Tiếp cận dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN DẠY HỌC TÍCH CỰC

1.4. Phát triển Năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực

1.4.1. Tiếp cận dạy học tích cực

Dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp, hình thức giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. "Tích cực" trong DHTC - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. [3], [4]

Dạy học tích cực tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. [51]

Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.

Như vậy ta cũng có thể hiểu DHTC là hệ thống những phương pháp, hình thức DH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở sự hợp tác và giao tiếp giữa SV-SV, SV-GV ở mức độ cao. DHTC không phải một PPDH cụ thể, mà là một khái niệm rộng bao gồm nhiều PP, hình thức, kĩ thuật cụ thể khác nhau.

1.4.1.2. Đặc trưng của tiếp cận dạy học tích cực

Dạy học tích cực luôn hướng tới mục đích phát triển năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực sáng tạo từ người học. Dạy học tích cực đề cao vai trò người học bằng hoạt động cụ thể thông qua sự động não để tự chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức…

Giáo viên luôn là người đứng ra tổ chức, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập một cách có hiệu quả. Các dấu hiệu đặc trưng của DHTC là:

Đặc trưng 1: Dạy học hướng tới năng lực giải quyết vấn đề, động não, sáng tạo Dạy học thông qua tổ chức hoạt động cho SV và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Một trong những yêu cầu của dạy và học tích cực là khuyến khích người học tự lực khám phá những điều chưa biết trên cơ sở những điều đã biết và đã qua trải nghiệm. GV nên đưa người học vào những tình huống có vấn đề để các em trực tiếp quan sát, trao đổi, làm thí nghiệm. Từ đó giúp SV tìm ra những câu trả lời đúng, các đáp án chính xác nhất. Các em còn được khuyến khích “khai phá” ra những cách giải quyết cho riêng mình và động viên trình bày quan điểm theo từng cá nhân. Đó là nét riêng, nét mới có nhiều sáng tạo nhất. Có như vậy bên cạnh việc chiếm lĩnh tri thức, người học còn biết làm chủ cách xây dựng kiến thức, tạo cơ hội tốt cho tính tự chủ và óc sáng tạo nảy nở, phát triển. Có thể so sánh nếu quá trình giáo dục là một vòng tròn thì tâm của đường tròn đó phải là cách tổ chức các hoạt động học tập cho đối tượng người học.

Đặc trưng 2: Dạy học phân hóa và hợp tác giữa các cá nhân

Tăng cường hoạt động học tập theo hình thức phân hóa và hợp tác của mỗi cá nhân. Trong dạy và học tích cực, GV không được bỏ quên sự phân hóa về trình độ nhận thức, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người học. Trên cơ sở đó người dạy xây dựng các công việc, bài tập phù hợp với khả năng của từng cá nhân nhằm phát huy khả năng tối đa của người học. Không có cách dạy cào bằng như phương pháp truyền thống trước đây. Khái niệm học tập hợp tác ngoài việc nhấn mạnh vai trò của mỗi cá nhân trong quá trình SV cùng nhau làm việc còn đề cao sự tương tác ràng buộc lẫn nhau. Cái riêng được hòa lẫn vào cái chung và trong cái chung luôn có cái riêng thống nhất, phù hợp.

Dạy và học tích cực quan tâm chú trọng đến hứng thú của người học, nhu cầu và lợi ích của xã hội. Dưới sự hướng dẫn của người thầy, SV được chủ động chọn vấn đề mà mình quan tâm, ham thích, tự lực tìm hiểu nghiên cứu và trình bày kết

quả. Nhờ có sự quan tâm của thầy và hứng thú của trò mà phát huy cao độ hơn tính tự lực, tích cực rèn luyện cho người học cách làm việc độc lập phát triển tư duy sáng tạo, kĩ năng tổ chức công việc, trình bày kết quả.

Đặc trưng 3: Người học chủ động tự tìm hiểu vấn đề

Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi. Thông qua hướng dẫn tìm tòi, GV sẽ giúp các em phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và khẳng định SV có thể xác định được phương pháp học thông qua hoạt động. Kinh nghiệm cho thấy đây còn là cách để người học tìm lời giải đáp cho các vấn đề đặt ra. Về phía người dạy cần có sự hướng dẫn kịp thời giúp cho sự tìm tòi của người học đạt kết quả tốt.

Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của người học là giảng viên tổ chức, hướng dẫn người học tìm hiểu, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tạo cho họ khả năng và điều kiện chủ động sáng tạo trong hoạt động học tập, tích cực được thể hiện ở các cấp độ: bắt chước, tái hiện, tìm tòi, sáng tạo; đòi hỏi người học phải đạt tới cái đích là hình thành tính tích cực tìm tòi, sáng tạo.

Người học là chủ thể của hoạt động học, tự tìm kiến thức bằng hành động của chính mình. Người dạy không đặt ra trước cho họ những kiến thức có sẵn mà là những tình huống, những nhiệm vụ, những thực tiễn cụ thể, sinh động để họ có nhu cầu khám phá, giải quyết, phát huy tiềm năng sáng tạo.

Đặc trưng 4: Ứng dụng công nghệ thông tin để tối ưu hóa, đa dạng hóa thời gian, không gian dành cho hoạt động học

Dạy học tích cực sử dụng công nghệ thông tin phục vụ và đáp ứng mục tiêu dạy học. Người giảng viên sử dụng công nghệ thông tin làm công cụ để thiết kế bài dạy, môi trường học tập giúp cho việc dạy và học được linh hoạt về thời gian, đa dạng về thông tin và nội dung bài giảng phong phú, hấp dẫn.

Người học chủ động sử dụng công nghệ thông tin làm môi trường trao đổi kiến thức, không gian học tập. Công nghệ thông tin giúp người học thuận tiện trong việc khai thác tài liệu, hoàn thanh bài tập và hoàn thiện những kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Chính từ những đặc trưng của dạy học tích cực mà tác giả đã lựa chọn 4 hình thức dạy học tích cực tương ứng (DH giải quyết vấn đề; DH dựa trên dự án; Lớp học đảo ngược; E-learning) hướng tới việc phát triển năng lực tự học cho sinh viên.

Dạy học nêu vấn đề hướng tới năng lực giải quyết vấn đề, động não, sáng tạo. Dạy học phân hóa và hợp tác giữa các cá nhân được thể hiện rõ ràng trong dạy học dự án. Lớp học đảo ngược thúc đẩy người học chủ động, tự tìm hiểu vấn đề. Dạy học thông qua E-learning giúp tối ưu hóa, đa dạng hóa thời gian và không gian dành cho hoạt động học

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)