy đã có từ trước năm 1975. Honda Việt Nam phân khúc thị trường nhưng đồng thời tấn công tất cả các phân khúc, khác biệt so với chiến lược của đa số các công ty áp dụng là chỉ chọn cho mình một phân khúc nào đó rồi tiến hành nghiên cứu và thâm nhập. Ở đây cũng có thể thấy được những điểm mạnh của Honda Việt Nam đã được phát huy ở mức độ lớn nhất: khả năng tài chính vượt trội, khả năng sản xuất với sự tựđộng hóa cao, giảm giá thành giữ vững chất lượng, khả năng nghiên cứu thị trường sâu sát. Hiện nay các dòng sản phẩm của Honda Việt Nam đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu và khả năng tài chính của mỗi gia đình Việt Nam, dẫn chứng một số loại xe như sau:
- Đối với đối tượng có thu nhập thấp, họ có thể lựa chọn các dòng xe sau: Wave anpha với giá 11 triệu đồng hay Wave 110S giá 14 triệu đồng, rất phù hợp với các gia đình có thu nhập thấp ở các khu vực như nông thôn, hải đảo. Có thể nói Honda Việt Nam đã thỏa mãn được cho phân khúc thị trường cấp thấp, nhưng lại là thị trường lớn vì dòng xe này sẽđáp ứng cho khu vực nông thôn với hơn 70% dân số Việt Nam. Đây cũng có thể xem là một chiến lược thị trường đúng đắn với sựủng hộ của các cơ quan nhà nước kết hợp với khả năng sản xuất mạnh, quá trình quản trị tốt để giảm giá thành, để từđó đưa ra các dòng xe giá rẻ phục vụđời sống người dân nông thôn.
- Ở phân khúc tầm trung với mức giá từ 20-30 triệu đồng thì khách hàng có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm có chất lượng tốt và phong cách thiết kế sang trọng như Future I, II, hay dòng xe tay ga Click phù hợp với khổ người nhỏ của người Việt Nam.
- Phân khúc cao cấp với mức giá từ 31-50 triệu đồng có các dòng xe như Air Blead hay SH. Đây là dòng xe dành cho các gia đình có thu nhập cao sử dụng các loại xe đắt tiền, có thiết kế lạ mắt với các tính năng vận hành đạt tiêu chuẩn cao.
Tất cả các dòng sản phẩm trên đều được nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi sản xuất, phù hợp với các chiến lược của Honda Việt Nam đặt ra, nên không có gì lạ khi chúng xuất hiện trên thị trường thường tạo ra những cơn sốt giá.
Sự thành công của Honda Việt Nam gắn liền với những nỗ lực về nghiên cứu và đánh giá đúng đắn thị trường. Góp phần tạo nên một thương hiệu Honda Việt Nam luôn chiếm được lòng tin của khách hàng.
Chương 2
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CTCP ĐÔNG Á