Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại trường cao đẳng nghề hàng hải thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 92)

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀNG HẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

3.1. Quan điểm và mục tiêu

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nhân lực

Xác định nhu cu đào to: Nhu cầu đào tạo là những năng lực cần bổ sung cho phù hợp với yêu cầu công việc của giảng viên, nhân viên để làm việc tốt hơn, đáp ứng được mục tiêu phát triển của nhà trường.

Căn cứ vào chiến lược phát triển trường, phòng Tổ chức - Hành chính phối hợp với các phòng, khoa, trung tâm xác định nhu cầu đào tạo của từng bộ phận trong từng giai đoạn, bao gồm:

Phân tích nhu cầu đào tạo: Mục đích của việc phân tích nhu cầu đào tạo là xác định xem những người nào cần được đào tạo và trọng điểm của nội dung đào tạo là gì.

Lập kế hoạch triển khai đánh giá nhu cầu đào tạo.

Thu thập và tập hợp thông tin dữ liệu về nhu cầu đào tạo.

Phân tích, tổng hợp kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo.

Lp kế hoch đào to: Cho từng giai đoạn, nhất là kế hoạch đào tạo cho năm sau. Trong đó phải xác định được đối tượng cần đào tạo, kinh phí đào tạo và thời điểm đào tạo.

Xác định các loi hình đào to: Phù hợp cho từng đối tượng: Cán bộ, giảng viên, nhân viên.

Đào tạo nhận việc: Áp dụng cho những lao động mới tuyển, thực hiện trong thời gian thử việc, trước khi nhận việc chính thức.

Đào tạo trong quá trình làm việc: Gồm có đào tạo cho nâng bậc hàng năm, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Đào tạo trong quá trình làm việc là việc thông qua quá trình làm việc để học tập kỹ năng và kiến thức.

Đào tạo bên ngoài: Hàng năm trường có thể cho một số đối tượng cần thiết dự các chương trình, các khóa đào tạo riêng biệt nhằm cung cấp thêm kiến thức cơ bản về từng lĩnh vực như: nghiệp vụ sư phạm, các lớp bồi dưỡng kỹ thuật nâng cao…, hoặc khuyến khích và tạo điều kiện để giảng viên, nhân viên vào học ở các trường cao đẳng, đại học tùy từng đối tượng. Bên cạnh đó, phải tận dụng triệt để việc tham gia các buổi báo cáo, hội thảo chuyên đề về giáo dục, về các ngành nghề trường đang đào tạo.

T chc đánh giá sau đào to: Việc đánh giá các khóa học, các hoạt động đào tạo hoặc toàn bộ chương trình đào tạo là cần thiết. Nhờ các hoạt động này trường có thể kịp thời điều chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo.

Có thể sử dụng các hình thức:

Người tham gia đào tạo tự đánh giá.

Nơi đào tạo bên ngoài có tổng kết từng khóa học, từng chương trình đào tạo, bồi dưỡng gửi cho phòng Tổ chức - Hành chính. Phòng Tổ chức - Hành chính hoàn chỉnh báo cáo tổng thể về chương trình phát triển nhân lực để báo cáo Ban Giám hiệu trường.

Thc hin đúng quy trình đào to, bi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghip v:

Công tác đào tạo, bồ dưỡng có vai trò rất lớn đối với hoạt động quản trị nhân lực. Để nâng cao chất lượng và mức độ chuyên nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng, trường cần phải:

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu, định hướng.

Xây dựng quy trình đào tạo, bồi dưỡng:

Bước Tiến trình thực hiện Trách nhiệm

1 Ban Giám hiệu

Trưởng các bộ phận

2 Phòng

Tổ chức - Hành chính

3 Hiệu trưởng

4 Phòng Tổ chức - Hành

chính và các bộ phận

5 Các bộ phận liên quan

6 Phòng Tổ chức - Hành

chính và các bộ phận

7 Phòng

Tổ chức - Hành chính Hình 3.3: Quy trình đào tạo, bồi dưỡng (đề xuất)

Qua công tác đào tạo, bồi dưỡng:

Xác định các yếu tố kiến thức, kỹ năng ảnh hưởng đến công tác giảng dạy.

Xác định yêu cầu tiêu chuẩn đối với từng công việc.

So sánh kiến thức, kỹ năng thực tế của giảng viên, nhân viên với yêu cầu tiêu chuẩn của công việc.

Đánh giá hiệu quả đào tạo.

Duyệt kế hoạch

Nhu cầu đào tạo Định hướng đào tạo

Tổng hợp, lập kế hoạch

Tổ chức thực hiện Bố trí công việc sau đào tạo Đánh giá kết quả công tác đào tạo

Cập nhật, lưu trữ hồ sơ

Tổng kết, rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại trường cao đẳng nghề hàng hải thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)