Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Trong các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn, nổi bật có một số công trình nghiên cứu sau :
- PGS.TS Phạm Thành Nghị chủ trì đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy đại học và giáo viên dạy nghề” đã chỉ ra những yếu kém và thiếu hụt về phương pháp sư phạm trong công tác đào tạo , bồi dưỡng giáo viên vào những năm 90 của thế kỷ trước.
- Đề tài cấp Bộ B2003-38-72 “Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức trường đại học kinh tế quốc dân trong quá trình xây dựng trường trọng điểm quốc gia” chỉ ra những yêu cầu mới đối với người giảng viên trong thời đại mới.
- ThS.Trương Thu Hà, với đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội” đã tiến hành khảo sát thực trạng công tác đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên của trường trong giai đoạn 2001-2006. Đồng thời, chỉ ra được những nội dung của công tác đào tạo, phát triển đối với giảng viên của Đại học quốc gia. Đây cũng là những nội dung khá thích hợp đối với công tác ĐTPT đội ngũ giảng viên đại học nói chung.
- Đề tài cấp Bộ B2002-38-38 “Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Đào tạo về Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại Đại học Kinh tế Quốc dân: Thực trạng và Giải pháp” đã đề cập đến tình hình thực hiện các chương trình HTĐTQT của trường đại học đầu ngành về đào tạo cán bộ quản lý và kinh tế. Đề tài cũng đề cập đến tác động của các chương trình HTĐTQT tới việc nâng cao năng lực mọi mặt của nhà trường trong đó có năng lực của đội ngũ giảng viên.
- Một nghiên cứu khác về “Đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động hợp tác quốc tế phục vụ đào tạo và thực tiễn” (đề tài cấp Bộ B2003.38.73) cũng đề cập đến các vấn đề về mô hình quản lý hoạt động HTĐTQT.
- Phát triển nguồn nhân lực-kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta do Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm làm chủ biên (1996). Cuốn sách giới thiệu về kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia, trong đó có chính sách phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới.
-Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo- Kinh nghiệm Đông Á của Viện Kinh tế Thế giới (2003). Cuốn sách đã giới thiệu các thành tựu đạt được của nhóm nước trong khu vực trong phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. Các chính sách thành công về giáo dục và đào tạo của các nước Đông Á là giải pháp quan trọng trong cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa. Đó cũng là bài học cho Việt Nam trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực.
- Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - lý luận và thực tiễn do PGS. TS.
Đỗ Minh Cương- TS. Mạc Văn Tiến đồng chủ biên (2004). Bên cạnh việc đi sâu nghiên cứu tìm ra các giải pháp phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra các khái niệm nguồn nhân lực ở phạm vi vĩ mô và vi mô, kinh nghiệm đào tạo và phát triển lao động kỹ thuật ở một số nước như Đông Nam Á, Trung Quôc, Nhật, Mỹ.
- Phát triển nguồn nhân lực trong các công ty Nhật Bản hiện nay do TS.Trần Thị Nhung và PGS. TS. Nguyễn Duy Dũng đồng chủ biên (2005). Các tác giả đã phân tích hiện trạng phát triển nguồn nhân lực, các phương thức đào tạo lao động chủ yếu trong các công ty Nhật Bản từ những năm 1990 đến nay. Tác giả đã nêu ra một số gợi ý và kiến nghị về sự phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và trong các công ty nói riêng trong thời gian tới.
- Phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức quy mô nhỏ- nghiên cứu và thực tiễn do Jim Stewart và Graham Beaver chủ biên (2004). Cuốn sách gồm có 3 phần: Phần I gồm các nghiên cứu về đặc điểm của các tổ chức quy mô nhỏ và những gợi ý trong việc thiết kế và thực hiện nghiên cứu về PTNNL. Phần 2 gồm những bài trình bày kết quả nghiên cứu về các cách tiếp cận để phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức quy mô nhỏ. Phần 3 đề cập đến các phương pháp PTNNL mà các tổ chức quy mô nhỏ thường áp dụng và thực hành.
Kết luận chương 1
Con người là trung tâm của sự phát triển, một xã hội phát triển dựa vào sức mạnh của tri thức, bắt nguồn từ khai thác tiềm năng của con người, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm nhân tố cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Việc đặt con người vào trung tâm của sự phát triển khiến cho giáo dục phải rà soát lại nhận thức về mục tiêu: Từ chỗ “học để biết” sang nhấn mạnh “học để làm”, rồi
“học để cùng chung sống”, “học để tự khẳng định mình”.
Như vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên dạy nghề là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Những nội dung nghiên cứu của phần này là cơ sở lí luận quan trọng làm luận cứ khoa học cho việc xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên dạy nghề ở trường CĐN Hàng Hải Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2