Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀNG HẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3. Thực trạng công tác quản trị nhân lực của trường
2.3.4. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của trường
TT
Số nhân sự theo học
TH 2008
TH 2009
TH 2010
TH 2011
Lượng tăng (+), giảm (-) liên hoàn Tuyệt đối Tương đối 09-08 10-09 11-10 TB 09/08 10/09 11/10 TB 1 Nghiên cứu
sinh 1 1 0 0 0 -1 0 -0,33 1,00 0,00 0
2 Cao học 4 5 9 12 1 4 3 +2,67 1,25 1,80 1,33 +1,4 4 3 Đại học 6 8 8 8 2 0 0 -0,67 1,33 1,00 1,00 +1,1
* Cộng 11 14 17 20 3 3 3 +3 1,27 1,21 1,18 +1,2 2 (Nguồn Phòng Tổ chức - Hành chính - thời điểm 31 tháng 12 năm 2011)
Bảng 2.14: Số nhân sự tốt nghiệp theo các năm Số
TT
Số nhân sự tốt nghiệp
TH 2008
TH 2009
TH 2010
TH 2011
Lượng tăng (+), giảm (-) liên hoàn Tuyệt đối Tương đối 09-08 10-09 11-10 TB 09/08 10/09 11/10 TB 1 Tiến sỹ 0 0 0 0 0 0 0 0 - - - 2 Thạc sỹ 2 1 2 10 -1 1 8 +2,67 0,50 2,00 5,00 +1 3 Đại học 3 4 4 3 1 0 -1 0 1,33 1,00 0,75 +1,71
* Cộng 5 5 6 13 0 1 7 +2,67 1,00 1,20 2,17 +1,38 (Nguồn Phòng Tổ chức - Hành chính - thời điểm 31 tháng 12 năm 2011) Tỷ lệ cán bộ giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ có tăng hàng năm nhưng tỷ lệ này vẫn còn rất thấp so với tổng số nhân sự, cụ thể năm 2008 là 11/157 chiếm 7%, năm 2009 là 14/162 chiếm 8,64%, năm 2010 là 17/191 chiếm 8,9%, và năm 2011 là 20/210 chiếm 9,52%.
Sở dĩ có tình trạng trên là do trước năm 2008, khi còn là trường trung học chuyên nghiệp, trường chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho toàn trường. Việc đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là do bản thân của từng cán bộ, giảng viên, công nhân viên tự ý thức và tham gia các khóa đào tạo ngoài trường.
Trong quá trình xây dựng đề án nâng cấp trường lên cao đẳng, Phòng Tổ chức - Hành chính đã lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên của trường, nhưng kế hoạch này không khả thi được vì không xuất phát từ thực trạng nhân lực của trường và mang tính áp đặt.
Năm 2009, sau khi nâng cấp trường lên cao đẳng, để đạt được chuẩn giảng viên trường cao đẳng, trường đã phối hợp với trường Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy đại học cho toàn bộ giảng viên trường với kinh phí tự túc.
Kể từ năm 2009, để công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đi vào nề nếp, trường đã biên soạn Quy chế về việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hàng năm sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung đến năm 2011 đã được ban hành kèm theo quyết định số: 425/QĐ-TCĐGTVT ngày 03 tháng 10 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Hàng Hải Tp. HCM thành phố Hồ Chí Minh. Quy chế này bao gồm 4 chương:
Chương 1: Quy định chung.
Chương 2: Chế độ đào tạo, bồi dưỡng.
Chương 3: Chế độ bồi thường học phí đào tạo, bồi dưỡng.
Chương 4: Tổ chức thực hiện.
Trong đó, quy định về việc hỗ trợ học phí mức phí phải bồi thường cho các đối tượng được cử đi học:
Mức hỗ trợ: 100% học phí cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên học cao học và nghiên cứu sinh trong nước trong nước (áp dụng cho cả hệ thống trường công lập và ngoài công lập), nhưng tối đa không quá 30.000.000 đồng / toàn khóa học.
Trường hợp đối tượng đi học theo định hướng của nhà trường nhưng chưa đủ thời gian công tác theo quy định trên: Được nhà trường hỗ trợ 50% học phí cho cán
bộ, giảng viên, công nhân viên học cao học và nghiên cứu sinh trong nước (áp dụng cho cả hệ thống trường công lập và ngoài công lập) nhưng tối đa không quá 15.000.000 đồng / toàn khóa.
Cán bộ, giảng viên, công nhân viên được giới thiệu, cử đi đào tạo cao học, nghiên cứu sinh ở nước ngoài có tài trợ, học bổng, Nhà trường không hỗ trợ học phí chỉ được hưởng 40% lương.
Quy định nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Quy định các trường hợp phải bồi thường học phí đào tạo, bồi dưỡng đã được nhà trường hỗ trợ.
Quy định mức phí phải bồi thường khi vi phạm các nghĩa vụ.
Số tiền bồi thường được tính theo công thức:
Quy định trách nhiệm của các phòng, khoa, trung tâm trong công tác đăng ký danh sách nhân sự dự kiến đào tạo, bồi dưỡng.
Quy định trách nhiệm của phòng Tổ chức - Hành chính và phòng Tài chính - Kế toán trong công tác lập kế hoạch và chuẩn bị kinh phí hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân sự.
Quy định thời hạn hiệu lực của quy chế.
Về mặt tích cực, từ năm 2009 trường đã xây dựng quy chế về việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trường cũng đã có chính sách hỗ trợ kinh phí cho đội ngũ giảng viên, công nhân viên khi đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Tuy nhiên thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của trường vẫn còn những thiếu sót, cụ thể:
Chưa có kế hoạch cụ thể từng năm và kế hoạch dài hạn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Học phí phải
bồi thường x Học phí (2.1)
Thời gian yêu cầu phục vụ
Thời gian làm việc sau khi đào tạo, bồi dưỡng _
Thời gian yêu cầu phục vụ
=
Chưa thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng tại đơn vị về chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên, công nhân viên.
Trường chỉ mới dừng lại ở việc hỗ trợ toàn bộ kinh phí hoặc một phần kinh phí cho các nhân sự đi học nâng cao trình độ, nhưng chưa thực hiện công tác kiểm tra, cũng như có những chính sách hỗ trợ về mặt tinh thần cho người đi học.
Trong quy chế chưa đề cập đến công tác học tập nâng cao trình độ về ngoại ngữ và tin học, nhất là cho đội ngũ giảng viên.
Chưa xây dựng hệ thống biểu mẫu cần thiết, phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.