CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
3.1 Định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng và
3.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng 3.1.1.1 Định hướng phát triển của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Ngân hàng là một ngành dịch vụ. Trừ một số nghiệp vụ tự doanh được phép, hầu hết các sản phẩm mà ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế như: Nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán, chuyển tiền...đều là những sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Thông thường ở một số nước có nền kinh tế phát triển, hoặc một số quốc gia có ngành ngân hàng phát triển (như Thụy Sỹ, Singapore...) thì doanh số hoạt động dịch vụ ngân hàng chiếm từ 5 đến 15% GDP( tổng chênh lệch thu-chi ròng các hoạt động dịch vụ ngân hàng) và số lượng lao động tham gia trong lĩnh vực ngân hàng chiếm từ 3 đến 5% tổng số người ở độ tuổi lao động xã hội. Ở Việt Nam, tại thời điểm hiện nay tỷ lệ này đang còn rất thấp.
Vì vậy, thị trường dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam đang tiềm tàng một tiềm năng phát triển rất lớn.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế và các tổ chức tài chính uy tín trong và ngoài nước, năm 2012, đặc biệt trong quý 2/2012 tình hình kinh tế xã hội xuất hiện nhiều tín hiệu khó khăn hơn năm 2011 trên phạm vi thế giới cũng như tại các quốc gia và trong nội tại mỗi ngành. Trong nước, kinh tế sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu. theo chính phủ , năm 2012 việc ổn định kinh tế - tài chính vĩ mô được xác định là nền tảng quan trọng cho việc thực hiện nhiệm vụ trong cả giai đoạn 2011-2015, trong đó chính sách tiền tệ tiếp tục được điều hành chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt theo tín hiệu thị trường; Đảm bảo tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng hàng năm không vượt quá mức đề ra; Duy trì mặt bằng lãi suất hợp lý, tiếp tục chính sách tỷ giá chủ động, phù hợp, không để biến động lớn; Giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại; đảm bảo
vốn sản xuất; kiểm soát chặt chẽ vay vốn kinh doanh bất động sản và kinh doanh chứng khoán, kiểm soát nợ xấu , đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng.
Trên cơ sở đó ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng có một số định hướng phát triển đến năm 2015 như sau:
Kế hoạch ưu tiên trong năm 2012 là tiếp tục thực hiện và triển khai rộng rãi 6 sáng kiến chiến lược đã thực hiện năm 2011 gồm 2 nội dung trọng yếu; một là củng cố, hoàn thiện roc nét cơ cấu hệ thống mới, bảo đảm hoạt động an toàn hiệu quả, thông suốt hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động kinh doanh; hai là thúc đẩy quá trình cá biệt hóa trong xây dựng các chính sách kinh doanh, chính sách khách hàng với ba phân nhóm khách hàng cụ thể; khách hàng cá nhân, khách hàng SMEs và nhóm khách hàng lớn.
Phát triển khách hàng sản phẩm và thị trường:
- Thực hiện cá biệt hóa mạnh mẽ trong các chính sách khách hàng và sản phẩm đối với từng phân nhóm khách hàng riêng biệt, phát triển theo cơ cấu mô hình Khối kinh doanh.
- Tập trung trọng tâm huy động vốn từ thị trường 1.
- Phát triển tín dụng chon lọc, phát triển sản phẩm khách hàng mang lại hiệu quả cao.
- Phát triển sản phẩm tiền tệ, ngoại hối;
- Tập trung phát triển mạng lưới trên địa bàn trọng điểm;
Kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả;
- Chi phí phải đảm bảo phản ánh sát thực nhu cầu chi tiêu cần thiết.
- Thực hiện tiết kiệm tránh lăng phí.
Tăng cường và củng cố hệ thống quản trị nội bộ.
- Hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức hoạt động.
- Nâng cao hiệu quả của mạng lưới phân phối, tái cơ cấu và sắp xếp lại hệ thống chi nhánh.
- Tăng cườn hoạt động bán hàng và Marketing phát triển dịch vụ khách hàng, triển khai rộng rãi sáng kiến đề xuất giá trị.
- Thực hiện phê duyệt tín dụng tập trung:
- Hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị, hệ thống xếp hạng khách hàng.
- Xây dựng chế độ đãi ngộ cạnh tranh, thu hút và duy trì nguồn nhân lực trình độ cao.
3.1.1.2 Mục tiêu phát triển của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Bước sang năm 2012 PBbank đặt mục tiêu lớn với những tiêu chí tài chính ấn tượng và phải được hoàn thành như: Tổng tài sản 110.000 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất trước thuế 1.300 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng 46.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 33.562 tỷ đồng. Đồng thời VPB phấn đấu đưa tỷ lệ ROA và ROE nawmg trong nhóm dẫn đầu các ngân hàng thương mại cổ phần, tỷ lệ an toàn vốn và tăng trưởng điểm giao dịch luôn giư ở mức cao.
Trên cơ sở định hướng phát triển đó Ngân hàng đưa ra một số mục tiêu phát triển đến năm 2015 VPbank trở thành 1 trong năm ngân hàng TMCP hàng đầu Việt namvaf 1 trong 3 Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt nam.
3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển của VPB Chương Dương.
3.1.2.1 Định hướng phát triển
VPB Chương Dương mới thành lập và đi vào hoạt động đến nay được khoảng 8 năm. Là một Chi nhánh ngân hàng còn mới và quy mô còn nhỏ so với nhiều ngân hàng khác trên địa bàn Chương Dương, do đó chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dương đã gặp không ít những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình, bằng những nổ lực của ban lãnh đạo cũng như đội ngũ công nhân viên trong đơn vị đã đem lại thành công đáng kể trong việc tạo dựng nền tảng về thương hiệu, chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như uy tín trên địa bàn tỉnh Chi Nhánh Chương Dương–Chương Dương. Với những thành công bước đầu và phía trước cũng còn nhiều khó khăn mà Chi nhánh chưa làm được và phải tiếp tục vượt qua. Với kết quả đạt được trong những năm qua và định
hướng phát triển của toàn hệ thống, Ban Lãnh đạo đã đưa ra định hướng phát triển từ nay đến năm 2015 như sau:
- Tiếp tục mở rộng thị trường cả về chiều rộng và chiều sâu, quảng bá giới thiệu đa dạng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhằm phục vụ ngày càng đa dạng nhu cầu thị trường, khai thác triệt để nhu cầu của khách hàng hiện tại và tăng cường tìm kiếm khách hàng mới thông qua việc khai thác thị trường.
- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tại chi nhánh lên mức cao hơn, phù hợp với sự đòi hỏi được đáp ứng ngày càng cao của khách hàng
- Xây dựng và phát triển Chi nhánh bền vững với đội ngũ cán bộ công nhân viên có tính chuyên nghiệp cao, có trình độ khoa học quản lý tiên tiến, có sức cạnh tranh lớn.
- Tổ chức kinh doanh có hiệu quả, lấy hiệu quả kinh doanh làm trọng tâm và là thước đo cho sự phát triển bền vững của chi nhánh.
- Bảo đảm an toàn và hiệu quả hoạt động của toàn bộ chi nhánh ngân hàng - Chủ động nghiên cứu và triển khai các dịch vụ ngân hàng theo nhu cầu của thị trường, không trái với pháp luật và năng lực của ngân hàng
- Chính sách phát triển hướng tới mở rộng khả năng cung ứng dịch vụ, đồng thời góp phần kích cầu về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế, thông qua uy tín và thương hiệu của ngân hàng; Nhân lực phải có trình độ cao; Công nghệ kỹ thuật hiện đại; Quản trị ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế; Tài chính của ngân hàng phải lành mạnh.
3.1.2.2 Mục tiêu phát triển của chi nhánh đến 2015
Tiếp tục phát huy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, không ngừng nâng cao năng lực tài chính, tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn tốc độ bình quân của ngành với mục tiêu chất lượng và an toàn.
- Từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Chương Dương-VT. Phấn đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng với chất
- Tăng trưởng dư nợ tín dụng tương xứng với tăng trưởng dư nợ huy động trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả kinh tế cao.
- Mở rộng thị trường, chủ động tìm kiếm khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tạo thế chủ động trong việc chiếm lĩnh thị phần của Chi nhánh.
- Phấn đấu 100% đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có phẩm chất đạo đức, chủ động và sáng tạo trong công việc góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cho chi nhánh.
- Phát triển chi nhánh trở thành một trong tốp 3 ngân hàng được khách hàng ngưỡng mộ và tín nhiệm nhất tại tỉnh Chương Dương-VT về quản lý, môi trường làm việc, văn hóa nghề nghiệp, chú trọng khách hàng, chất lượng dịch vụ.
Một số chỉ tiêu phát triển của chi nhánh đến năm 2015 như sau:
- Tốc độ tăng doanh thu bình quân đạt 50%/năm - Tốc độ tăng lợi nhuận bình quân đạt 50%năm - Tăng trưởng huy động vốn đạt 50%năm
- Tăng trưởng tín dụng bình quân đạt 80%vốn huy động - Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức dưới 2%năm