Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
1.2. Quản trị nhân lực của một số cơ sở đào tạo
Trong quá trình nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực, thì kinh nghiệm của các đơn vị đi trước là yếu tố quan trọng nhằm có thể đánh giá đúng thực trạng của đơn vị mình và lựa chọn các giải pháp phù hợp.
1.2.1. Quản trị nhân lực tại Trường Cao đẳng Nghề Giao thông vận tải Đường thủy II
Trường Cao đẳng Nghề Giao thông vận tải Đường thủy II hiện nay có tiền thân là Trường Công nhân Kỹ thuật đường sông, được thành lập năm 1976 theo
quyết định số: 3476/QĐTC ngày 13/9/1976 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Trụ sở của trường khi đó được đặt tại Thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Trường có nhiệm vụ đào tạo công nhân lái, máy tàu sông cho khu vực phía Nam.
Năm 1990, thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, trường được chuyển từ Đồng Tháp về Thành phố Hồ Chí Minh – 6/8 Trần Xuân Soạn, huyện Nhà Bè.
Năm 1997, trường được Bộ Giao thông Vận tải đầu tư dự án xây dựng trường Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hàng giang II tại 33 Khu phố 3, Phường Phú Mỹ, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Và từ tháng 10 – 2002 địa chỉ trên trở thành trụ sở chính của trường.
Từ năm 2008 đến nay, trường đã có những thành công trong công tác quản trị nhân lực, đáp ứng được mục tiêu nâng cấp trường từ trung học lên cao đẳng nghề. Trong đó:
Công tác phát triển đội ngũ: năm 2008 số lượng cán bộ, công nhân viên, giáo viên của trường gồm 97 người, qua quá trình phát triển, hiện nay trường có gần 200 cán bộ công chức, viên chức, trong đó 85 giảng viên và nhiều giảng viên thỉnh giảng có kinh nghiệm.
Công tác hoạch định chiến lược: thực hiện chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài, phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Mời cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao trong nghành và các giáo viên thỉnh giảng có chất lượng tham gia giảng dạy. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý có phẩm chất đạo đức tốt, có tầm chiến lược, có năng lực sáng tạo, tạo ra những giải pháp đột phá.
Công tác chiêu mộ, tuyển chọn: tuyển chọn đào tạo bồi dưỡng giảng viên trẻ:
là các đối tượng sinh viên học giỏi, xuất sắc, cán bộ khoa học có năng lực, kinh nghiệm đã qua công tác tại các cơ sở kinh tế xã hội. Bổ sung cán bộ giảng dạy có năng lực và nhiều kinh nghiệm theo cơ chế hợp đồng dài hạn, đặc biệt những tiến sĩ, thạc sỹ đã về hưu, có sức khỏe, có nguyện vọng tham gia giảng dạy, nghiên cứu.
Công tác đào tạo, phát triển: đào tạo bồi dưỡng cán bộ giảng dạy đầu tàu. Có cơ chế bắt buộc giảng viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức.
Công tác đãi ngộ: tạo vị thế người thầy trong nhà trường, trong xã hội. Đảm bảo thu nhập, chế độ đãi ngộ và các tiện nghi làm việc để giảng viên có thể toàn tâm, toàn ý phục vụ nhà trường.
Công tác đánh giá: xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công tác hàng năm, coi việc bổ nhiệm và miễn nhiệm là công việc thường xuyên và cần thiết trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường.
1.2.2. Quản trị nhân lực tại Trường Cao đẳng nghề Hàng Hải Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Cao đẳng nghề Hàng Hải thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo công lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, đảm nhận chức năng đào tạo nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cho thành phố Hồ Chí Minh, nhất là trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tiền thân là Trường Trung học giao thông công chính
Công tác hoạch định chiến lược: phát triển hợp lý về số lượng đội ngũ cán bộ - viên chức. Nâng cao tính chuyên nghiệp của lực lượng chuyên viên ở các phòng ban. Chuyên môn hóa hoạt động của bộ máy quản lý các cấp, tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong trường.
Công tác chiêu mộ tuyển chọn: tiến hành công khai, minh bạch việc tuyển dụng và ký hợp đồng với cán bộ - viên chức, chú trọng giữ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và học viên, nghiên cứu sinh ở lại trường công tác song song với việc tuyển dụng rộng rãi đội ngũ cán bộ có trình độ cao. Xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện công tác phát triển đội ngũ, phân bổ và giám sát thực hiện chỉ tiêu phát triển đội ngũ đến từng đơn vị.
Công tác đào tạo, phát triển: có kế hoạch gửi giảng viên ra nước ngoài và đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ để nâng cao trình độ chuyên môn. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ chuyên viên các phòng ban theo các tiêu chí hiện đại.
Công tác đãi ngộ: đảm bảo thu nhập, chế độ đãi ngộ và các tiện nghi làm việc để giảng viên có thể toàn tâm, toàn ý phục vụ nhà trường
Công tác đánh giá: thường xuyên rà soát, chấn chỉnh, sàng lọc đội ngũ. Kiên quyết xử lý các trường hợp cán bộ - viên chức không đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức công chức.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm
Qua thực tiễn công tác quản trị nhân lực của một số cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng trong và ngoài nước, rút ra các bài học kinh nghiệm:
Giai đoạn đầu của quá trình nâng cấp trường: Từ bài học kinh nghiệm của trường đại học Cao đẳng Nghề Giao thông vận tải Đường thủy II, nhanh chóng tuyển dụng mới đội ngũ giảng viên, nhân viên đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo,Tổng cục dạy nghề đối với trường cao đẳng, đại học, để đáp ứng kịp thời mục tiêu nâng cấp trường.
Đồng thời xây dựng quy chế đào tạo và đào tạo lại, tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ kinh phí cho đội ngũ giảng viên, nhân viên cơ hữu của trường nâng cao trình độ.
Từ bài học kinh nghiệm của các trường cao đẳng, đại học xây dựng quy chế tuyển dụng, sử dụng nhân sự, công khai việc tuyển dụng và ký hợp đồng lao động với cán bộ, công chức,.
Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ minh bạch, có chính sách đãi ngộ hợp lý, đảm bảo thu nhập để giảng viên, nhân viên an tâm phục vụ.
Giai đoạn phát triển, xây dựng thương hiệu: Từ bài học kinh nghiệm của trường đại học Cao đẳng Nghề Giao thông vận tải Đường thủy II, xây dựng mọi công tác quản lý, đào tạo của nhà trường theo tiêu chuẩn chất lượng ISO.
Xây dựng các quy trình tuyển dụng, bồi dưỡng, sàng lọc để đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên, nhân viên.
Xây dựng chiến lược chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ giảng viên, nhân viên vươn lên các tiêu chuẩn quốc tế.
Xây dựng chiến lược hợp tác với các trường nước ngoài, từ đó có quan hệ trao đổi giảng viên, chuyên gia nhằm nâng cao chất lượng nhân lực.
Từ bài học kinh nghiệm của các trường Cao đẳng nghề Hàng Hải thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng môi trường làm việc hiện đại, đồng bộ, đầy đủ tiện nghi,
phương cách quản lý tiên tiến, theo các thông lệ quốc tế, phát huy được tối đa khả năng đóng góp của mỗi thành viên trong trường,.