Phân tích tổng quát hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tíh thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) chi nhánh chương dương (Trang 58 - 67)

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh của VPB Chương Dương

2.2.1 Phân tích tổng quát hiệu quả kinh doanh

VPB Chương Dương là một tổ chức kinh doanh do đó cũng hoạt động như các doanh nghiệp kinh doanh khác đều có những kết quả và nguồn lực chung.

- Kết quả kinh doanh của VPB Chương Dương bao gồm: Doanh thu, lợi nhuận - Nguồn lực đầu vào của VPB Chương Dương bao gồm: Tài sản, nguồn vốn, lao động

- Căn cứ trên bảng số lượng lao động, bảng kết quả kinh doanh và bảng cân đối tài sản–nguồn vốn của chi nhánh từ năm 2009 đến năm 2011, ta tiến hành tính toán một số chỉ tiêu hiệu quả tổng quát sau:

Nhóm chỉ tiêu sinh lời

Bảng 6: Bảng tính toán các chỉ tiêu sinh lời từ năm 2009 đến năm 2011 So sánh

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm

2010

Năm

2011 09/10 10/11

1. Lợi nhuận sau thuế 2,702 3,887 4,412 1,185 525

2. Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân

1,250 5,682 13,970 4,432 8,288

3. Tổng tài sản bình quân 273,614 339,408 485,339 65,794 145,931

4. Lao động bình quân 18 22 32 4 10

5. ROE(%) 216.16% 68.41% 31.58% -1 0

6. ROA(%) 0.99% 1.15% 0.91% 0 0

7. Lợi nhuận/lao động 150 176.68 137.88 26.68 -39.2

Để phân tích hiệu quả của nhóm chỉ tiêu này trước tiên ta đi vào so sánh phân tích giữa các năm từ năm 2009 đến năm 2011 như sau:

Trên bảng số liệu cho thấy năm 2009 tỷ lệ ROE là rất cao, tuy nhiên ta không đi sâu phân tích chỉ số này vì chỉ số này phản ánh không chính xác đối với các Chi nhánh của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối các Chi nhánh chủ yếu là lợi nhuận lũy kế của năm nên khi tính ra chỉ số ROE là rất cao.Tuy nhiên xét về tương quan các năm thì chỉ số các năm có xu hướng giảm mạnh. Mặc dù lợi nhuận tăng trưởng lên rất nhiều qua các năm nhưng tốc độ tăng quy mô tổng tài sản của chi nhánh lại tăng nhiều hơn tốc độ tăng lợi nhuận của chi nhánh . Xét một các tổng thể đây có thể nói là kết quả đáng khích lệ trong năm 2011 của chi nhánh VPB Chương Dương. Như vậy chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dương kinh doanh từ đồng vốn chủ sở hữu kém hiệu quả hơn so với năm 2009.

Chỉ tiêu ROA năm 2009 là 0,99%, năm 2010 tỷ lệ ROA tăng lên 1.15% cao hơn 0,16% so với năm 2009. Năm 2011 tỷ lệ ROA là 0,91 % sụt giảm 0,24% so với năm 2010. Tổng tài sản tăng trưởng ổn định qua các năm cho thấy quy mô hoạt động của doanh nghiệp tăng lên đáng kể, nhưng sự tăng lên của tài sản không làm tăng tỷ lệ lợi nhuận tương ứng cũng sẽ làm ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của chỉ tiêu này. Năm 2010 mức độ tăng của tổng tài sản là 65,794 triệu đồng tương đương 80,61%, trong khi đó mức độ tăng của lợi nhuận là 1,185 triệu đồng tương đương 43,85% vì vậy đã tác động mạnh đến chỉ tiêu ROA làm cho chỉ tiêu tăng lên 0,16%. Có thể nói năm 2010

đơn vị vừa tăng trưởng quy mô tổng tài sản đồng thời vừa tăng trưởng lợi nhuận, trong đó tốc độ tăng lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản đã nâng cao hiệu quả của chỉ tiêu ROA là một kết quả đáng khích lệ. Nhưng năm 2011 tỷ lệ ROA không tiếp tục tăng lên mà lại giảm xuống 0,91% thấp hơn 0,24% so với năm 2010. Trong đó quy mô tài sản vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt từ 339,408 triệu đồng lên 485,339 triệu đồng.

Nhưng chỉ tiêu ROA lại giảm xuống là do tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận. Cụ thể: tốc độ tăng của tài sản bình quân là 69.93% trong khi tốc độ tăng của lợi nhuận chỉ có 13.50%. Vì vậy năm 2011 chắc chắn có sự tác động mạnh của yếu tố chi phí làm cho tốc độ gia tăng lợi nhuận chậm lại, từ đó làm giảm hiệu quả của chi tiêu ROA trong năm 2011.

So sánh chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế/lao động bình quân cho thấy: năm 2009 chỉ tiêu này đạt 150 triệu đồng/lao động thì năm 2010 chỉ tiêu tăng lên đạt 176,68 triệu đồng/lao động. Năm 2011 mức lao động bình quân tăng thêm 10 lao động, tương ứng với 45.45% so với năm 2010, nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm là 137.88 triệu đồng/

người , tương ứng giảm -21.96% so với năm 2010. Điều này cho thấy hiệu quả làm việc của người lao động tăng trong năm 2010 và đã bị giảm xuống trong năm 2011 so với năm 2009. Trên bảng số liệu cho ta thấy sự giảm xuống của chỉ tiêu này trong năm 2011 là do số lượng lao động bình quân tăng lên quá nhanh trong năm 2011, từ 20 lao động bình quân tăng lên 32 lao động bình quân tương đương tăng 10 lao động, trong khi đó mức tăng lợi nhuận lại quá chậm so với mức tăng của lao động bình quân chỉ tăng 13.5% so với năm 2010, chính vì vậy đã làm cho sức sinh lợi trên lao động bình quân giảm mạnh trong năm 2011. Như vậy hiệu quả của chỉ tiêu này giảm xuống có thể do chất lượng lao động không cao vì sự gia tăng số lượng lao động chưa hẳn đã gia tăng về chất lượng lao động hoặc do sự gia tăng chi phí làm cho mức tăng lợi nhuận giảm cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của chỉ tiêu này.

So sánh giữa các năm mới chỉ cho biết mức độ hiệu quả cao hay thấp của từng năm, nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận các chỉ tiêu sinh lời có hiệu quả hay không vì vậy bước tiếp theo tiếp tục so sánh với một số chi nhánh khác cùng hệ thống ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng:

Bảng 7: Bảng chỉ tiêu sinh lợi của chi nhánh VPB Chương Dương và toàn Ngân hàng

Đơn vị tính: triệu đồng VPB Chi nhánh Giảng Võ Chi nhánh Thụy Khê Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2009 2010 2011

ROE(%) 224,15 75,22 33,38 164,12 85,49 26,64

ROA(%) 1,56 0,99 1,12 1,06 1,13 1,11

Lợi nhuận/lao động bq 225,21 160,36 152,19 125,22 175,21 124,53 (Nguồn: số liệu của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng)

So sánh chỉ tiêu ROE của chi nhánh so với chi nhánh Chương Dương và mức bình quân của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng cho thấy kết quả đạt được là ở mức trung bình so với các chi nhánh khác có quy mô tương đương. Xét về mặt tương quan về con số, nếu so sánh mức bình quân trong 3 năm thì ROE của chi nhánh Chi Nhánh Chương Dương mới đạt được 105.38%, trong khi đó của chi nhánh Giảng Võ đạt 110.91 % và của Chi nhánh Thụy Khê đạt 92.08%, như vậy chỉ tiêu ROE của chi nhánh Chi Nhánh Chương Dương cũng đang ở mức trung bình so với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống.

So sánh chỉ tiêu ROA và chỉ tiêu lợi nhuận trên lao động cũng cho thấy chỉ tiêu này của Chi nhánh Chi Nhánh Chương Dương đạt được thấp hơn so với chi nhánh Giảng Võ và Chi nhánh Thụy Khê, cụ thể: mức bình quân của chi nhánh Chi Nhánh Chương Dương đối với chỉ tiêu ROA là 1.22%, trong khi đó chỉ tiêu ROA bình quân của chi nhánh Giảng Võ là 1.02%, của Chi Nhánh Thụy Khê là 1,1%, điều này chứng tỏ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn của chi nhánh Chương Dương đang thấp hơn so với chi nhánh Giảng Võ và Thụy Khê. Mặt khác, Chi nhánh Chương Dương trong những năm vừa qua luôn chú trọng tới việc mở rộng quy mô hoạt động, chỉ tiêu tổng tài sản tăng mạnh qua các năm (như đã phân tích ở trên) nên đã làm cho chỉ số ROA có phần thấp hơn so với một số đơn vị khác trong cùng hệ thống. Tuy nhiên, chỉ tiêu ROA

tại Chi nhánh Chương Dương vẫn không ngừng tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy phần nào nỗ lực của Chi nhánh trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Tương tự so sánh chỉ tiêu lợi nhuận trên lao động bình quân cũng cho thấy chỉ tiêu đạt được của chi nhánh Chi Nhánh Chương Dương là thấp hơn chi nhánh Giảng Võ và cao hơn Chi nhánh Thụy Khê. Cụ thể: chỉ tiêu bình quân của chi nhánh Chi Nhánh Chương Dương chỉ đạt 154. 85 triệu đồng/lao động trong khi đó của chi nhánh Giảng Võ là 179.54 triệu đồng/lao động và của Chi Nhánh Thụy Khê là 141.65 triệuđồng/lao động. Như vậy hiệu quả sử dụng lao động của Chi nhánh Chương dương là thấp hơn chi nhánh Giảng Võ và cao hơn chi nhánh Thụy Khê, điều này chứng tỏ Chi nhánh cũng chưa khai thác hết nguồn lực nhân sự sẵn có để phục vụ công việc hiệu quả hơn. Chi nhánh cần có giải pháp để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Từ kết quả so sánh với Chi nhánh Chương Dương và của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng cho thấy: Cả 3 chỉ tiêu sinh lợi của chi nhánh đạt hiệu quả ở mức trung bình . Nguyên nhân đạt hiệu quả thấp là do yếu tố chủ quan, năng lực nội tại của chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dương đã làm cho yếu tố chi phí đầu vào phát sinh cao hơn để tạo ra lợi nhuận như chi phí vốn, chi phí dịch vụ và chi phí hoạt động. Nhưng xét về xu hướng thì cả Chi nhánh Chương Dương , Chi Nhánh Thụy Khê và chi nhánh Giảng Võ đều có đặc điểm chung là các chỉ tiêu đều tăng lên trong năm 2011 và giảm xuống trong năm 2011, như vậy hiệu quả kinh doanh của các chỉ tiêu sinh lời của chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dương cũng chịu ảnh hưởng của một số quy định chung về chính sách, về chiến lược kinh doanh chung của hệ thống làm cho tất cả các chi nhánh trong hệ thống đều có chung nhịp điệu phát triển.

Để đánh giá một cách khách quan hơn ta so sánh các chỉ tiêu của chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dương với một số đối thủ khác trên địa bàn quận Long Biên , cụ thể so sánh với chi nhánh Maritimebank Chương Dương và chi nhánh Sacombank Chi Nhánh Chương Dương như sau:

Bảng 8: Bảng chỉ tiêu sinh lợi của Chi nhánh Chương Dương so với các ngân hàng khác cùng địa bàn năm 2009 – 2011

Đơn vị tính: % VPB

Chương Dương

Martimebank Chương Dương

Sacombank Chương dương Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011 ROE(%) 216,16 68,41 31,58 37,1 35,1 30,2 19,64 18,45 16,97

ROA(%) 0,99 1,15 0,91 1,80 1,55 1,03 1,84 1,65 1,12

Lợi nhuận/lao động bq

150 176,68 137,88 180,13 178,25 146,71 270,53 198,01 150,67

(Nguồn: số liệu chi nhánh VPB Chương Dương, Martimebank Chương Dương, Sacombank Chương Dương cung cấp)

Như vậy, cũng tương tự như trên ta thấy, chỉ tiêu ROE của VPB Chương Dương qua các năm 2009 – 2011 đều cao hơn so với các Chi nhánh Maritimebank Chương Dương và Sacombank Chương Dương. Ngoài ra, ROE của VPB Chương Dương còn cao hơn so với mức trung bình ngành. Năm 2010, chỉ số ROE toàn ngành ngân hàng đạt 14,56%, trong khi VPB Chương Dương đạt 68, 41%, cao gấp 4,7 lần toàn ngành.

Tương tự năm 2011, chỉ số ROE toàn ngành là 11,86% thì tại VPB Chương Dương, chỉ số này là 31,58%, cao gấp 2,7 lần toàn ngành. Điều này cho thấy VPB Chương Dương có hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu rất cao so với toàn ngành và các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

Tuy nhiên, xét về chỉ tiêu ROA và Lợi nhuận/ lao động bình quân, ta thấy chỉ tiêu hiệu quả đạt được của chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dương còn thấp hơn so với ngân hàng Maritime và Sacom. Nhưng so sánh về xu hướng thì năm 2011 chỉ tiêu ROA của Maritimebank Chương Dương và Sacombank Chương Dương dao động giảm xuống nhanh hơn so với chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dương. Chỉ tiêu lợi

Sacombank Chương Dương liên tục giảm trong 3 năm, trong khi VPB Chi Nhánh Chương Dương lại tăng lên trong năm 2010 và giảm xuống trong năm 2011. Như vậy, có thể nói tuy các chỉ số ROA và Lợi nhuận/ lao động bình quân của VPB Chương Dương còn thấp hơn so với các đối thủ trên cùng đại bàn, nhưng xét về xu hướng thì VPB Chương Dương có triển vọng phát triển tốt hơn trong tương lại. Điều này một phần là do chủ trương mở rộng quy mô hoạt động của Chi nhánh, một phần có thể là do năng lực quản lý, do chính sách marketing và do ảnh hưởng chung của nền kinh tế tác động.

Kết lun: Các chỉ tiêu sinh lời của Chi nhánh chưa thực sự đạt hiệu quả, tuy nhiên, chi nhánh có triển vọng phát triển hơn trong tương lai, cụ thể:

Hầu hết các chỉ tiêu sinh lời đều giảm qua các năm 2009 - 2011

So với chi nhánh khác trên địa bàn và của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng ở mức trung bình. Một số chỉ tiêu còn thấp so với đối thủ nhưng có triển vọng phát triển ổn định và tiềm năng hơn.

2.2.1.2 Nhóm ch tiêu năng sut

Bảng 9: Bảng tính các chỉ tiêu năng suất từ năm 2009 đến năm 2011 So sánh Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

2010/2009 2011/2010

1. Doanh thu 15,663.94 17,320.14 32,289.25 1,11 1,86 2. Tổng tài sản bình quân 273,614 339,408 485,339 1.24 1.43 3. Lao động bình quân 18 22 32 1.22 1.45 5. Doanh thu/lao động bq 870.22 787.28 1,009.04 0.90 1.28

6. Doanh thu/Tổng tài sản

bq 0.057 0.051 0.067 0.89 1.31

Từ bảng số liệu tính toán trên cho thấy năm 2009 năng suất lao động bình quân là 870.22 triệu đồng/lao động, năm 2010 chỉ tiêu này giảm xuống mức 787.28 triệu đồng/ lao động, bằng 0.9 lần so với năm 2009, sự giảm xuống này là do tác động của sự gia tăng về số lượng lao động tại đơn vị nhanh hơn so với tốc độ tăng về doanh thu,

với số liệu trên bảng tính thì cả doanh thu và số lao động bình quân đều tăng lên, chứng tỏ quy mô về doanh thu đã tăng lên trong năm 2009. Năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên một cách vượt bậc đạt 1,009.04 triệu đồng/lao động, tuy số lượng lao động vẫn tăng lên nhưng tốc độ tăng về doanh thu còn cao hơn so với tốc độ tăng về số lượng lao động, do đó năng suất lao động đã tăng lên mạnh mẽ so với 2 năm 2009 và 2010.

So sánh chỉ tiêu doanh thu/tổng tài sản bình quân giữa các năm cũng cho thấy năm 2010 chỉ tiêu này giảm so với năm 2009. Do sự gia tăng mạnh của tổng tài sản năm 2010 làm cho chỉ tiêu này giảm chỉ còn đạt 0,89 lần so với năm 2009. Nhưng đến năm 2011 chỉ tiêu này lại tăng lên gấp 1,31 lần so với năm 2010 do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn so với tốc độ tăng về tổng tài sản.

Qua sự so sánh giữa các năm cho thấy nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của các chỉ tiêu năng suất ngoài chỉ tiêu về doanh thu còn do số lượng và chất lượng của đội ngũ công nhân viên trong đơn vị quyết định, năm 2011 số lượng công nhân viên ổn định và có thêm kinh nghiệm đã tác động tích cực đến chỉ tiêu năng suất. Nhưng năm 2010 nguồn nhân lực biến động tăng thêm đáng kể số lượng nhân viên mới với chất lượng lao động không cao đã tác động làm cho các chỉ tiêu này giảm xuống.

Để đánh giá hiệu quả của các chỉ tiêu này, tiếp tục so sánh với kết quả của chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương với toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng trong 3 năm 2009 - 2011 như sau:

Bảng 10: Bảng chỉ tiêu năng suất của chí nhánh VPB Chương Dương và toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

CN Chương Dương Toàn hệ thống

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2009 2010 2011 1. Doanh thu/lao độngbq 870.22 787.28 1,009.04 989.86 1,335.87 3,091.51 2. Doanh thu/Tổng tài sản

bq 0.057 0.051 0.067 0.086 0.060 0.126

(Nguồn: Số liệu ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng cung cấp)

Từ bảng số liệu cho thấy chỉ tiêu doanh thu/lao động bình quân và doanh thu/

tổng tài sản bình quân của chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dương đều có bước tăng trưởng từ năm 2009 – 2011, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với toàn hệ thống xét cả về con số tuyệt đối cũng như tốc độ tăng trưởng. Điều này cho thấy Chi nhánh Chương Dương cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa so với các đơn vị khác trong cùng hệ thống.

Bảng 11: Bảng chỉ tiêu năng suất của ngân hàng khác

VPB Chương Dương Martimebank Chương Dương Techcombank Chương Dương Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011 1. Doanh thu/lao

động bq 870.22 787.28 1,009.04 881.30 792.34 1,022.55 892.12 801.79 1,131.82 2. Doanh thu/Tổng

tài sản bq 0.057 0.051 0.067 0,066 0.048 0,062 0,069 0.063 0.081

(Nguồn: số liệu do VPB Chi nhánh Chương Dương, Sacombank Chi Nhánh Chương Dương và Maritime Chi Nhánh Chương Dươngcung cấp)

Nếu so sánh với chỉ tiêu của chi nhánh Sacombank Chi Nhánh Chương Dươngvà chi nhánh Maritime Chi Nhánh Chương Dương thì chỉ tiêu doanh thu/lao động bình quân của 2 ngân hàng này cao hơn so với chi nhánh Chi Nhánh Chương Dương do 2 ngân hàng đối thủ này không có sự biến động mạnh về nhân sự và họ có được đội ngũ nhân sự làm việc hiệu quả hơn, trong khi đó chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dương do mới hoạt động nên nguồn nhân sự chưa ổn định đã tạo ra sự biến động về nhân sự, bên cạnh đó cả 2 ngân hàng đối thủ đều có chiến lược phát triển mạnh về tín dụng đã tạo ra mức tăng doanh thu nhanh hơn so với chi nhánh VPB Chương Dương, nhưng nhìn chung xu hướng của chỉ tiêu này cũng giảm xuống trong năm 2010 và tăng lên trong năm 2011. Trong khi đó chỉ tiêu doanh thu trên tổng tài sản của chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dương năm 2009 thấp hơn so với 2 ngân hàng đối thủ, tuy nhiên năm 2010 và 2011 chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dương lại đạt hiệu quả cao hơn so với Martimebank. Năm 2011 cả 3 ngân hàng đều tăng nhưng mức tăng

Một phần của tài liệu Phân tíh thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) chi nhánh chương dương (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)