Thực nghiệm các biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực (Trang 121 - 210)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC

3.3. Thực nghiệm các biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực

3.3.1. Thực nghiệm sư phạm tổ chức dạy học tích cực và sử dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực tự học qua ứng dụng E-learning cho sinh viên đại học sư phạm 3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Xác nhận tính khả thi và hiệu quả của biện pháp vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược vào tổ chức giảng dạy qua ứng dụng E-learning và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự học cho sinh viên qua ứng dụng E-learning.

Đồng thời qua thực nghiệm cũng kiểm chứng lại tính khả thi khi sử dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực tự học của sinh viên.

3.3.1.2. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm tiến hành trên nội dung học tập môn Quản lí hành chính nhà nước và Quản lí ngành giáo dục & đào tạo. Đây là môn học được số hóa và giảng dạy dựa trên nền tảng phần mềm E-learning. Nội dung môn học được thiết kế gồm:

video bài giảng, hệ thống bài tập trắc nghiệm và tự luận đã được lưu trữ tại đường links: http://elearning.ulis.vnu.edu.vn/.

Môn học Quản lí hành chính nhà nước và Quản lí ngành giáo dục & đào tạo giảng dạy trong 2 tín chỉ. SV sẽ học theo hình thức “E-learning”, GV gặp SV 4 buổi, mỗi buổi kéo dài 90 phút để giới thiệu môn học, chính sách môn học, giải đáp thắc mắc và thu bài tập.

Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều học tập trên nền tảng E-learning kết hợp với vận dụng dạy học đảo ngược dựa vào công nghệ. Nhóm thực nghiệm GV sẽ sử dụng thêm các bài tập phát triển NLTH cho SV trong quá trình giảng dạy.

Cụ thể như sau:

* Vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược vào tổ chức giảng dạy qua ứng dụng Elearning.

Lớp học QLHCNN là lớp học đảo ngược, giảng viên thực hiện những bài giảng, những video về lý thuyết và bài tập cơ bản, chia sẻ qua Internet cho các học sinh xem trước tại nhà, trong khi thời gian ở lớp lại dành cho việc giải đáp thắc mắc của SV. Dựa vào nền tảng Elearning hướng dẫn cá nhân hóa, đáp ứng nhu cầu và khả năng của từng người học. Các nhiệm vụ học có liên quan, có ý nghĩa, và cung cấp sự linh hoạt trong việc lên kế hoạch học tập, bài tập và nhịp độ học tập.

Quá trình vận dụng phương pháp dạy học đảo ngược vẫn tuân theo quy trình đủ 5 bước gồm:

Bước 1: Lựa chọn chủ đề dạy học, việc này diễn ra từ trước với việc lên 12 chuyên đề gồm:

Chuyên đề 1: Giới thiệu về môn Quản lí Hành chính nhà nước-Quản lí ngành giáo dục.

Chuyên đề 2: Lí luận chung về nhà nước

Chuyên đề 3: Những vấn đề cơ bản của quản lí hành chính nhà nước Chuyên đề 4: Cán bộ, công chức, công vụ

Chuyên đề 5: Luật viên chức

Chuyên đề 6 & 7: Quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo Chuyên đề 8 & 9: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Chuyên đề 10: Luật giáo dục

Chuyên đề 11: Điều lệ trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Chuyên đề 12: Tổng kết

Bước 2: Giảng viên thiết kế các bài giảng bào gồm: mỗi một chuyên đề gồm từ 1 tới 2 video bài giảng; các bài đọc được đăng tải trên nền tảng website; hệ thống các bài tập; các tài liệu cần đọc.

Hệ thống các video bài giảng, tài liệu đọc và bài tập chia sẻ lên mạng và gửi cho sinh viên trước khi lên lớp. Cụ thể GV mở các bài giảng theo tuyến tính thời gian:

Từ tháng 1/2019 tới hết tháng 2/2019 mở các chuyên đề 1, 2, 3,4.

Tháng 3/2019 mở các chuyên đề 5, 6, 7, 8.

Tháng 4/2019 mở các chuyên đề 9, 10, 11, 12.

Tùy vào nhu cầu của SV, việc sắp xếp kế hoạch học nhanh hay chậm do chính SV đó quyết định.

Bước 3: Sinh viên đăng nhập vào http://elearning.ulis.vnu.edu.vn/ xem bài giảng, tài liệu, và làm bài tập ở nhà.

Bước 4: Trên lớp, sinh viên thực hành, thảo luận, trao đổi với nhau và với giảng viên. GV và SV trao đổi giải đáp các thắc mắc thông qua 04 buổi offline.

Bước 5: Củng cố thông tin sau giờ học trên lớp.

Như vậy, bước 1, 2, 3 thực hiện Online thông qua Elearning. Bước 4 và 5 thực hiện qua 4 buổi dạy học offline được bố trí 1 buổi trên 1 tháng.

* Các việc giảng viên đã làm

(1) Cung cấp trước khung chương trình, mục tiêu cho từng chuyên đề và công bố online trên phần mềm.

(2) Cung cấp cho sinh viên cơ hội tự giám sát việc học thông qua tài khoản cá nhân từng SV. GV thường xuyên cung cấp thông tin đánh giá về bài làm của SV thông qua việc “comment” ngay dưới slide bài của từng học sinh.

(3) Phát triển môi trường học tập, thông qua việc tính điểm cho các

“comment” của SV. Một SV trong từng chuyên đề cần đảm bảo tối thiểu 03 comment cho các SV khác.

(4) Thúc đẩy thuộc tính trí tuệ của SV.

* Giáo viên cung cấp các bài tập nhằm thúc đẩy phát triển NLTH cho nhóm thực nghiệm

GV sử dụng các bài tập nhằm PTNLTH cho SV ĐHSP. Các bài tập này sẽ được gửi riêng cho nhóm đối chứng. Các bài tập gồm:

Bài tập nhằm thúc đẩy phát triển khả năng Lập luận khoa học (Scientific Reasoning). Yêu cầu sinh viên tìm một tin tức nổi bật về công tác quản lí giáo dục gần đây và xem xét cách thể hiện tin tức đó trên 4 phương tiện truyền thông khác nhau. Sau đó, sử dụng gợi ý dưới đây để phân tích nội dung tin tức: Ai sở hữu nguồn thông tin? Đối tượng khán giả? Nội dung tin tức là gì? Nhan đề bài viết?

Những bằng chứng nào được đưa ra? Em có nhận thấy bất cứ định kiến hay giả định nào? Theo em, lập luận được trình bày có đáng tin?

Bài tập phát triển khả năng ghi nhớ dựa theo bài tập Kĩ năng ghi nhớ (The Memory Castle). Ví dụ: Giáo viên hướng dẫn cách xây dựng lâu đài trí nhớ dựa theo phương pháp ghi nhớ Loci.

Bài tập nhằm thúc đẩy phát triển khả năng Tư duy sáng tạo (Creative Thinking). Bài tập bắt đầu với việc nhận thức được những điều SV không biết, sau đó điều chỉnh với những điều SV đã biết và hình thành nhận thức mới.

Các bài tập nhằm thúc đẩy phát triển khả năng Tự đánh giá (Self- Assessment). Ví dụ Bài tập phát triển khả năng Suy ngẫm về những điều đã học:

Suy ngẫm là phương pháp hiệu quả nhất trong việc hình thành nhận thức mới trên cơ sở phân tích những hiểu biết hiện tại. Nhận thức mới chỉ có thể hình thành nếu SV biết rõ những điều mình hiểu, nhưng quan trọng hơn, SV cần biết những điều mình chưa hiểu. Đây mới chính là điểm mấu chốt. Do đó, cần rèn cho SV các kĩ năng đặt câu hỏi, để tìm ra được câu trả lời giúp SV hoàn thiện những lỗ hổng kiến thức mà bản thân tự xác định được dựa trên nhận thức của bản thân.

Bài tập thúc đẩy phát triển nhóm NL tình cảm. Bài tập về tạo động lực học tập: Ví dụ: em có muốn học giỏi không? Vì sao? Lý do quan trọng nhất là gì?

Bài tập Thành công và thất bại: Nghĩ về lần mà em đã thành công, tức là đạt được mục tiêu của mình. Thành công nào cũng được – một lần được điểm cao, chiến thắng trong một trận thi đấu thể thao, nhớ kịch bản vở diễn em tham gia, đi ngủ đúng giờ…Nghĩ về một lần em thất bại, tức là không đạt được mục tiêu của mình. Bây giờ, hãy viết ra những lý do em cho là nguyên nhân dẫn đến thành công và thất bại đó của em.

Xem chi tiết các bài tập trong phục lục.

3.3.1.3. Chọn mẫu thực nghiệm

Nhóm thực nghiệm (TN): gồm 30 SV năm thứ 3 chuyên ngành sư phạm gồm:

Sư phạm tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung quốc.

Nhóm đối chứng (ĐC): gồm 30 SV năm thứ 3 chuyên ngành sư phạm gồm: Sư phạm tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung quốc.

Nhóm TN và nhóm ĐC được thành lập dựa trên sự tương đồng về trình độ, nội dung môn học, điều kiện vật chất, thiết bị dạy học, mức độ đầu tư bài giảng của GV nhưng khác nhau ở phương pháp, hình thức giảng dạy và hệ thống bài tập bổ trợ.

3.3.1.4. Tiến trình thực nghiệm

Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện tiến hành thực nghiệm

Bước này chúng tôi tiến hành một số công việc như: soạn thảo các tài liệu, các bài giảng, xác định các bước tác động, thời gian tác động, xác định các công việc bản thân tự làm, các công việc tiến hành đồng nghiệp giúp đỡ, xây dựng thang đo đánh giá NLTH.

Chúng tôi tiến hành xây dựng tạo lớp học trực tuyến trên trang http://elearning.ulis.vnu.edu.vn/. Tiến hành đăng tải các tài liệu, các bài giảng và bài tập, sau cùng tiến hành tạo tài khoản cho SV.

Tiến hành đo và đánh giá đầu vào NLTH ở nhóm TN và ĐC.

Bước 2: Tổ chức dạy học tích cực PTNLTH cho SV

Trên cơ sở những điều kiện đã chuẩn bị, chúng tôi tiến hành tổ chức dạy học để PTNLTH cho SV. Quá trình dạy học luôn hướng vào phát triển NLTH ở cả ba phương diện: nhận thức, siêu nhận thức và tình cảm.

Bước 3: Đo và đánh giá kết quả thực nghiệm

3.3.1.5. Thời gian tiến hành thực nghiệm

Từ tháng 01/2019 tới tháng 5/2019. Tổng số buổi GV lên lớp trực tiếp là 4 buổi, mỗi buổi 120 phút. GV hỗ trợ online cho SV thông qua email và “comment”

trong suốt quá trình học.

3.2.1.6. Công cụ đánh giá

Đề tài sử dụng công cụ đánh giá NLTH của sinh viên gồm 23 item được chia thành 3 nhóm lớn: nhóm năng lực nhận thức gồm 9 item; nhóm năng lực siêu nhận thức gồm 7 item; nhóm năng lực tình cảm gồm 7 item. Thang đánh giá sử dụng là thang Likert 5 mức gồm: đang hình thành, tiệm cận, đạt yêu cầu, thành thạo, vượt trội. (Xem chi tiết trong phụ lục)

Kiểm định độ tin cậy của phiếu đánh giá NLTH dùng trong thực nghiệm Đề tài tiến hành kiểm định độ tin cậy của phiếu đánh giá NLTH thông qua mô hình Cronbach’s Coefficent Alpha. Mô hình này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng item trong toàn phép đo và tính tương quan điểm của từng item với với điểm tổng của các item còn lại của phép đo.

Phương pháp này thích hợp cho việc xác định độ tin cậy của đánh giá với 5 mức độ theo kiểu thang định khoảng hay thang định tỷ lệ (Đang phát triển; tiệm cận; đạt yêu cầu; Thành thạo; Vượt trội). Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của bảng hỏi đánh giá NLTH như sau:

Bảng 3.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của phiếu đánh giá NLTH

Giá trị Cronbach’s Alpha Số lượng

.902 23

Từ bảng 3.1 ta nhận thấy, chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.924 nghĩa là 92% các item trong phiếu hỏi đều có tương quan khá chặt với các item còn lại của thang đo.

Như vậy hầu hết các item đều phù hợp, tức là điểm của các item có tương quan đáng kể với tổng điểm của các item còn lại. Điều này có nghĩa là các item của từng phép đo có tính đồng nhất và đều đóng góp cho độ tin cậy của toàn phép đo. Phiếu đánh giá NLTH được chia làm 3 nhóm lớn: (1) nhóm năng

lực nhận thức gồm 9 item; (2) nhóm năng lực siêu nhận thức gồm 7 item; (3) nhóm năng lực tình cảm gồm 7 item. Chi tiết về chỉ số Cronbach’s Alpha cho từng câu thể hiện tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho toàn bảng hỏi đánh giá NLTH Tên biến

Variable

Điểm trung bình của thang đo nếu

item bị xoá Scale Mean if

Item Deleted

Phương sai của thang đo nếu item

bị xoá Scale Variance if Item Deleted

Hệ số tương quan của item với các

item còn lại Corrected Item Total Correlation

Hệ số alpha nếu item bị xoá Cronbach’s Alpha if Item

Deleted

C4.1 54.12 101.610 .170 .929

C4.2 54.56 104.007 .086 .928

C4.3 54.68 98.727 .467 .923

C4.4 54.52 100.260 .409 .923

C4.5 54.44 97.590 .434 .924

C4.6 54.60 94.667 .694 .918

C.4.7 54.88 93.360 .651 .919

C4.8 54.08 96.077 .651 .919

C4.9 54.60 93.333 .732 .918

C4.10 54.52 93.760 .689 .918

C4.11 54.80 93.583 .643 .919

C4.12 54.32 95.477 .621 .920

C4.13 54.52 96.677 .586 .921

C4.14 54.44 97.007 .613 .920

C4.15 54.48 94.927 .655 .919

C4.16 54.52 94.510 .689 .919

C4.17 54.32 94.810 .803 .917

C4.18 54.40 91.917 .757 .917

C4.19 54.24 96.190 .639 .920

C4.20 54.40 97.500 .647 .920

C4.21 54.32 99.810 .395 .924

C4.22 54.28 99.793 .459 .923

C4.23 54.20 98.500 .529 .922

3.3.1.7. Kết quả thực nghiệm a. Đánh giá đầu vào

* Năng lực tự học của sinh viên

Biểu đồ 3.1. Đánh giá đầu vào NLTH của nhóm thực nghiệm và đối chứng Chú thích:

1 Tra cứu, tìm kiếm và thẩm định thông tin (Search, Find & Verify Information)

2 Phân tích và luận giải (Analyse and Interpret 3 Đánh giá và nhận định (Evaluating Assumptions) 4 Xây dựng luận điểm (Formulating Arguments) 5 Xử lí vấn đề (Problem Processing)

6 Dự đoán (Guesses)

7 Đọc phản biện (Reading Critically)

8 Ghi chép để học tập (Note Making for Study) 9 Kĩ thuật ghi nhớ (Memory Techniques)

10 Suy ngẫm về những điều đã học (Reflection on Subject Matter)

2.92 2.54

2.31 2.512.39

2.29 2.12

2.75

2.22 2.452.37

2.25 2.58

2.37 2.552.47

2.372.422857143 2.582.45

2.73 2.432.58

2.832.92

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 TN ĐC

11 Suy ngẫm về mức độ thành thục kiến thức, kĩ năng (Reflection on Skill Proficiency)

12 Đặt mục tiêu (Setting Goals)

13 Lập kế hoạch tự học (Planning Activities)

14 Sắp xếp nguồn lực học tập (Organising Resources) 15 Quản lí tài liệu học tập (Organising Files)

16 Điều chỉnh nhận thức (Revising Views)

17 Ý thức và sự tập trung (Mindfulness & Concentration) 18 Tự tạo động lực (Self-motivation)

19 Giải tỏa áp lực và căng thẳng (Dealing with Pressure & Stress) 20 Thất bại tích cực (Failing Well)

21 Kiên trì (Perseverance) 22 Óc tò mò (Curiosity) 23 Sự bền bỉ (Resilience)

Kết quả đánh giá đầu vào của hai nhóm khách thể thực nghiệm và đối chứng cho kết quả tương đương nhau về năng lực tự học. Cụ thể như sau: điểm trung bình nhóm thực nghiệm đạt 2.45 điểm (mức Tiệm cận) với độ lệch chuẩn 0.66 điểm;

điểm trung bình nhóm đối chứng 2.51 điểm (mức Tiệm cận) với độ lệch chuẩn 0.72 điểm. Xem xét chi tiết từng nhóm năng lực kết quả so sánh như dưới đây.

Nhận thức nhóm thực nghiệm đạt 2.42 điểm, nhóm đối chứng đạt 2.45 điểm.

Siêu nhận thức nhóm thực nghiệm đạt 2.40 điểm, nhóm đối chứng đạt 2.42 điểm.

Tình cảm nhóm thực nghiệm đạt 2.61 điểm, nhóm đối chứng đạt 2.64 điểm. Kết quả này cho thấy sự tương đồng về năng lực tự học của nhóm thực nghiệm và đối chứng trên cả ba nhóm cấu thành năng lực tự học là nhận thức, siêu nhận thức và tình cảm.

Kết quả của quan sát trên cả nhóm thực nghiệm và đối chứng cũng cho thấy sự tương đồng trong cách sinh viên phân tích và luận giải khi xử lí các bài tập, cách sinh viên xử lí vấn đề, đặt giả thuyết. SV còn tương đối thụ động trong cá nhân hóa cách học, thụ động trong nghe giảng và nghiên cứu tài liệu. Rất nhiều sinh viên ghi chép kiến thức

từ giáo viên mà không hề suy ngẫm về nội dung ghi, không hề có đánh giá và điều chỉnh nhận thức trong một số vấn đề học. Nhóm năng lực tình cảm cho thấy sinh viên đã biết cách tạo động lực cho bản thân, có những cách giải tỏa căng thẳng như nghe nhạc, làm việc cùng bạn bè hoặc chơi games. Tuy nhiên, phần lớn các sinh viên thiếu sự tò mò, không có ý định tìm hiểu thêm các nội dung ngoài bài giảng của giáo viên, khi gặp bài tập khó sẵn sàng bỏ qua, thậm chí bỏ qua cả các câu khó trong bài thi.

* Nhóm kĩ năng tập trung cải thiện nhằm phát triển năng lực tự học cho SV Từ phân tích về Năng lực tự học của sinh viên, chúng tôi quyết định lựa chọn 8 kĩ năng thành phần của NLTH của SV để tập trung phát triển. Các KN này được đánh giá cẩn trọng hơn, bao gồm:

Các NL đề tài sẽ tập trung phát triển cho sinh viên bao gồm:

Nhóm NL nhận thức: (1) Phân tích và luận giải(Analyse and Interpret); (2) Xử lí vấn đề(Problem Processing); (3) Kĩ thuật ghi nhớ(Memory Techniques).

Nhóm NL siêu nhận thức: (4) Suy ngẫm về những điều đã học(Reflection on Subject Matter); (5) Suy ngẫm về mức độ thành thục kiến thức, kĩ năng(Reflection on Skill Proficiency); (6) Điều chỉnh nhận thức(Revising Views).

Nhóm NL tình cảm, tạo động lực: (7) Tự tạo động lực(Self-motivation); (8) Thất bại tích cực(Failing Well).

Biểu đồ 3.2. Nhóm NL tập trung cải thiện nhằm phát triển NLTH cho SV

2.65 2.55

2.12

2.39 2.47

2.18

2.44

2.61

2.36 2.48

2.04

2.32 2.4

2.12

2.46 2.53

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

1 2 3 4 5 6 7 8

ĐC TN

Chú thích

1 Phân tích và luận giải (Analyse and Interpret 2 Xử lí vấn đề (Problem Processing)

3 Kĩ thuật ghi nhớ (Memory Techniques)

4 Suy ngẫm về những điều đã học (Reflection on Subject Matter)

5

Suy ngẫm về mức độ thành thục kiến thức, kĩ năng (Reflection on Skill Proficiency)

6 Điều chỉnh nhận thức (Revising Views) 7 Tự tạo động lực (Self-motivation) 8 Thất bại tích cực (Failing Well)

Biểu đồ thể hiện sự tương đồng giữa những NL được chọn để tập trung phát triển ở nhóm Thực nghiệm và Đối chúng. Mức độ đánh giá của cả nhóm thực nghiệm và đối chứng đều đạt mức Tiệm cận. Việc lựa chọn 8 NL này xuất phát từ kết quả nghiên cứu tại chương 1, tại mục 1.5 lí luận chỉ ra rằng muốn phát triển NLTH cho sinh viên cần thúc đẩy các yếu tố bên trong người học. Các yếu tố này gồm lập luận khoa học (Scientific Reasoning), tư duy sáng tạo (Creative Thinking) và tự đánh giá (Self- Assessment). Phân tích 8 NL tại biểu đồ có thể chia thành bốn nhóm: Nhóm 1: Các kĩ năng liên quan tới lập luận khoa học (Scientific Reasoning) gồm: Phân tích và luận giải, xử lí vấn đề và kĩ thuật ghi nhớ; Nhóm 2: Các kĩ năng liên quan tư duy sáng tạo (Creative Thinking) là kĩ năng điều chỉnh nhận thức;

Nhóm 3: Các kĩ năng liên quan tự đánh giá (Self- Assessment) gồm: KN suy ngẫm về điều đã học và KN suy ngẫm về mức độ thành thục của kĩ năng; Nhóm 4: Các kĩ năng liên quan tới kĩ năng tình cảm gồm: KN tạo động lực và KN thất bại tích cực.

Tóm lại, các phân tích cho thấy có rất nhiều sự tương đồng giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Những điểm tương đồng này thể hiện ở năng lực tự học thuộc cả nhóm: nhận thức, siêu nhận thức và tình cảm ở mỗi sinh viên. Cả nhóm thực nghiệm và đối chứng đều đã được học thông qua các phương pháp dạy học tích cực.

Các phân tích trên là tiền đề để chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào phát triển NLTH cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực (Trang 121 - 210)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)