Phân tích hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phân tíh thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) chi nhánh chương dương (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại

Phân tích hiệu quả kinh doanh là tiến hành thu thập tài liệu, tính toán và so sánh các chỉ tiêu hiệu quả nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh cao hay thấp và chịu tác fđộng bởi nhân tố ảnh hưởng nào.

Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Thông qua phân tích chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng, từ đó có giải pháp cụ thể trong công tác tổ chức, quản lý. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.

Phân tích kinh doanh giúp ta nhìn nhận đúng đắn về khả năng sức mạnh cũng như hạn chế trong ngân hàng của mình, trên cơ sở này các ngân hàng sẽ xác định đúng đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả.

Phân tích kinh doanh là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng kiểm tra giám sát và điều hành kinh doanh của ngân hàng.

Phân tích kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.

Tài liệu phân tích kinh doanh còn rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài, khi họ có mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với các ngân hàng, vì thông qua đó họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay hay không.

1.3.2 Nội dung và trình tự để phân tích

1.3.2.1 Phân tích tng quát v hiu qu kinh doanh

Mc đích: Tính các chỉ tiêu hiệu quả tổng quát và tiến hành so sánh các chỉ tiêu này với kỳ trước, với kế hoạch, với các đơn vị cùng ngành. mục đích của việc phân tích tổng quát để đánh giá, xem xét ngân hàng kinh doanh có hiệu quả hay không? mức độ hiệu quả như thế nào? cao hay thấp? trên cơ sở đó tìm các chỉ tiêu thành phần ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

Ni dung phân tích:

- Tính các chỉ tiêu hiệu quả chủ yếu (chỉ tiêu tổng quát): Căn cứ theo số liệu thu thập, tính toán các chỉ tiêu tổng quát như chỉ tiêu ROA, ROE...

- So sánh các chỉ tiêu hiệu quả chủ yếu: So sánh giữa các kỳ kinh doanh của ngân hàng: Kết quả hoạt động kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình, việc so sánh theo thời gian giúp ta đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp có hiệu lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mặt khác so sánh giữa các kỳ kinh doanh

cũng giúp ta nghiên cứu nhịp điệu của các chỉ tiêu có liên quan với nhau. Từ đó phát hiện những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện các chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh.

Tiếp đó so sánh với các chi nhánh cùng ngân hàng: So sánh chỉ tiêu với các chi nhánh cùng hệ thống giúp chúng ta thấy rõ hiệu quả kinh doanh của chi nhánh là cao hay thấp, những chỉ tiêu nào chưa đạt, nguyên nhân từ những yếu tố nào tác động. So sánh với các chi nhánh cùng hệ thống còn giúp ta đánh giá được năng lực thực tại, trình độ quản lý từ đó phân tích được các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, trên cơ sở đó đưa ra được các giải pháp phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

So sánh với các ngân hàng khác: giúp ta đánh giá được một cách khách quan về thực trạng kinh doanh của ngân hàng mình, từ đó đưa ra những nhân tố khách quan tác động đến hiệu quả kinh doanh như thế nào, tốt hay xấu, nhiều hay ít so với các ngân hàng khác, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp để phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt còn yếu kém nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp với yếu tố bên ngoài để đạt được hiệu quả kinh doanh một cách tốt nhất.

Từ sự so sánh đó có thể tổng hợp đưa ra kết luận: Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả hay không, chỉ tiêu nào đạt và chỉ tiêu nào không đạt. Trên cơ sở đó đi vào phân tích các chỉ tiêu thành phần để xác định hiệu quả kinh doanh của từng dịch vụ.

1.3.2.2 Phân tích các ch tiêu thành phn

Mc đích: Chỉ tiêu tổng quát mới cho biết con số tổng quát chung là ngân hàng kinh doanh hiệu quả hay không, nhưng chỉ tiêu tổng quát không thể cho biết loại dịch vụ nào kinh doanh hiệu quả hay không hiệu quả. Chính vì vậy, mục đích của việc phân tích các chỉ tiêu thành phần là để xác định dịch vụ nào hiệu quả, dịch vụ nào chưa hiệu quả, lý do tại sao? Trên cơ sở đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thành phần.

Các chỉ tiêu thành phần là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu tổng quát vì vậy các chỉ tiêu thành phần đạt hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho toàn ngân hàng. Phân tích các chỉ tiêu thành phần giúp ta đánh giá được hiệu quả kinh doanh của

từng bộ phận trong ngân hàng, từ đó đưa ra được các giải pháp cụ thể để cải thiện nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

Ni dung phân tích:

- Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận: Căn cứ trên số liệu kinh doanh của các bộ phận dịch vụ, tính toán các chỉ tiêu ở từng bộ phận dịch vụ như: Dịch vụ huy động vốn, dịch vụ cho vay, dịch vụ thanh toán...

+ So sánh giữa các kỳ kinh doanh của ngân hàng

+ So sánh khách hàng và thực tế của từng bộ phận trong ngân hàng + So sánh từng dịch vụ của đơn vị với các đơn vị khác cùng ngân hàng + So sánh với các đối thủ cạnh tranh khác

- Kết luận: Từ sự so sánh đưa ra kết luận dịch vụ nào hiệu quả cao, dịch vụ nào hiệu quả thấp, dịch vụ nào chưa hiệu quả. Trên cơ sở đó đi vào phân tích nguyên nhân ảnh hưởng của từng dịch vụ.

1.3.2.3 Phân tích nguyên nhân nh hưởng ca tng dch v.

- Nguyên nhân bên ngoài, bao gồm: Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, môi trường vĩ mô...

- Nguyên nhân bên trong của ngân hàng bao gồm: Năng lực quản trị, các chính sách marketing dịch vụ, khả năng tài chính...

1.3.3 Tài liệu và phương pháp phân tích 1.3.3.1 Tài liu phân tích

- Nguồn tài liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh và nguồn lực của ngân hàng - Các tài liệu về môi trường ngành có liên quan.

1.3.3.2 Phương pháp phân tích

Để phân tích hiệu quả kinh doanh trong các ngân hàng thương mại, thường sử dụng các phương pháp phân tích sau đây:

- Phương pháp so sánh:

So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định

xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Để đáp ứng cho mục tiêu phân tích người ta thường dùng 2 phương pháp cụ thể sau đây:

+ So sánh bằng số tuyệt đối +So sánh bằng số tương đối - Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp này là đo lường mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố tác động một chỉ tiêu kinh tế cụ thể. Khi muốn đo mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì thay thế số liệu gốc bằng số liệu mới và các nhân tố khác giữ nguyên. Sau đó so sánh hai chỉ tiêu được tính theo nhân tố ban đầu và nhân tố thay thế.

Trong thực tế phương pháp này được sử dụng dưới hai dạng:

- Thay thế liên hoàn: Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi

- Số chênh lệch: Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thế liên hoàn. Nó khác ở chổ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của tùng nhân tố để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích.

Tóm tắt Chương I

Chương I đã trình bày tổng quan về ngân hàng thương mại: Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ. Đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các NHTM cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đó.

Trong chương I cũng đã trình bày mục đích, ý nghĩa, nội dung trình tự cũng như phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của các NHTM làm cơ sở để phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi Nhánh Chương Dương ở chương II.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Phân tíh thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) chi nhánh chương dương (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)