CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DOANH THU TỪ CÁC SẢN PHẨM NGOÀI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI
2.2. Thực trạng doanh thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Móng Cái
2.2.3. Tình hình thực hiện từng loại doanh thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng
Trong quá trình phát triển, Chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Móng Cái đã cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng cho khách hàng. Để đánh giá được thực trạng doanh thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng tại Chi nhánh Móng Cái thời gian qua, cần phải tiến hành phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, nhằm tăng doanh thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Sản phẩm dịch vụ (SPDV) ngân hàng hiện nay gồm: SPDV truyền thống như huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán... và SPDV của ngân hàng hiện đại, ứng dụng trên nền tảng công nghệ thông tin như Internet Banking, Home Banking, SMS Banking, ATM... Danh mục sản phẩm của NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Tại Chi nhánh tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế địa phương và nhu cầu khách hàng, Chi nhánh xác định triển khai sản phẩm có thế mạnh, lựa chọn phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng phù hợp.
Để có điều kiện triển khai sản phẩm mới, thu hút khách hàng, tăng thị phần, tạo thêm được nguồn thu lớn, ổn định, ít rủi ro so với các sản phẩm truyền thống, năm 2012 chi nhánh đã có nhiều giải pháp như triển khai kịp thời các văn bản, chế độ của NHNo&PTNT Việt Nam có liên quan đến phát triển sản phẩm mới. Đẩy
mạnh tiếp thị khách hàng để tư vấn, thu hút khách hàng, đặc biệt trong lĩnh vực huy động vốn, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, thẻ... Tổ chức các hội nghị, các lớp đào tạo tại chỗ giới thiệu danh mục sản phẩm của NHNo&PTNT Việt Nam cho lãnh đạo và CBCNV trong chi nhánh. Thành lập phòng Dịch vụ và Marketing, bố trí cán bộ trẻ, am hiểu nghiệp vụ làm công tác phát triển sản phẩm tại các điểm giao dịch.
Kết quả cụ thể:
Tốc độ tăng quy mô số lượng các sản phẩm ngoài tín dụng đã triển khai trong những năm qua thể hiện:
Bảng 2.7: Bảng thống kê gia tăng số lượng sản phẩm ngoài tín dụng giai đoạn 2009-2012 tại chi nhánh NHNo&PTNT thành Phố Móng Cái
Nhóm sản phẩm ngoài tín dụng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh khoản 9 12 12 14
Sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế 24 28 30 34
Sản phẩm đầu tư 6 6 6 6
Sản phẩm thẻ 14 14 16 18
Sản phẩm E-Banking 8 8 14 16
Sản phẩm dịch vụ ngân quỹ 13 16 18 22
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT Móng Cái [2]) Xác định mục tiêu muốn tăng doanh thu từ sản phẩm ngoài tín dụng cần phát triển chính các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm sẵn có chưa được phát huy trên địa bàn. Chi nhánh Móng Cái đã chú trọng mở rộng màng lưới năm 2010 chi nhánh mở thêm 1 phòng giao dịch, năm 2011 thành lập phòng Dịch vụ Marketing, đầu tư công nghệ, tìm kiếm thị trường gia tăng số lượng các sản phẩm ngoài tín dụng vào hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, các sản phẩm có chưa thật sự được khách hàng quan tâm, sử dụng, chưa thật sự tiện ích cho khách hàng, tốc độ tăng số lượng một số sản phẩm ngoài tín dụng trong những năm qua chưa cao, số lượng sản phẩm mới tập trung vào nhóm sản phẩm thanh toán quốc tế, sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước, dịch vụ ngân quỹ.
2.2.3.2. Tình hình thực hiện doanh thu đối với từng loại sản phẩm ngoài tín dụng.
* Doanh thu sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước
Doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán trong nước luôn chiếm vai trò quan trọng trong cơ cấu doanh thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng của ngân hàng thương mại, thanh toán trong nước không chỉ là nghiệp vụ truyền thống mang lại nguồn thu dịch vụ chủ yếu mà còn tạo ra nguồn vốn đáng kể cho ngân hàng thông qua số dư trêddinhjT tài khoản tền gửi, tài khoản vãng lai. Với thế mạnh mạng lưới hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank) rộng khắp cả nước, hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch. Các chi nhánh NHNo&PTNT trong cả nước, trong đó có chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Móng Cái có tối đa lợi thế thanh toán, chuyển tiền trong nước.
Hiện Chi nhánh Móng Cái cung cấp các dịch vụ thanh toán chủ yếu như:
Chuyển tiền đi, nhận chuyển tiền đến qua các hệ thống chuyển tiền điện tử, thanh toán song phương, thanh toán liên ngân hàng và mới tập trung sử dụng các công cụ như: Giấy nộp tiền, séc, uỷ nhiệm chi chuyển tiền, thấu chi, thẻ thanh toán, Chi nhánh đã thu hút nhiều khách hàng mở tài khoản thanh toán và sử dụng dịch vụ.
Dịch vụ thanh toán trong nước có nhiều sản phẩm, Chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Móng Cái đã triển khai các nhóm sản phẩm: Vấn tin số dư, in sao kê qua tin nhắn; Gửi nhiều nơi, rút nhiều nơi; Chuyển tiền đi đến trong nước qua tài khoản và khách hàng vãng lai; Cung ứng séc, thanh toán séc, nhờ thu séc và đã đạt được kết quả qua các năm như sau :
Bảng 2.8: Doanh số của các phương thức thanh toán trong nước. giai đoạn 2009-2012 tại chi nhánh NHNo&PTNT thành Phố Móng Cái
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chuyển tiền điện từ cùng hệ thống 11,145,973 14,560,724 18,978,949 19,806,639 Thanh toán song phương 3,294,591 4,895,040 6,796,176 4,805,650 Thanh toán liên ngân hàng 627,443 4,000,906 8,281,457 8,117,893 Tổng doanh số 15,068,007 23,456,670 34,056,582 32,730,182 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT TP Móng Cái.[2])
Số liệu trên cho thấy, doanh số thanh toán của Chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm. Từ mức tổng doanh số là 15.068.007 triệu đồng vào năm 2009 thì đến cuối năm 2012 tăng lên 32.730.182 triệu đồng tăng 117%. Có được kết quả như trên là do hệ thống Agribank đã áp dụng và đổi mới hệ thống mạng thanh toán điện tử, tạo điều kiện thanh toán nhanh chóng, an toàn, chính xác cho khách hàng sử dụng dịch vụ này góp phần tăng doanh thu phí thanh toán trong nước.cụ thể
Bảng 2.9: Doanh thu phí dịch vụ thanh toán trong nước của Chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Móng Cái giai đoạn 2009-2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng doanh thu từ sản phẩm ngoài tín dụng 11,500 14,100 25,677 24,539 Doanh thu phí dịch vụ thanh toán trong nước 4,427 5,852 9,935 9,954 Tỷ trọng / Tổng doanh thu từ các SPNTD 38.5% 41.50% 38.69% 40.56%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT TP Móng Cái[2])
Xác định thanh toán trong nước là dịch vụ truyền thống, chi nhánh đã tập trung nguồn lực khai thác do vậy doanh thu phí từ sản phẩm này đạt tương đối cao.
Đồ thị thể hiện:
Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí thanh toán trong nước giai đoạn 2009 -2012 của chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Móng Cái.
Qua hiệu số trên bảng 2.9 và hình 2.5 cho thấy doanh thu phí dịch vụ thanh
4,427
5,852
9,935 9,954
0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu phí dịch vụ thanh toán trong nước
Đơn vị: triệu đồng
toán trong nước tăng trưởng nhanh, đến cuối năm 2012 đạt 9.954 triệu đồng, bằng 224.85% so cuối năm 2009, chiếm tỷ trọng 40.56% trong tổng doanh thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng.
Về chất lượng thanh toán việc thực hiện chuyển tiền đi, chuyển tiền đến đã đáp ứng theo yêu cầu của khách hành đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và an toàn tuyệt đối cho khách hàng. Công tác thanh toán được thực hiện tốt với lượng giao dịch ngày một tăng, được khách hàng tin tưởng.
Tuy doanh thu từ dịch vụ thanh toán trong nước của Chi nhánh Móng Cái đã tăng lên qua các năm nhưng mức tăng chưa ổn định, tỷ trọng trong tổng thu ngoài tín dụng chưa tương xứng mặc dù là nguồn doanh thu chủ yếu, truyền thống trong hoạt động của ngân hàng. Chi nhánh Móng Cái có nhiều lợi thế phát huy về màng lưới, uy tín, tâm lý khách hàng, giải pháp công nghệ không quá phức tạp.
Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó là:
- Cạnh tranh giữa các ngân trên các lĩnh vực kinh doanh nói chung và xu hướng giảm phí dịch vụ thanh toán trong nước nói riêng nhằm lôi kéo khách hàng sử dụng đồng bộ các sản phẩm dịch vụ. Chi nhánh Móng Cái chưa xây dựng biện pháp cụ thể trong việc phục vụ trọn gói khách hàng.
- Chưa thực sự chú trọng đến việc mở rộng dịch vụ chuyển tiền trong nước đối với khách hàng cá nhân thể hiện:
+ Đối với chuyển tiền đến các chi nhánh NHNo&PTNT trên toàn quốc nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Móng Cái nói riêng chưa phục vụ tận nơi. Trong khi đó một số NHTM khác đã thực hiện tốt như đưa tiền mặt đến tận nhà theo yêu cầu của người chuyển tiền hay người thụ hưởng.
+ Cán bộ một số phòng giao dịch chưa chú trọng tiếp thị thu hút khách hàng đến giao dịch chuyển tiền, hoặc còn ngại thực hiện tiếp thị thu hút khách hàng đến giao dịch chuyển tiền cá nhân do phải kiếm đếm, kiêm nhiệm giải quyết nhiều công việc do thực hiện cơ chế "giao dịch một cửa".
+ Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền cá nhân chưa thuận lợi cho khách hàng.
Khi khách hàng có nhu cầu chuyển tiền ngân hàng còn yêu cầu khách hàng tự viết
giấy nộp tiền, lập bảng kê các loại tiền nộp…điều này gây nhiều phiền toái cho người chuyển tiền như mất nhiều thời gian, thậm chí lúng túng trong khâu kiểm đếm và liệt kê theo loại tiền, với các ngân hàng thương mại cổ phần khách hành chỉ cần cho biết số tiền, địa chỉ cần chuyển, chứng minh thư và ký vào lệnh chuyển tiền vừa được in từ hệ thống máy tính giao dịch.
- Tâm lý và thói quen của khách hàng cá nhân chưa quen giao dịch chuyển tiền qua ngân hàng mà muốn mang theo tiền mặt, giao dịch tiền mặt... Công tác quảng cáo tuyên truyền của ngân hàng về dịch vụ chuyển tiền qua ngân hàng hạn chế, chưa phổ cập và chưa thay đổi được thói quen của người dân.
- Các phương thức thanh toán qua ngân hàng của Chi nhánh chưa thật đồng bộ, còn phân tán, cùng lúc sử dụng nhiều giải pháp như chuyển tiền điện tử, song phương, liên ngân hàng làm ảnh hưởng đến thời gian của quá trình thanh toán.
Thanh toán ra ngoài hệ thống thông qua Ngân hàng Nhà nước còn chậm, công tác chuẩn hoá các chứng từ trong ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng chưa đảm bảo tính đồng bộ và tính tự động hoá cao, chứng từ còn lập thủ công nhiều.
- Biểu phí dịch vụ thanh toán trong nước chưa được thống nhất giữa các ngân hàng, chưa được quy định bởi các văn bản pháp quy thống nhất từ Ngân hàng Nhà Nước. Do yếu tố cạnh tranh nhiều ngân hàng xây dựng mức phí thấp hơn chi phí thực tế cho việc thanh toán dẫn đến giảm doanh thu.
Trong thời gian tới cần khắc phục những tồn tại nêu trên, dịch vụ thanh toán trong nước qua Chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Móng Cái sẽ phải gia tăng số lượng khách hàng, từ đó tăng doanh thu dịch vụ thanh toán trong nước.
* Doanh thu dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu
Đứng trước xu thế nền kinh tế mở rộng hội nhập khu vực và quốc tế, thì vai trò của ngân hàng trong thanh toán quốc tế cũng ngày càng trở nên quan trọng. Dịch vụ thanh toán quốc tế (TTQT) ngày càng chiếm vị trí lớn trong cơ cấu sản phẩm ngân hàng, không chỉ tăng thu phí dịch vụ mà còn là cở sở để ngân hàng cung ứng các dịch vụ khác cho khách hàng như tiền gửi, cho vay hỗ trợ xuất khẩu, bao thanh toán.
Là chi nhánh hoạt động trên địa bàn biên giới, được phép thanh toán mậu
dịch biên giới (Thanh toán biên mậu - TTBM) với nước láng giềng Trung Quốc.
Chi nhánh NHNo&PTNT thành Phố Móng Cái đã tận dụng tối đa lợi thế cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về TTBM đến khách hàng. Các sản phẩm gồm;
- Phương thức thanh toán theo hối phiếu ngân hàng: Đây là phương thức người nhập khẩu chuyển tiền trả cho người xuất khẩu, bằng cách người nhập khẩu nộp đủ số tiền tại ngân hàng và yêu cầu ngân hàng phát hành hối phiếu để trả cho người xuất khẩu. Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu sẽ giao hối phiếu cho người nhập khẩu để trả thẳng cho người xuất khẩu.
- Phương thức thanh toán theo chứng từ chuyên dùng: Được sử dụng khi hai bên mua bán chưa xác định được chính xác số lượng hàng hoá sẽ giao nhận và thanh toán. Người nhập khẩu sẽ chuyển một số tiền vào ngân hàng theo hợp đồng mua bán để yêu cầu ngân hàng phát hành chứng từ chuyên dùng xác nhận người nhập khẩu có đủ khả năng thanh toán. Khi phát sinh giao nhận hàng hoá và thanh toán, căn cứ vào số tiền thực tế phải thanh toán, người nhập khẩu điền số tiền cần thanh toán thực tế vào chứng từ chuyên dùng, ký tên và giao cho người xuất khẩu để làm thủ tục thanh toán với ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.
- Phương thức thanh toán theo thư uỷ thác chuyển tiền; người nhập khẩu uỷ quyền cho ngân hàng phục vụ mình trả tiền cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng đại lý theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.
- Phương thức thanh toán theo thư tín dụng: là phương thức việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận kiểm tra chứng từ và quyền, nghĩa vụ... của các bên liên quan trong thanh toán thư tín dụng được thực hiện theo qui tắc chung về tín dụng chứng từ do phòng Thương mại Quốc tế ICC ban hành và do các bên tham gia thanh toán thoả thuận áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
- Phương thức thanh toán theo thư bảo lãnh thanh toán: Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu phát hành thư bảo lãnh, bảo đảm rằng khi người xuất khẩu thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao hàng thì người nhập khẩu sẽ thực hiện trả tiền đầy đủ, đúng thời hạn như quy định của hợp đồng ngoại thương. Nếu người nhập khẩu vi phạm, ngân hàng bảo lãnh sẽ đứng ra trả tiền thay cho người nhập khẩu như nội dung thư bảo lãnh.
- Phương thức thanh toán qua mạng Internet: Thực hiện các lệnh chi, các giấy báo có, các điện tra soát và các loại điện khác mà tại chi nhánh giáp biên giới Việt nam - Trung Quốc gửi cho nhau thông qua mạng Internet. Các bức điện này đã được mã hoá trước khi gửi và được xác thực bằng chữ ký điện tử.
Các phương thức thanh toán trong TTBM rất phù hợp với địa hình Móng Cái, và ngày càng được cải thiện nhằm tăng tính tiện ích, an toàn, nhanh chóng, chính xác cho Ngân hàng và khách hàng. đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho khách hàng sử dụng các sản phẩm TTBM. Do tính đặc thù, lợi thế thành phố Móng Cái thành phố biên giới giáp nước Trung Quốc do vậy các hoạt động thương mại, buôn bán, XNK hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Móng Cái với đối tác nước ngoài chủ yếu là Trung Quốc, rất ít với các nước khác. Chi nhánh đã tập trung khai thác sản phẩm thanh toán biên mậu, trong cơ cấu các sản phẩm hiện có của mình.
Các sản phẩm thanh toán quốc tế (TTQT) tại chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Móng Cái:
- Phát hành thư tín dụng ( L/C..): Chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Móng Cái phát hành cam kết theo đó sẽ thanh toán cho ngân hàng của bên xuất khẩu một khoản tiền nhất định dựa trên bộ chứng từ thanh toán hoàn hảo.
- Sửa đổi thư tín dụng: Ngân hàng sửa đổi các nội dung của L/C theo yêu cầu của người thụ hưởng hay của người phát hành trên cơ sở hai bên thảo luận thống nhất như số tiền, số lượng hàng hoá, quy cách, ngày giao nhận hàng, thời hạn hiệu lực.
- Nhờ thư đến hoặc điện đòi tiền để thanh toán L/C: Khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu (phiếu trơn hay kèm theo chứng từ) hoặc điện đòi tiền để thanh toán L/C từ ngân hàng nước ngoài hay doanh nghiệp nước ngoài, Chi nhánh sẽ thông báo cho khách hành bằng văn bản với đầy đủ chi tiết liên quan đến bộ chứng từ. Nếu chấp nhận, khách hàng gửi công văn (theo mẫu) do người có thẩm quyền ký tên để lấy bộ chứng từ gốc trước khi nhận hàng.
- Ký hậu vận đơn hoặc phát hành bảo lãnh nhận hàng: Chi nhánh Móng Cái chịu trách nhiệm thanh toán đúng, đủ kịp thời theo L/C đã mở khi các bên có liên quan thực hiện đúng theo các điều kiện của L/C.