Sự cần thiết phải tăng doanh thu từ sản phẩm ngoài tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng doanh thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố móng cái (Trang 28 - 36)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH

1.1. Tổng quan lý luận về doanh thu của Ngân hàng thương mại

1.1.4. Sự cần thiết phải tăng doanh thu từ sản phẩm ngoài tín dụng

Tăng doanh thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng là việc không ngừng mở rộng về số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm ngoài tín dụng ngân hàng, nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng để tăng số tiền thu được của ngân hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm ngoài tín dụng cho khách hàng.

Tăng doanh thu từ việc phát triển các sản phẩm ngoài tín dụng trong hoạt động ngân hàng là một mục tiêu quan trọng nhằm ổn định lợi nhuận. Sự phát triển ở đây được phân tích trên hai khía cạnh là phát triển về chiều rộng và phát triển về chiều sâu.

Phát triển về chiều rộng đồng nghĩa với việc đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng. Không chỉ duy trì với các hoạt động dịch vụ truyền thống như thanh toán trong nước, kinh doanh ngoại tệ… mà phải tiếp cận và áp dụng các dịch vụ hiện đại khác như tư vấn, môi giới đầu tư chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng điện tử, đẩy mạnh việc phát triển các dịch vụ ứng dụng khoa học kỹ thuật cao như thanh toán qua thẻ, Internet-Banking.

Như vậy, phát triển về chiều rộng có nghĩa là phải luôn đưa ra được những sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Phát triển về chiều sâu đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện các dịch vụ hiện có. Khi giữa các ngân hàng không có sự phân biệt về đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ thì chất lượng các sản phẩm dịch vụ là yếu tố quyết định thành công mỗi ngân hàng.

1.1.4.2. Sự cần thiết tăng doanh thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng

Trong cơ cấu thu nhập hiện nay, thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, nhưng ngân hàng luôn phải đối đầu với nguy cơ rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng do các biến cố cơ chế chính sách, ảnh hưởng kinh tế thế giới và khu vực, năng lực quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu thực hiện mở rộng kinh doanh các sản phẩm ngoài tín dụng, các ngân hàng có cơ hội tăng lợi nhuận nhờ có thêm từ nguồn thu ngoài tín dụng, tận dụng mọi nguồn lực vào kinh doanh và đặc biệt là giảm được áp lực tăng trưởng tín dụng, giảm nguy cơ rủi ro tín dụng.

Tăng doanh thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng trong bối cảnh hiện nay là một trong những định hướng cần thiết đối với các NHTM. Do môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, trước sức ép của hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng muốn thực hiện tăng doanh thu từ sản phẩm ngoài tín dụng buộc phải phát triển các sản phẩm ngoài tín dụng của mình. Sự cần thiết xuất phát từ những lý do cụ thể sau.

* Từ nhu cầu của thị trường

Nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng đa dạng và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng ngân hàng. Các doanh nghiệp và cá nhân không chỉ dừng lại thoả mãn sử dụng dịch vụ truyền thống nào mà cao hơn là các dịch vụ ngân hàng hiện đại như dịch vụ Home-Banking, Phone -Banking, Mobile-Banking, dịch vụ ATM, POS… để có thể phục vụ sản xuất, kinh doanh, đời sống của công chúng một cách tốt nhất. Các sản phẩm ngoài tín dụng ngân hàng ngày càng được khách hàng đón nhận sử dụng là một xu hướng khẳng định tính đúng đắn trong việc lựa chọn phát triển dịch vụ ngân hàng.

* Từ nhu cầu phát triển của ngân hàng thương mại

Phát triển sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng làm tăng thu nhập của ngân hàng.

Khi NHTM phát triển sản phẩm dịch vụ sẽ mở rộng thị trường và tăng số lượng khách hàng tạo khả năng tăng doanh thu và lợi nhuận. Với nhiều dịch vụ khác nhau, NHTM có thể khai thác những khoảng trống trên thị trường kể cả khoảng trống nhỏ để tăng thêm thị phần. Do vậy, để tăng cường nguồn thu nhập cho ngân hàng trong

điều kiện hoạt động kinh doanh ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt thì các ngân hàng phải đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng như chuyển tiền, bảo lãnh, đại lý uỷ thác ...để tăng thêm nguồn doanh thu từ phí dịch vụ.

Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng giúp NHTM phân tán và hạn chế rủi ro. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt và phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá... trong đó, hoạt động tín dụng chứa đựng rủi ro lớn nhất. Sau khi cấp tín dụng ngân hàng ở vào thế bị động, việc quản lý hoạt động tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài. Thực tế, trong thời gian qua đã có nhiều NHTM trên thế giới bị phá sản do đầu tư vốn không thu hồi được. Với tỷ lệ nợ khó đòi ngày càng lớn đã làm cho các NHTM không còn lợi nhuận và mất dần vốn tự có. Do vậy, các ngân hàng cần phải đa dạng hoá các loại sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng nhằm phân tán rủi ro. Lợi nhuận thu được từ các sản phẩm này góp phần bổ sung cho lợi nhuận ngân hàng. Khi thị trường có những biến động thì ngân hàng ổn định được mức doanh thu theo dự kiến.

Trong nền kinh tế thị trường áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nền kinh tế thị trường càng lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sức ép cạnh tranh và đời sống của người dân ngày càng được cải thiện đã khiến cho khách hàng yêu cầu cao hơn về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng không thể bán cái mình có mà phải tìm hiểu thị trường, Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và sản phẩm dịch vụ, để từ đó cung cấp sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng tốt nhất cho khách hàng. Trước đây khách hàng phải tìm đến ngân hàng để được cung cấp các dịch vụ, còn hiện nay ngân hàng phải tìm mọi cách để mở rộng được thị phần và thu hút được khách hàng đến với mình. Muốn vậy, không còn cách nào khác là phải phát triển đa dạng các loại sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng, cung ứng những dịch vụ tiện ích, hoàn hảo cho khách hàng.

Hơn nữa, rất khó có thể tạo ra được một lợi thế cạnh tranh rõ rệt thông qua các sản phẩm truyền thống như nhận tiền gửi hay cấp tín dụng. Việc gia tăng lãi suất huy động hoặc giảm lãi suất cho vay về mặt bản chất là cạnh tranh về giá nên

chúng luôn bị giới hạn bởi các mục tiêu lợi nhuận đã được xác định cho từng thời kỳ. Do vậy ngân hàng nào có sản phẩm ngoài tín dụng mới hơn, linh hoạt và hoàn hảo hơn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường thì sẽ có sức thu hút khách hàng lớn hơn. Từ đó có thể thấy rằng việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng có ý nghĩa hết sức thực tiễn trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá thị trường tài chính hiện nay.

Phát triển các sản phẩm ngoài tín dụng sẽ thúc đẩy các nghiệp vụ khác cùng phát triển. Các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại với nhau tạo thành một thể thống nhất. Việc phát triển sản phẩm này sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của các nghiệp vụ khác. Chẳng hạn nếu ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán hoàn hảo thì sẽ thu hút được khách hàng mở tài khoản tiền gửi, từ đó có thể tận dụng các nguồn tiền nhàn rỗi trên tài khoản thanh toán của họ làm tăng khả năng huy động vốn cho ngân hàng. Hay việc phát triển dịch vụ bảo lãnh, tư vấn, quản lý quỹ sẽ giúp khách hàng hoạt động kinh doanh tốt hơn, từ đó đẩy mạnh cho sự phát triển và tính hiệu quả của hoạt động tín dụng, thanh toán.

Tóm lại, để tồn tại và phát triển trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng phải không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Trong xu thế hội nhập cần chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng, tăng được doanh thu từ những sản phẩm này nhằm thực hiện mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận.

1.1.4.3. Các nhân tố tác động đến doanh thu từ sản phẩm ngoài tín dụng

* Các nhân tố khách quan

Thứ nhất, những thay đổi của nền kinh tế

Xét theo nhiều khía cạnh thì sự phát triển của nền kinh tế sẽ quyết định đến sự phát triển của các sản phẩm ngoài tín dụng ngân hàng. Khi một đất nước có nền kinh tế phát triển thì nó sẽ có điều kiện đầu tư đổi mới, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ…và các ứng dụng của khoa học công nghệ sẽ kéo theo sự phát triển của sản phẩm ngoài tín dụng ngân hàng.

Khi lãi suất cho vay của ngân hàng giảm sẽ thúc đẩy đầu tư ngày càng tăng và làm cho tổng cầu của nền kinh tế cũng tăng lên, kéo theo các dịch vụ ngoài tín dụng của ngân hàng cũng phát triển như: tư vấn đầu tư tài chính, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ đầu tư, dịch vụ đại lý phát hành chứng khoán, bảo quản và lưu ký chứng khoán.

Thứ hai, xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập và cạnh tranh

Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới được biểu hiện nổi bật ở sự lưu chuyển xuyên quốc gia của các đồng vốn. Đó chính là toàn cầu hoá về mặt tài chính, là đặc trưng nổi bật chi phối các quá trình tự do hoá về thương mại, dịch vụ và đầu tư. Tuy nhiên chính toàn cầu hoá làm cho quá trình cạnh tranh diễn ra quyết liệt hơn. Từ toàn cầu hoá, ngành ngân hàng sẽ áp dụng được những tiến bộ về khoa học công nghệ của các nước nhờ đó mà giảm chi phí thông tin, chi phí giao dịch xuống thấp, nâng cao được hiệu quả kinh doanh, đồng thời tạo ra được nhiều sản phẩm mới cho ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển. Nhưng cũng do toàn cầu và hội nhập mà đối thủ cạnh tranh của ngân hàng không chỉ là các ngân hàng trong nước mà còn có các đối thủ nước ngoài với trình độ quản lý và khoa học công nghệ hiện đại hơn, ngân hàng sẽ phải gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động của mình. Quá trình toàn cầu hoá cũng làm cho ranh giới giữa sản phẩm ngoài tín dụng ngân hàng với các tổ chức phi ngân hàng trở nên mờ nhạt. Do đó các ngân hàng tiếp tục tăng cường phát triển sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng của mình để cạnh tranh.

Thứ ba, sự thay đổi trong đường lối, chính sách của Nhà nước

Ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ trong nền kinh tế, nên các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có tác động lớn đến hoạt động kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.

Do đó Chính phủ của mỗi quốc gia đều phải quản lý chặt chẽ hoạt động của hệ thống ngân hàng thông qua luật pháp vừa mang lại cơ hội để hình thành những sản phẩm mới vừa tạo nên những thách thức mới cho danh mục sản phẩm ngoài tín dụng của ngân hàng trong tương lai.

Như vậy, môi trường pháp lý sẽ đem đến cho ngân hàng một loạt các cơ hội mới và cả những thách thức mới, sự nơi lỏng trong quản lý pháp luật cũng có thể đặt các ngân hàng trước nguy cơ cạnh tranh mới. Công nghệ hiện đại và trình độ

quản lý tiên tiến cũng như nguồn lực tài chính dồi dào của các ngân hàng nước ngoài vẫn sẽ là ưu thế cơ bản tạo ra những sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng và buộc các ngân hàng phải tăng thêm vốn và đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương thức quản trị, hiện đại hoá hệ thống thanh toán để tăng hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh.

Thứ tư, sự phát triển về khoa học, công nghệ

Trong thời đại ngày nay, công nghệ là chìa khoá của thành công. Kinh doanh của NHTM không nằm ngoài xu thế này. Theo tính toán và thống kê qua kinh nghiệm của các NHTM nhiều nước, việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động có thể tiết kiệm đến 74% chi phí hoạt động của ngân hàng. Việc áp dụng công nghệ trang thiết bị hiện đại sẽ cho phép các ngân hàng cung cấp các sản phẩm ngoài tín dụng với giá thành hạ, tự động hoá các nghiệp vụ dịch vụ ngoài tín dụng của ngân hàng. Chi phí hoạt động của ngân hàng cũng giảm do giảm nhân lực làm các dịch vụ một cách thủ công và do thời gian thực hiện dịch vụ giảm. Và các trang thiết bị cũng cho phép các ngân hàng thực hiện dịch vụ ngoài tín dụng nhanh chóng, chính xác, làm tăng năng suất lao động. Chi phí dịch vụ giảm cả về hữu hình (phí dịch vụ) và vô hình (thời gian thanh toán, thời gian giao dịch). Ngày nay các công nghệ mới hiện đại được chứng minh và ứng dụng vào thực tiễn mang lại nhiều tiện ích cho con người, do vậy các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng mới với hàm lượng công nghệ cao đòi hỏi phải được các ngân hàng không ngừng nghiên cứu và phát triển để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

* Các nhân tố chủ quan Thứ nhất, nguồn tài chính

Vốn tự có (VTC) của doanh nghiệp là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ nâng cao chất lượng để chiến thắng trong cạnh tranh và trong trường hợp gặp rủi ro, VTC là nguồn để các doanh nghiệp trang trải cho các rủi ro thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, VTC của NHTM cũng không nằm ngoài vai trò này. Nhưng do NHTM hoạt động kinh doanh

tiền tệ nên thường sử dụng khối lượng tiền tệ cao hơn nhiều so với các công ty kinh doanh ở lĩnh vực khác. Chức năng và mục tiêu của VTC không phải là để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng mà là nền tảng để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được an toàn, cụ thể là chống đỡ rủi ro, bảo vệ người gửi tiền khi NHTM gặp khó khăn, đóng vai trò kháng thể trong kinh doanh. Trên cơ sở VTC của mình, ngân hàng có quyết định hùn vốn kinh doanh, mua cổ phần, cho vay cao nhất đối với một khách hàng…đồng thời dựa trên VTC, NHTM thực hiện các nghiệp vụ như: bảo lãnh, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, mở chi nhánh văn phòng…việc phát triển các sản phẩm mới, hiện đại đòi hỏi rất nhiều chi phí, chi mua máy móc thiết bị, bảo dưỡng, vận hành...nên ngân hàng muốn đa dạng được sản phẩm dịch vụ của mình thì phải có nguồn vốn đủ lớn mới có thể đầu tư vào các thiết bị công nghệ mới được.

Thứ hai, tài sản vật chất và công nghệ

Tài sản vật chất và công nghệ cung ứng dịch vụ tại các NHTM Việt Nam so với các ngân hàng trong khu vực còn lạc hậu. Tài sản và công nghệ lạc hậu không những ảnh hưởng đến khả năng quản lý thống nhất trong toàn hệ thống mà còn ảnh hưởng nhiều đến khả năng cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng của các NHTM.

Thứ ba, nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại

Như phần trên trình bày, dịch vụ ngân hàng là các dịch vụ vô hình, khó phân biệt chất lượng dịch vụ giữa các ngân hàng khác nhau. Do chính nhân lực của ngân hàng, các nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng chính là điểm tạo nên sự khác biệt giữa các ngân hàng, có vai trò quan trọng việc tạo nên hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng, một trong những yếu tố tạo nên uy tín của ngân hàng trên thị trường. Hơn nữa, chính nhân viên ngân hàng là người trực tiếp vận hành và sử dụng các trang thiết bị hiện đại phục vụ khách hàng, nên nếu một ngân hàng có đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại mà không có nguồn nhân lực chất lượng cao, có trí thức để khai thác vận hành thiết bị này thì việc đầu tư cũng coi như không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, làm giảm năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Để có thể cạnh tranh và đem lại hiệu quả cao, ngân hàng cần phải có những cán bộ biết kinh doanh tiền tệ, cán bộ khoa học công nghệ tài năng, cán bộ điều hành quản trị và đội

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng doanh thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố móng cái (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)