Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀNG HẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
3.3. Một số kiến nghị
3.3.2. Kiến nghị với Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh
Đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ dài hạn, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ diện quy hoạch dài hạn, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở đơn vị trường nhằm tạo bản lĩnh và khả năng lãnh đạo, quản lý.
Các chương trình đào tạo, các dự án hợp tác quốc tế thường đầu mối tiếp nhận là Sở Giao thông vận tải. Chính vì vậy, Sở nên ưu tiên phân bổ các chương trình, dự án này cho trường.
Kết luận chương 3
Chiến lược phát triển trường CĐN HH TPHCM trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đặt ra các yêu cầu về tập trung quản lý các nguồn lực đầu tư phát triển, trong đó quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở lý luận của vấn đề phẩm chất đạo đức, chính trị tư tưởng và năng lực nghề nghiệp và phân tích thực trạng ĐNGV, thực trạng các giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV của Trường trong thời gian qua, đặc biệt là đề án phát triển nâng cấp Trường thành học viện Hàng hải, chúng tôi đã đề xuất 6 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nhà trường trong giai đoạn tới (2010-2015) và đã nhận được sự đánh giá cao của đội
ngũ CBQL và ĐNGV nhà trường về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của chúng.
Các giải pháp đều đặt trong các điều kiện thống nhất, bảo đảm tính mục đích, tính thống nhất và bổ trợ cho nhau, tính thực tiễn và tính khả thi về trước mắt cũng như lâu dài trong quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đồng thuận về tinh thần làm việc.
Những giải pháp nêu trên đều xác định tính cấp thiết cần phải triển khai thực hiện trong thời gian tới, nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới.
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, chúng tôi đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ mà đề tài đề ra: Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; xây dựng phiếu khảo sát chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường; xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường, chúng tôi đã đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường CĐN HH TPHCM trong thời gian tới.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất là: Người thầy giáo có vai trò quyết định đối với quá trình dạy và học, một lực lượng có “chức năng đặc biệt” chi phối và định hướng cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Giảng viên, thông qua các hoạt động giảng dạy và giáo dục góp phần trang bị những kiến thức cơ bản cần thiết cho học sinh. Chính vì vậy, công tác phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một yêu cầu cấp thiết đáp ứng sự nghiệp đổi mới và nang cao chất lượng đào tạo nghề ở nước ta hiện nay.
Thứ hai là: Chất lượng ĐNGV dạy nghề là vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước; của mọi ngành trong xã hội. Vì, chỉ có ĐNGV dạy nghề giỏi mới có khả năng đào tạo được thợ giỏi để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Do đó, các cơ sở đào tạo nghề muốn nâng cao chất lượng đào tạo nghề thì không thể không nâng cao chất lượng ĐNGV. Chất lượng ĐNGV là tập hợp các yếu tố: phẩm chất đạo đức nhà giáo, năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Nếu một trong ba yếu tố nêu trên bị hạn chế thì đều ảnh hưởng đến kết quả lao động sáng tạo của người thầy giáo.
Thứ ba là: Qua điều tra thực trạng ĐNGV của Trường cho thấy:
- Đội ngũ giảng viên trường CĐN HH TPHCM phần lớn đã chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có lòng yêu nghề, tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề. Song bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực hiện tốt nhiệm vụ dạy nghề, dạy người của mình.
- Giáo viên nhà trường tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tích cực dự giờ, tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp nhưng kết quả còn hạn chế
- Kiến thức sư phạm của đội ngũ giáo viên còn hạn chế trong việc lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
- Trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên còn yếu, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế.
- Công tác nghiên cứu khoa học chưa được chú trọng. Phần lớn giáo viên nhà trường chưa được rèn luyện kỹ năng này; tỷ lệ tham gia viết SKKN hàng năm còn thấp.
- Hiện nay, Trường thiếu giáo viên đầu đàn, giáo viên dạy giỏi bộ môn, giáo viên dạy thực hành là thợ tuổi đã cao, trình độ lý thuyết hạn chế; giáo viên trẻ mới về trường công tác còn hạn chế cả trình độ lý thuyết lẫn thực hành.
Thứ tư là: Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giai đoạn 2010- 2015, nhà trường cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
- Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên theo mục tiêu phát triển của nhà trường đảm bảo chất lượng, số lượng và cơ cấu hợp lý giữa các ngành nghề đào tạo
- Đổi mới công tác quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng khoa học, tinh giản và hiệu quả.
- Cải thiện đời sống tinh thần, vật chất cho giáo viên, kích thích giáo viên có động lực thi đua dạy tốt, sáng tạo trong công việc và tận tâm, tận lực với sự nghiệp đào tạo nghề ở Trường.
- Cải tiến công tác thi đua, khen thưởng: tạo động lực thi đua dạy tốt, học tốt và đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Trường
Trên đây là những giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường. Các giải pháp trên được xây dựng theo nguyên tắc: Mục tiêu, toàn diện, hiệu quả và khả thi. Trong các giải pháp đó cần nhấn mạnh đến việc: Đổi mới
công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV về nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ .Việc thăm dò tính khả thi của các giải pháp đã khẳng định rõ cho kết luận đó.
Nếu các giải pháp trên được thực hiện một cách đồng bộ, nghiêm túc, chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì hiện nay.