Khái niệm Tự học và Năng lực tự học

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN DẠY HỌC TÍCH CỰC

1.2. Năng lực tự học của sinh viên đại học sư phạm

1.2.1. Khái niệm Tự học và Năng lực tự học

1.2.1.1. Tự học

Trên thế giới có khá nhiều khái niệm tự học, năm 1987 Candy đã thống kê có ít nhất 30 khái niệm thường được trích dẫn tại trong các công trình nghiên cứu. Các khái niệm chia thành hai phương diện là tính tự định hướng (bản chất của người học) và phương pháp học tập (người học lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch, tự trải nghiệm).

Tự học đã được nghiên cứu từ rất lâu tại Việt Nam, có tương đối nhiều khái niệm tự học đã được các nhà nghiên cứu đưa ra. Các tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo lại khẳng định: sự học có thể là tự học có thầy hướng dẫn (học giáp mặt thầy) hay có thể học không có thầy bên cạnh nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả học tập [33].

Tác giả Thái Duy Tuyên trong tác phẩm Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới cho rằng: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học” [35]

Tự học là một bộ phận của học tập, nó có mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ với quá trình học tập. Trong tác phẩm “Tình huống dạy học Giáo dục học”, tác giả Đỗ Thế Hưng cho rằng học tập là “quá trình người học tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành không có sự hướng dẫn, quản lý trực tiếp của GV và sự quản lý trực tiếp của cơ sở GD, đào tạo. Đây là phương thức học tập cơ bản của GD không chính quy, GD thường xuyên, đồng thời còn là một bộ phận không thể tách rời của quá trình học tập có hệ thống trong các trường hợp nhằm đào sâu, mở rộng để nắm vững kiến thức của HS” [14]

Dựa vào các quan niệm nêu trên, chúng tôi đưa ra cách hiểu tự học là quá trình người học huy động toàn bộ khả năng trí tuệ, vốn sống, tình cảm và ý chí của mình để tác động một cách chủ động vào đối tượng cần khám phá để lĩnh hội một cách tự lực một khối lượng kiến thức, kỹ năng năng và hoàn thiện nhân cách bản thân dưới sự can thiệp hay không can thiệp của GV.

1.2.1.2. Năng lực

Năng lực là một khái niệm được nhắc đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, với rất nhiều định nghĩa khác nhau.

1/ Theo từ điển tiếng Việt thông dụng của Nguyễn Như Ý năng lực là “khả năng làm tốt công việc”. Năng lực là khả năng hoàn thành một loại hành động nào đó đáp ứng yêu cầu với chất lượng tốt [41].

2/ Trong Tâm lí học rất nhiều học giả đưa ra các quan niệm khác nhau về năng lực. Đa số các nhà tâm lí cho rằng năng lực là thuộc tính của cá nhân đáp ứng các yêu cầu của một hoạt động nhất định đảm bảo cho hoạt động của chủ thế có kết quả tốt. Năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của họ. Năng lực vừa là tiền đề, điều kiện cho hoạt động có kết quả tốt, vừa là kết quả của hoạt động khi

năng lực phát triển ngay trong chính hoạt động. Khi nói tới năng lực là nói tới sự tổng hợp các thuộc tính tâm lí, sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính cá nhân.

3/ Trong ngôn ngữ tiếng Anh có hai thuật ngữ liên quan đến năng lực là competencycompetence. Competence là năng lực, khả năng, thẩm quyền;

Competency cũng có nghĩa tương tự. Khi một ai đó được công nhận có đủ trình độ, thẩm quyền để giải quyết một công việc, nghĩa là có năng lực hành động hay năng lực công việc.

Ở Anh và xứ Wale thuật ngữ competence dùng để chỉ NL, phản ánh những mong đợi của việc làm và tập trung vào các vai trò của lao động hơn là vào các công việc [138], [139]. Các tiêu chuẩn và các NL được kết hợp để tạo ra các đơn vị của sự đánh giá các hoạt động tại chỗ làm việc. Lực lượng lao động có năng lực bao gồm các cá nhân có thể thực hiện các hoạt động lao động một cách ổn định, phù hợp với các tiêu chuẩn đặt ra trong việc làm ở hàng loạt các bối cảnh hoặc các điều kiện nhất định.

Ở Mỹ, thuật ngữ competency dùng để chỉ NL được hiểu là cái làm cho con người có thể làm được các công việc của nghề đó, chứ không phải là các công việc của nghề. NL là thuộc tính cơ bản của con người, nó dẫn đến sự thực hiện một cách hiệu quả và tốt trong một nghề [138, [139].

Ở Australia, người ta lại dùng cả hai thuật ngữ competencecompetency để chỉ NL và được hiểu như sau: NL (competence) là một cấu trúc gồm các thuộc tính nhân cách tạo nên khả năng thực hiện thành thạo công việc. NL (competency) là khả năng thực hiện được các hoạt động trong nghề hoặc nhiệm vụ theo tiêu chuẩn mong đợi ở công việc. Người có NL là người có được những thuộc tính nhân cách cần thiết để thực hiện một công việc theo tiêu chuẩn tương ứng.

4/ Theo một số tổ chức quốc tế như ILO NL là sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ để thực hiện các nhiệm vụ theo tiêu chuẩn công nghiệp và thương mại dưới các điều kiện hiện hành.

5/ Theo chúng tôi NL là sự vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ để thực hiện được các nhiệm vụ công việc đáp ứng theo các tiêu chuẩn, tiêu chí cho từng nhiệm vụ

công việc. NL là sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ với các kỹ năng thực hành, giao tiếp, giải quyết các vấn đề trí tuệ, thái độ nghề nghiệp tích cực, khát vọng học tập, … Yếu tố kỹ năng thực hành là biểu hiện cao nhất của NL.

1.2.1.3. Năng lực tự học

Nguyễn Cảnh Toàn đã đưa ra quan niệm về năng lực tự học như sau: “năng lực tự học được hiểu là một thuộc tính kỹ năng rất phức tạp. Nó bao gồm kỹ năng và kỹ xảo cần gắn bó với động cơ và thói quen tương ứng, làm cho người học đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra” [31], [32], [33]. Năng lực tự học là sự bao hàm cả cách học, kỹ năng học và nội dung học: “Năng lực tự học là sự tích hợp tổng thể cách học và kỹ năng tác động đến nội dung trong hàng loạt tình huống – vấn đề khác nhau” [34].

Một số học giả phương tây thường sử dụng cách hiểu về tự học và năng lực tự học của Kesten: Năng lực tự học được hiểu là năng lực học mà người học, kết hợp với những người khác có liên quan, có thể đưa ra các quyết định cần thiết để đáp ứng nhu cầu học tập của chính người học (Kesten, 1987) [98]. Cách hiểu này gần đây vẫn được viện dẫn và chấp nhận sử dụng bởi nhiều học giả như: Bates &

Wilson, 2002 [53]; Black, 2007 [60],[61]; Bullock & Muschamp, 2006 [64];

Laurillard, 2013 [105]; Mutlu Cukurova, 2014 [114].

Có một số tác giả cho rằng trong quá trình hình thành năng lực tự học người học phát triển các giá trị, thái độ, kiến thức và kỹ năng cần đưa ra quyết định có trách nhiệm và có hành động phù hợp đối với việc học của chính mình (Bates &

Wilson, 2002 [53]; Gorman, 1998 [88]; Kesten, 1987 [98]; Williams, 2003 [147]).

Ngày nay, khái niệm tự học và năng lự tự học được kết hợp với một số khái niệm giáo dục (xu hướng giáo dục) như “cá nhân hóa” personalisation’, “Lấy người học làm trung tâm”-‘student-centred learning’, “quyền học tập” ‘ownership’

of learning [72], [75].

Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi sử dụng cách hiểu về năng lực tự học là sự vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ và thuộc tính cá nhân để tác động một cách chủ động vào đối tượng cần khám phá (nội dung học tập) trong những tình huống,

bối cảnh khác nhau nhằm đạt được hiệu quả cao dưới sự can thiệp hay không can thiệp của giảng viên.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)