Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀNG HẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3. Thực trạng công tác quản trị nhân lực của trường
2.3.7. Thực trạng chính sách lương bổng, phúc lợi của trường
Trường Cao đẳng nghề Hàng Hải Tp. HCM thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo công lập, nguồn thu tài chính của Trường thực hiện theo thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc ban hành Điều lệ trường Cao đẳng. Nguồn thu tài chính của trường từ là ngân sách nhà nước và nguồn thu sự nghiệp.
Hàng năm qua Hội nghị cán bộ - công chức, trường ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, công khai minh bạch các khoản thu - chi, cân đối phân bổ nguồn kinh phí cho các mặt hoạt động, đảm bảo mục tiêu đáp ứng tốt các yêu cầu hoạt động và phát triển. Bên cạnh đó sử dụng tiết kiệm các nguồn thu để tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Tuy vậy, do kinh phí và các nguồn thu có giới hạn, nhà trường cố gắng cân đối phục vụ tốt các yêu cầu hoạt động, nhưng cũng chỉ đủ cho các hoạt động như mua sắm trang thiết bị cơ bản, sửa chữa nhỏ, hoạt động thường xuyên, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên và nghiên cứu khoa học. Vì vậy, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, xây dựng cơ bản và trang thiết bị chuyên sâu còn hạn chế.
Quy chế chi tiêu nội bộ của trường, ban hành kèm theo quyết định số:
421/QĐ-TCĐGTVT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Hàng Hải Tp. HCM thành phố Hồ Chí Minh. Quy chế này bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những quy định chung.
Chương 2: Những quy định cụ thể.
Chương 3: Tổ chức thực hiện.
Trong đó: Quy định nguồn thu tài chính của Trường thực hiện theo thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm:
- Nguồn kinh phí ngân sách cấp.
- Nguồn thu sự nghiệp: Học phí, các hoạt động dịch vụ.
- Nguồn khác: Vốn vay, huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị.
Chế độ tiền lương từ nguồn ngân sách được áp dụng cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong diện biên chế và ngoài hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế được duyệt.
Chế độ tiền lương từ nguồn thu sự nghiệp được áp dụng cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên hợp đồng còn lại của nhà trường.
Lương tháng, lương khoán hoặc tiền công và các loại bảo hiểm của người lao động tại trung tâm Đào tạo lái xe, trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe, trung tâm Đào tạo ngắn hạn và giới thiệu việc làm, khoa Giao thông thủy do Giám đốc chi trả theo hợp đồng lao động và được Ban Giám hiệu chấp thuận.
Tiền lương được tính theo công thức sau:
Tiền lương tháng = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương x Hệ số chức vụ
Hình 2.2: Quy trình thanh toán lương Bước 1:
Các bộ phận gửi Bảng chấm công về Phòng Tổ chức - Hành chính ngày 12 hàng tháng
Bước 2:
Phòng Tổ chức - Hành chính kiểm tra và chuyển cho Phòng Tài chính - Kế toán ngày 13 hàng tháng
Bước 3:
Phòng Tài chính - Kế toán lên bảng lương và chuyển cho kho bạc ngày 15 hàng tháng
Bước 4:
Từ kho bạc chuyển vào tài khoản ngân hàng Bước 5
Cán bộ, công nhân viên, giáo viên rút tiền lương từ ATM
Ngoài tiền lương, còn quy định về phụ cấp như sau:
- Phụ cấp ưu đãi giáo viên được tính theo công thức sau:
- Phụ cấp ưu đãi giáo viên = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương x 30%
- Phụ cấp chức vụ thực hiện theo Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phụ cấp làm thêm giờ thực hiện theo Thông tư số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 10 năm 2005 của Liên bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
Tiền lương dạy thêm giờ được thanh toán theo quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, theo công thức sau:
Chỉ thanh toán tiền vượt giờ khi giảng viên đã đảm bảo đủ giờ định mức quy định theo Thông tư 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài chính và Thông tư 02/2002/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2002 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên trường dạy nghề.
Thanh toán tối đa 200 giờ / 1 năm học. Trong trường hợp vượt quá 200 giờ nhà trường và các giảng viên thỏa thuận đơn giá thanh toán 1 giờ chuẩn là 50.000 đồng / 1 giờ (bao gồm thuế thu nhập cá nhân).
Về việc trích lập các quỹ: Hàng năm, sau khi trang trải toàn bộ chi phí phục vụ các hoạt động và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật, số chênh lệch giữa phần thu (Nguồn kinh phí tự chủ) và phần chi tương ứng, trường trích lập các quỹ sau:
- Trích quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: 25%
- Chia thu nhập cho người lao động: 46%
Tiền lương
1 giờ dạy x 150% (2.2)
Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm tài chính Số giờ tiêu chuẩn trong năm
= x
44 tuần 52 tuần
- Trích quỹ khen thưởng: 9%
- Trích quỹ phúc lợi: 20%
Quỹ phúc lợi: Được sử dụng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi và các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động, cụ thể:
- Xây dựng và sửa chữa các công trình phúc lợi tập thể.
- Thưởng các ngày lễ tết trong năm: Chỉ áp dụng đối với cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong biên chế và có hợp đồng từ 1 năm trở lên.
Mặt mạnh:
- Có nguồn thu tương đối ổn định, phục vụ khá tốt công tác đào tạo.
- Trang thiết bị chính phục vụ công tác đào tạo các ngành nghề khá đầy đủ và từng bước hiện đại.
- Chủ động tăng cường các nguồn thu để ngoài việc chi cho các hoạt động đào tạo, còn quan tâm đến chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
- Thực hiện tốt các chế độ báo cáo và lưu trữ về công tác tài chính.
Mặt yếu:
- Kinh phí ngân sách cấp cho trường còn hạn hẹp, nhất là kinh phí đầu tư chiều sâu cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu phát triển.
- Kinh phí đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng các mặt công tác này.
- Các nguồn thu ngoài ngân sách còn hạn chế và không ổn định.