Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm để xác định phương pháp, hình thức dạy học tích cực phù hợp

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực (Trang 107 - 110)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC

3.2. Các biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm

3.2.1. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm để xác định phương pháp, hình thức dạy học tích cực phù hợp

3.2.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

Đánh giá NLTH được tiến hành theo tiêu chuẩn, tiêu chí. GV tiến hành đo năng lực tự học trong mối quan hệ với tiêu chuẩn, tiêu chí được xây dựng trên cơ sở phân tích cấu trúc NLTH chứ không so sánh với sự thực hiện của người khác. Sự nắm vững năng lực tự học được đánh giá và xác nhận theo các quan điểm như:

1. Người học phải thể hiện được các năng lực nhận thức, siêu nhận thức và tạo động lực trong thực tế học tập.

2. Các tiêu chuẩn sử dụng trong việc đánh giá được đặt ra ở các mức độ sao cho chứng thực được năng lực tự học của SV khi đối diện với các vấn đề học tập.

3. Đánh giá năng lực tự học của từng SV khi họ hoàn thành công việc.

Các tiêu chuẩn, tiêu chí sử dụng để đánh giá được công bố, công khai cho SV. Từ đó dẫn đến hình thành năng lực tự đánh giá và đảm bảo tính khách quan cho việc đánh giá. Trên cơ sở đánh giá một cách thường xuyên, khách quan đảm bảo người học có năng lực tự học đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.

3.2.1.2. Mục tiêu của biện pháp

GV xây dựng công cụ đánh giá và sử dụng nhằm xác định NLTH cho SV. SV cũng có thể sử dụng bộ công cụ này để tự đánh giá mức độ hình thành NLTH để điều chỉnh cách học, các phát triển NLTH cho phù hợp.

Bộ công cụ đánh giá phải đảm bảo tính phát triển, đánh giá khách quan NLTH của SV. Đánh giá phải cho biết chính xác mức độ hình thành, phát triển của NLTH của SV từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng các biện pháp PTNLTH.

3.2.1.3. Nội dung biện pháp

Dựa vào cấu trúc NLTH để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá. Tiêu chuẩn đánh giá năng lực tự học được mô tả gồm 3 nhóm lớn là:

Tiêu chuẩn 1: Năng lực nhận thức (9 tiêu chí)

Tra cứu, tìm kiếm và thẩm định thông tin (Search, Find & Verify Information) Phân tích và luận giải (Analyse and Interpret)

Đánh giá và nhận định (Evaluating Assumptions) Xây dựng luận điểm (Formulating Arguments) Xử lí vấn đề (Problem Processing)

Dự đoán (Guesses)

Ghi chép để học tập (Note Making for Study) Kĩ thuật ghi nhớ (Memory Techniques) Tiêu chuẩn 2: Năng lực siêu nhận thức (7 tiêu chí)

Suy ngẫm về những điều đã học (Reflection on Subject Matter)

Suy ngẫm về mức độ thành thục kiến thức, kĩ năng (Reflection on Skill Proficiency)

Đặt mục tiêu (Setting Goals)

Lập kế hoạch tự học (Planning Activities)

Sắp xếp nguồn lực học tập (Organising Resources) Quản lí tài liệu học tập (Organising Files)

Điều chỉnh nhận thức (Revising Views) Tiêu chuẩn 3: Năng lực Tạo động lực

Ý thức và sự tập trung (Mindfulness & Concentration) Tự tạo động lực (Self-motivation)

Giải tỏa áp lực và căng thẳng (Dealing with Pressure & Stress) Thất bại tích cực (Failing Well)

Kiên trì (Perseverance) Óc tò mò (Curiosity) Sự bền bỉ (Resilience)

(Xem chi tiết trong phụ lục 03)

Các tiêu chí đánh giá NLTH chia theo 5 mức (level): (1) Đang hình thành; (2) Tiệm cận; (3) Đạt yêu cầu; (4) Thành Thạo; (5) Vượt trội (chuyên gia). Mỗi một

mức được thành 4 mức nhỏ để diễn giải về năng lực. Quy đổi điểm số theo 5 mức tương ứng như sau:

Từ 1 điểm tới 1.9 điểm: Mức đang hình thành Từ 2 điểm tới 2.9 điểm: Mức tiệm cận

Từ 3 điểm tới 3.9 điểm: Mức đạt yêu cầu Từ 4 điểm tới 4.9 điểm: Mức thành thạo 5 điểm: Mức vượt trội (chuyên gia) Diễn giải cho từng mức như sau:

Đang hình thành Starting

Tiệm cận Approaching

Đạt yêu cầu Proficient

Thành thạo Got it

Vượt trội (chuyên gia)

Expert share SV bắt đầu tự

mình sử dụng năng lực này.

SV tự mình sử dụng năng lực này trong những tình huống quen thuộc.

SV ngày càng tiến bộ khi sử dụng năng lực này trong những tình huống không quen thuộc.

SV có thể sử dụng năng lực đã học bất kì khi nào cần.

SV sử dụng năng lực này một cách tự động không cần nghĩ.

SV vẫn nhận thức rõ về việc sử dụng năng lực này từng bước 1.

SV bắt đầu gộp các bước của năng lực này vào với nhau.

SV có thể thường xuyên sử dụng năng lực mà không cần nghĩ về cách thực hiện trong quá khứ.

SV có thể tự tin thực hiện năng lực này mà không cần nghĩ về cách thực hiện trước đây.

SV có thể dạy cho các bạn khác cách sử dụng năng lực này.

SV có thể sửa lỗi của mình với sự hỗ trợ.

SV có thể tự sửa lỗi của mình.

SV có thể nhanh chóng tự sửa sai khi mắc bất kì lỗi nào.

SV có thể thường xuyên tự sửa sai một cách tự động.

SV tự động sửa sai bất kì lỗi nào mắc phải.

SV đôi khi vẫn cần giúp đỡ để sử dụng năng lực này.

SV không còn cần sự trợ giúp để sử dụng năng lực này trong những tình huống quen thuộc.

SV đôi khi vẫn cần sự trợ giúp để sử dụng năng lực này trong những tình huống không quen thuộc.

SV hầu như không cần giúp đỡ để sử dụng năng lực này nữa

SV có thể sử dụng năng lực này trong những tình huống không quen thuộc mà không cần sự trợ giúp từ bất kì ai.

Đánh giá NLTH của SV được thực hiện thông qua hai hình thức gồm: tự đánh giá và đánh giá của GV.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

GV công bố các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá NLTH cho SV trước khi tiến hành dạy học.

Giảng viên phải liên tục cập nhật thông tin về hoạt tự học của sinh viên ở trên lớp và ngoài lớp bằng nhiều hình thức khác nhau: quan sát, trao đổi, email, nhận xét.

Giảng viên vận dụng phối hợp nhiều hình thức đánh giá: giảng viên đánh giá sinh viên, đánh giá đồng đẳng (sinh viên đánh giá sinh viên), tự đánh giá.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)