CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC
2.2. Kết quả khảo sát
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học theo tiếp cận dạy học tích cực
Khó khăn là điều không tránh khỏi, nhìn vào những khó khăn để thấy rõ hơn nên tập trung vào những mặt nào và cố gắng khắc phục những khó khăn để việc phát triển NLTH được thực hiện tốt nhất.
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học theo tiếp cận dạy học tích cực
2.2.4.1. Khảo sát trên sinh viên về các yếu tố ảnh tới phát triển năng lực tự học theo tiếp cận dạy học tích cực
Bảng 2.19. Khảo sát trên SV về yếu tố môi trường vật lý ảnh hưởng tới PTNLTH theo tiếp cận DHTC
Môi trường vật lý SL NN LN GTTB ĐLC 1. Hệ thống đào tạo theo tín chỉ 475 1.00 5.00 3.57 .944 2. Giáo trình và tài liệu tham khảo 475 1.00 5.00 3.60 .977 3. Điều kiện học tập (điều kiện sống, thư
viện, cơ sở vật chất...) 475 1.00 5.00 3.77 .848
4. Thời lượng học tập 475 1.00 5.00 3.71 .867
Xét về yếu tố môi trường vật lý ảnh hưởng tới phát triển NLTH, SV thấy rằng điều kiện học tập (điều kiện sống, thư viện, cơ sở vật chất...) ảnh hưởng nhất tới việc phát triển NLTH, SV đánh giá 3.8 điểm. Đây là mức độ khá ảnh hưởng, điều này tương đối hợp lý, môi trường vật lý chính là điều kiện cần thiết để phát triển
NLTH, chính là môi trường để triển khai tự học. Nếu điều kiện học tập thiếu thốn như không có thư viện, thiếu không gian học hợp lý thì việc tự học có thể vẫn diễn ra nhưng hiệu quả sẽ khó đạt yêu cầu. Vì vậy, muốn phát triển NLTH thì việc đầu tư điều kiện học tập cho SV là yếu tố cần thiết.
Thời lượng học tập với số điểm 3.7 điểm với độ lệch chuẩn 0.9 điểm cũng là yếu tố mà SV nhận thấy ảnh hưởng. Với độ lệch chuẩn 0.9 điểm cho thấy lựa chọn của SV giao động ở mức có ảnh hưởng tới khá ảnh hưởng. Việc bố trí thời gian tự nghiên cứu cho mỗi học phần môn học là cần thiết, việc thời lượng học trong một kỳ cũng cần hợp lý để SV có thời gian học độc lập nhiều hơn, tự nghiên cứu nhiều hơn.
Giáo trình tài liệu tham khảo và hệ thống đào tạo tín chỉ có mức điểm 3.6 điểm cũng nằm ở mức khá ảnh hưởng tới việc phát triển NLTH.
Nhìn chung, SV đánh giá môi trường vật lý có ảnh hưởng và khá ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học thông qua vận dụng phương pháp dạy học tích cực.
Bảng 2.20. Khảo sát trên SV về vai trò của giảng viên ảnh hưởng tới PTNLTH theo tiếp cận DHTC
Vai trò của giảng viên SL NN LN GTTB ĐLC
5. Là tài nguyên cố vấn 475 1.00 5.00 3.67 .792
6. Cung cấp trước khung chương
trình, mục tiêu cho từng chương 475 1.00 5.00 3.71 .926 7. Cung cấp cho sinh viên cơ hội tự
giám sát 475 1.00 5.00 3.58 .908
8. Phương pháp giáo dục của giảng viên 475 1.00 5.00 3.69 1.05 9. Phương pháp kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập 475 1.00 5.00 3.68 .993
10. Phản hồi về việc học tập, chất
lượng bài tập cho sinh viên 475 1.00 5.00 3.56 .957 Trong những nội dung về vai trò của GV ảnh hưởng tới phát triển NLTH có:
Cung cấp trước khung chương trình, mục tiêu cho từng chương; Phương pháp giáo dục của giảng viên; Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập có mức điểm 3.7, tức là khá ảnh hưởng tới việc phát triển NLTH của SV. Phương pháp giáo dục,
phương pháp kiểm tra đánh giá của GV định hình cho việc SV sẽ chọn phương thức học tập như thế nào cho hợp lý, chính vì thế muốn phát triển NLTH thì GV phải thay đổi phương pháp dạy và cách kiểm tra đánh giá cho phù hợp. Bên cạnh đó, GV cung cấp trước cho SV nội dung chương trình sẽ làm SV chủ động được kiến thức và thời gian học của bản thân.
Tài nguyên cố vấn với 3.7 điểm, đây là điểm rất quan trọng nhưng thường ít được quan tâm cả về chất lượng và số lượng. Chính vì thế ảnh hưởng tới chất lượng học độc lập của SV. Lượng cố vấn cho SV không nhiều, đa phần là các thầy cô dạy môn nào hướng dẫn SV ở môn đó chứ không có đội ngũ cố vấn chuyên sâu, hơn nữa đội ngũ cố vấn cần hiểu biết nhiều vấn đề, có thâm niên trong giáo dục, có thời gian để đáp ứng những thắc mắc kịp thời của SV. Nếu có đội ngũ cố vấn chất lượng thì việc phát triển NLTH cũng sẽ hiệu quả đáng kể.
Cung cấp cho sinh viên cơ hội tự giám sát và phản hồi về việc học tập, chất lượng bài tập cho sinh viên đạt 3.5 điểm. Đây là hai nội dung có ảnh hưởng tới việc phát triển năng lực tự học
Người GV đóng vai trò là người dẫn dắt, định hướng trong học độc lập. Chính vì thế người GV đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới việc phát triển NLTH của SV.
Bảng 2.21. Khảo sát trên SV về yếu tố bản thân người học ảnh hưởng tới PTNLTH theo tiếp cận DHTC
Yếu tố bản thân người học SL NN LN GTTB ĐLC 11. Phương pháp học tập của sinh viên. 475 1.00 5.00 4.07 .956 12. Ý chí học tập của sinh viên. 475 1.00 5.00 4.11 .989 13. Hứng thú đối với môn học 475 1.00 5.00 4.10 .984 14. Khả năng nhận thức (lập luận khoa
học; tư duy sáng tạo; tự đánh giá) 475 1.00 5.00 3.90 .930 15. Khả năng siêu nhận thức (sự hiểu biết
về cách học xảy ra) 475 1.00 5.00 3.60 .952
16. Khả năng tạo động lực, kiên định kiên trì 475 1.00 5.00 3.84 .966
Trong ba nhóm yếu tố tác động tới phát triển NLTH thông qua PPDH tích cực là: môi trường vật lý, vai trò của GV, yếu tố của bản thân người học SV cũng nhận thấy yếu tố tự bản thân mình là quan trọng và có ảnh hưởng nhiều hơn cả đến sự phát triển của NLTH. SV nhận ra điều này đã là một tiền đề rất tốt, bởi có nhận ra mới cố gắng để hoàn thiện bản thân và đáp ứng những yêu cầu của học độc lập đưa ra.
Trong những nội dung được nêu ra trong đề tài, SV đánh giá những nội dung sau khá ảnh hưởng tới phát triển NLTH: Ý chí học tập của sinh viên 4.1 điểm;
Hứng thú đối với môn học 4.1 điểm; Phương pháp học tập của sinh viên 4.0 điểm.
Số điểm của ba nội dung này ở mức khá ảnh hưởng, rất đúng với diễn biến tâm lý của SV.
Để học hay làm có hiệu quả thì yếu tố tình cảm rất cần có chính là đam mê, hứng thú với vấn đề mình làm. Chính vì thế mà SV đánh giá hứng thú là yếu tố rất ảnh hưởng đến sự phát triển NLTH, khi không có đam mê, hứng thú mà chỉ là nhiệm vụ, chúng ta vẫn có thể làm, vẫn có thể có kết quả nhưng kết quả đó sẽ không cao, không mang đến giá trị bền vững. Ngược lại, với việc học độc lập hay nghiên cứu vấn đề gì đó đến bằng sự đam mê, hứng thú thì SV sẽ bỏ nhiều thời gian, tận tâm với việc mình làm, cảm thấy vui vẻ và thoải mái với việc mình làm và từ đó có những hiệu quả ngoài sức mong đợi.
Khi đã có hứng thú việc cần tiếp là ý chí vững vàng để khi gặp khó khăn trong việc tự học hay tự nghiên cứu vấn đề nào đó có thể vượt lên mà đi tới đích cuối cùng. Khi không có ý chí thì SV dễ gặp phải tình huống, ban đầu thì hừng hực khí thế, sau khi có những khó khăn thì nản chí và bỏ dở giữa chừng. Chính điều đó nên ý chí trong việc học độc lập là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc đi đến thành công của việc phát triển NLTH. Và để có thể dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới trong học tập hay học độc lập đi nữa thì việc có một phương pháp học hợp lý đối với từng cá nhân, với từng môn học, với từng loại hình học là điều vô cùng cần thiết.
Năng lực nhận thức (lập luận khoa học; tư duy sáng tạo; tự đánh giá) và Năng lực tạo động lực, kiên định kiên trì cũng được SV đánh giá là khá ảnh hưởng tới
việc phát triển NLTH với điểm lần lượt là 3.9 và 3.8. Năng lực nhận thức càng cao thì việc học độc lập càng hiệu quả và đơn giản. Năng lực nhận thức cũng chính là SV có được những kỹ năng nhận thức, nhóm kỹ năng này mà ở mức độ cao thì việc học độc lập sẽ hiệu quả như chúng tôi phân tích ở bảng 5. Năng lực tạo động lực, kiên định kiên trì giúp SV có thể đi đến đích của nhiệm vụ học tập.
Thấp nhất trong yếu tố bản thân mà SV đánh giá là năng lực siêu nhận thức (sự hiểu biết về cách học xảy ra) 3.6 điểm, nằm ở mức có ảnh hưởng đến khá ảnh hưởng. Trong khi năng lực siêu nhận thức sẽ là yếu tố tác động mạnh đến phát triển NLTH thì SV chỉ cho rằng nó có ảnh hưởng mà thôi. Nhận định này của SV có thể do SV hiểu chưa đầy đủ về năng lực siêu nhận thức, đánh giá chưa đúng vai trò của năng lực siêu nhận thức, điều đó có thể làm SV bị hạn chế và trở ngại trong việc điều khiển nhận thức của bản thân, từ đó dẫn tới hiệu quả của việc học độc lập sẽ kém hiệu quả.
Nhìn chung, thấy rằng SV đã hiểu được tầm quan trọng của chính bản thân với việc học độc lập. Từ đó, khi GV có những tác động đến SV thì SV cũng phần nào đã có trong mình tâm thế sẵn sàng cũng như ý thức rõ ràng về việc chuẩn bị những kỹ năng cần thiết cho việc học độc lập.
2.2.4.2. Khảo sát trên giảng viên về các yếu tố ảnh tới phát triển năng lực tự học theo tiếp cận dạy học tích cực
Bảng 2.22. Khảo sát trên GV về anh hưởng của môi trường vật lý tới PTNLTH
theo tiếp cận DHTC
Môi trường vật lý SL NN LN GTTB ĐLC
1. Hệ thống đào tạo theo tín chỉ 75 2.00 5.00 3.80 .915 2. Giáo trình và tài liệu tham khảo 75 2.00 5.00 3.66 .949 3. Điều kiện học tập (điều kiện sống, thư
viện, cơ sở vật chất...) 75 2.00 5.00 3.93 .934
4. Thời lượng học tập 75 2.00 5.00 4.06 .859
Đánh giá của GV về mức độ ảnh hưởng của môi trường vật lý tới phát triển NLTH cho người học so với đánh giá từ SV ít có sự thay đổi về trình tự, có một chút vênh về số điểm giữa hai đánh giá.
Cả GV và SV đều cảm thấy điều kiện học tập (điều kiện sống, thư viện, cơ sở vật chất...) 3.9 điểm và thời lượng học tập 4 điểm là những yếu tố trong môi trường vật lý ảnh hưởng nhất.
Tiếp theo là hệ thống đào tạo theo tín chỉ 3.8 điểm và giáo trình và tài liệu tham khảo 3.7 điểm. GV đánh giá môi trường vật lý ảnh hưởng ở mức khá ảnh hưởng tới sự phát triển của NLTH. Nhưng trong 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng, thì GV đánh giá đây là nhóm yếu tố có ảnh hưởng ít hơn cả tới sự phát triển NLTH của SV
Bảng 2.23. Khảo sát trên GV về vai trò của GV ảnh hưởng tới PTNLTH theo tiếp cận DHTC
Vai trò của giảng viên SL NN LN GTTB ĐLC
5. Tài nguyên cố vấn 75 2.00 5.00 3.66 .875
6. Cung cấp trước khung chương trình,
mục tiêu cho từng chương 75 2.00 5.00 3.86 .810
7. Cung cấp cho sinh viên cơ hội tự
giám sát 75 2.00 5.00 3.93 .776
8. Phương pháp giáo dục của giảng
viên 75 2.00 5.00 4.20 .753
9. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập 75 2.00 5.00 4.40 .805
10. Phản hồi về việc học tập, chất
lượng bài tập cho sinh viên 75 2.00 5.00 4.06 .934 Các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng sinh viên sẽ không thể phát triển năng lực tự học nếu họ không được học cách học. Những cách học hiệu quả sẽ được thúc đẩy bởi các nhà giáo dục. Chính vì vậy nhà giáo dục là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc phát triển NLTH của SV.
GV cũng tự ý thức được vai trò của mình trong việc phát triển NLTH cho SV.
Trong thang đánh giá từ 1 điểm đến 5 điểm tương ứng từ không ảnh hưởng → ít ảnh hưởng → có ảnh hưởng → khá ảnh hưởng → rất ảnh hưởng, GV đánh giá vai trò của mình thuộc mức khá ảnh hưởng 4 điểm.
Theo GV, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển NLTH 4.4 điểm. Kiểm tra, đánh giá như thế nào thì người dạy và người học sẽ đưa ra những phương pháp học phù hợp với cách đánh giá đó, để kết quả học tập đạt yêu cầu. Chính vì thế, muốn phát triển NLTH thì phương pháp đánh giá SV cũng cần có thay đổi.
Phương pháp giáo dục của giảng viên 4.2 điểm; Phản hồi về việc học tập, chất lượng bài tập cho sinh viên 4.1 điểm. Đây chính là cách mà GV truyền đạt phương pháp học cho SV, vai trò của người thầy được thể hiện đậm nét đối với SV ở nội dung này, muốn SV tự học, người dạy cần đưa ra những gợi ý về cách thức để SV tiến hành việc học độc lập của mình. Sau khi hướng dẫn SV thì GV đưa ra những thông tin phản hồi để SV có thể điều chỉnh được nhận thức theo đúng hướng, những phản hồi tích cực giúp SV nhìn nhận được những vấn đề đã làm được và thiếu sót trong quá trình học độc lập rồi thay đổi bản thân để hoàn thiện hơn về cách học.
Những nội dung còn lại cũng được GV đánh giá gần mức khá ảnh hưởng là:
Cung cấp cho sinh viên cơ hội tự giám sát; Cung cấp trước khung chương trình, mục tiêu cho từng chương 3.9 điểm.
Đánh giá ít ảnh hưởng nhất trong vai trò của GV là tài nguyên cố vấn 3.7 điểm. Trong quá trình dạy, GV dạy trên lớp cũng có thể đóng vai trò là cố vấn cho SV, nhưng nếu đưa ra được đội ngũ cố vấn thì việc phát triển NLTH của SV sẽ được phát triển tốt hơn do những thắc mắc của SV được giải đáp kịp thời, tìm được ý kiến từ những chuyên gia có kinh nghiệm và có được nhiều ý kiến khác nhau từ các cố vấn sẽ đem lại cho SV cơ hội được phân tích, đánh giá và xử lý công việc theo hướng bản thân thấy phù hợp nhất.
Nhìn chung, GV luôn đóng vai trò trong quá trình dạy và học, dù là người học là trung tâm hay người học học độc lập thì vẫn cần sự định hướng và dẫn dắt của GV trong những thời gian đầu. GV có năng lực chuyên môn và sử dụng những PPDH tích cực sẽ giúp SV sớm hoàn thiện trong năng lực tự học của bản thân.
Bảng 2.24. Khảo sát trên GV về yếu tố bản thân SV ảnh hưởng tới PTNLTH theo tiếp cận DHTC
Yếu tố bản thân người học SL NN LN GTTB ĐLC 11. Phương pháp học tập của sinh
viên. 75 2.00 5.00 4.26 .934
12. Ý chí học tập của sinh viên. 75 2.00 5.00 4.00 1.16 13. Hứng thú đối với môn học 75 2.00 5.00 4.26 1.04 14. Khả năng nhận thức (lập luận
khoa học; tư duy sáng tạo; tự đánh giá)
75 2.00 5.00 4.13 1.09
15. Khả năng siêu nhận thức (sự hiểu
biết về cách học xảy ra) 75 2.00 5.00 4.06 1.06
16. Khả năng tạo động lực, kiên định
kiên trì 75 2.00 5.00 4.33 .875
Cả SV và GV đều thấy yếu tố tự thân người học chính là ảnh hưởng lớn nhất với sự phát triển NLTH.
GV nhận thấy: Khả năng tạo động lực, kiên định kiên trì; Hứng thú đối với môn học; Phương pháp học tập của sinh viên ảnh hưởng cao đến sự phát triển NLTH của SV với 4.3 điểm. Hứng thú là yếu tố thúc đẩy SV tìm tòi cái mới, thúc đẩy bản thân tự khám phá. Kiên trì là phẩm chất cần có để SV hoàn thành mục tiêu đã định và phương pháp chính là phương tiện để đi đến đích. Chính vì vậy đây là những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến dạy học nói chung và phát triển NLTH nói riêng.
Năng lực siêu nhận thức (sự hiểu biết về cách học xảy ra); Khả năng nhận thức (lập luận khoa học; tư duy sáng tạo; tự đánh giá) 4.1 điểm. Ý chí học tập của sinh viên 4.0 điểm.
Tất cả các nội dung đều được đánh giá bằng hoặc trên điểm 4.0 mức khá ảnh hưởng. Từ bảng 2.10 và bảng 2.20 thấy rõ ràng rằng, muốn phát triển NLTH thì bản thân người học chính là yếu tố quyết định, các yếu tố khác đóng vai trò bổ sung và điều kiện để NLTH phát triển nhanh và hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Khảo sát thực trạng phát triển NLTH cho SV sư phạm thông qua phương pháp, hình thức DH tích cực chúng tôi kết luận một số vấn đề như sau:
1) Hiểu biết về NLTH đối với SV, SV nắm được một số nội dung về NLTH thông qua sự tìm hiểu và quá trình học tập. Tuy nhiên, những hiểu biết của SV về NLTH còn chưa đầy đủ. Nhưng nhìn chung, những hiểu biết của SV cũng đủ để đáp ứng cho việc hình thành và phát triển NLTH.
Đối với GV, họ có cái nhìn chi tiết và chính xác hơn về NLTH, điều đó cũng sẽ giúp cho GV thuận lợi trong việc giúp đỡ SV phát triển NLTH của bản thân.
2) NLTH của SV đang dừng ở mức tiệm cận tới đạt yêu cầu, trong đó năng lực siêu nhận thức được đánh giá thấp nhất, tiếp đến năng lực tạo động lực và năng lực nhận thức. SV đã chuẩn bị sẵn tâm thế tự học, có các kĩ năng nhận thức ở mức độ nhất định, tuy nhiên khả xâu chuỗi, suy ngẫm, lên kế hoạch và phân bổ nguồn lực còn hạn chế nên ảnh hưởng tới mức độ thành thạo trong NLTH.
3) Khi khảo sát về tần suất sử dụng phương pháp, hình thức DH tích cực để phát triển NLTH, SV và GV đều khẳng định tần suất sử dụng các phương pháp:
phát triển NLTH dựa trên dự án; phát triển NLTH thông qua giải quyết vấn đề;
phát triển NLTH thông qua E – learning; phát triển NLTH thông qua lớp học đảo ngược sử dụng ở mức độ gần thỉnh thoảng. Chúng tôi kỳ vọng rằng, trong thực nghiệm của mình, khi chúng tôi sử dụng những phương pháp đã đưa ra trong đề tài với cách tiến hành được đưa ra với mức độ thường xuyên hơn thì NLTH của SV sẽ có bước phát triển.
4) Thực trạng cách thức PTNLTH theo tiếp cận dạy học tích cực GV đánh giá cao hơn SV đạt mức thường xuyên tới rất thường xuyên ở gần hết các biện pháp, SV đánh giá đạt mức thỉnh thoảng tới thường xuyên. Sự khác biệt được lí giải vì cách nhìn nhận khác nhau về một số biện pháp theo tiếp cận DHTC giữa GV và SV, điều này thể hiện qua kết quả phỏng vấn GV và SV.