CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của VPB Chương Dương
3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị
- Căn cứ vào định hướng phát triển của chi nhánh
- Căn cứ vào thực trạng về năng lực quản trị trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Căn cứ vào mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường đòi hỏi việc nâng cao năng lực quản trị là cần thiết và cấp bách.
3.2.2.2 Mục đích của giải pháp
Mục đích của giải pháp là nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế trong công tác quản trị của chi nhánh trong thời gian qua, trên cơ sở đó nâng cao năng lực cạnh tranh
với các ngân hàng khác bằng các chính sách hữu hiệu, giảm thiểu chi phí và rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh để thực hiện đạt được mục tiêu đã đề ra theo định hướng phát triển.
3.2.2.3 Nội dung thực hiện giải pháp
* Giải pháp thứ nhất: Xây dựng các chính sách hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả - Sự cần thiết phải thực hiện giải pháp: Mỗi ngân hàng có một đặc điểm riêng, có tiềm lực khác nhau, nhưng đều có chung mục tiêu cuối cùng vẫn là đảm bảo tính hiệu quả, để đạt được mục tiêu đó các ngân hàng luôn phải xây dựng những chính sách chất lượng cho hoạt động kinh doanh của mình, nhưng việc xây dựng chính sách lại phụ thuộc vào tiềm lực tài sản nguồn vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực và đặc biệt phụ thuộc vào năng lực của nhà quản trị trong việc xây dựng chính sách. Trong tình hình nền kinh tế luôn biến động, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc đưa ra các chính sách hợp lý, hiệu quả là vấn đề rất quan trọng liên quan đến sự tồng vong của đơn vị. Vì vậy xây dựng chính sách là giải pháp quan trọng và cần thiết phải thực hiện đối với ngân hàng hiện nay.
- Cách thức thực hiện giải pháp:
+ Xem xét đánh giá lại tiềm lực về tài chính, nhân lực, lợi thế của chi nhánh để định vị lại vị trí của chi nhánh đang đứng ở đâu trên thị trường cạnh tranh.
+ Xem xét tình hình kinh tế xã hội, chính sách tài chính của nhà nước, sự phát triển trong lĩnh vực ngân hàng trong những năm gần đây, thông qua các thông tin này để có cơ sở dự đoán, dự báo xu hướng phát triển chung để tìm kiếm cơ hội và phòng ngừa rủi ro trong tương lai có thể xảy ra làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách.
+ Đánh giá lại những yếu kém của chính sách đang tồn tại trong những năm qua đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị bằng việc đánh giá lại nhu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng của khách hàng theo chính sách của ngân hàng.
+ Thu thập thông tin về các chính sách của các ngân hàng khác, đặc biệt là các ngân hàng đối thủ đang thực hiện.
+ So sánh chính sách của chi nhánh với chính sách của các ngân hàng đối thủ để tìm ra nguyên nhân còn hạn chế, bất cập không hiệu quả của chính sách gây tác động.
Trên cơ sở đó xây dựng chính sách hợp lý vừa đáp ứng được nhu cầu khách hàng vừa phù hợp với tiềm lực của đơn vị và đảm bảo tính cạnh tranh, đồng thời dự báo được những cơ hội và thách thức có thể xảy ra trong tương lai là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
- Nguồn lực thực hiện giải pháp: không tốn chi phí, sử dụng nguồn nhân lực sẵn có của đơn vị
* Giải pháp thứ hai: Nâng cao kinh nghiệm quản lý và kỹ năng tư duy - Sư cần thiết phải thực hiện giải pháp:
Trong hoạt động kinh doanh thì vai trò lãnh đạo của nhà quản trị là rất quan trọng bởi vì họ là những người lái cả còn thuyền hướng tới bến bờ thành công. Do vậy, để đạt được mục tiêu thì mỗi nhà quản trị không thể thiếu đi những kinh nghiệm quản lý và khả năng tư duy của mình, đặc biệt trong tình hình kinh tế luôn biến động, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt thì kinh nghiệm quản lý và kỹ năng tư duy là công cụ để nhà quản lý đưa ra những quyết định sáng suốt, kịp thời, nắm bắt được thời cơ và đề phòng rủi ro có thể xảy ra, từ đó đem lại sự thành công cho tổ chức.
- Cách thức thực hiện giải pháp:
+ Mỗi nhà quản trị phải tự tái đào tạo và bổ sung trình độ kiến thức để nâng cao tầm hiểu biết về ngành, lĩnh vực, bộ phận mình đang quản lý.
+ Cử cán bộ lãnh đạo đi đào tạo và bồi dưỡng thông qua các khóa đào tạo quản lý dành cho nhà quản lý trong và ngoài nước
+ Tham dự các cuộc hội thảo về kinh nghiệm và kỹ năng quản lý dành cho cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
+ Đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm quản lý của một số chi nhánh kinh doanh có hiệu quả nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
+ Rèn luyện kỹ năng tư dư, kỹ năng phán đoán, kỹ năng sáng tạo trong công tác hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra trong công việc quản lý của mình
+ Đào tạo bồi dưỡng kinh nghiệm và kỹ năng quản lý cho lực lượng cán bộ nguồn có khả năng kế cận trong tương lai.
- Nguồn lực thực hiện giải pháp: Chi phí cho hoạt động này là 0,2%doanh thu.
Hiện tại chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dươngthực hiện là 0,1%doanh thu trong khi mức trung bình ngành là 0,2%doanh thu. [nguồn: www.vneconomy.vn]. Nguồn nhân lực sẵn có của chi nhánh.
3.2.2.4 Mong muốn kết quả của giải pháp
Giải pháp được thực hiện sẽ tác động đến năng lực quản trị của chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dươngđược thể hiện qua bảng so sánh sau:
Nội dung Thực trạng Kết quả của giải pháp
Chính sách kinh doanh
Quá chặt chẻ, cứng nhắc, thiếu linh hoạt, không phù hợp với thực tế
Chính sách hợp lý, phù hợp với tiềm lực của đơn vị cũng như khả năng đáp ứng của khách hàng đồng thời tạo ra năng lực cạnh tranh cao
Kinh nghiệm quản lý, kỹ năng tư duy
Còn thiếu kinh nghiệm quản lý, kỹ năng tư duy chưa cao, mất nhiều cơ hội kinh doanh, tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh doanh
Nâng cao kinh nghiệm quản lý cũng như kỹ năng tư duy, nắm bắt được nhiều cơ hội, phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu chi phí tăng hiệu quả kinh doanh Thực hiện tốt giải pháp sẽ tác động thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh sau:
+ Nhóm chỉ tiêu hoạt động cho vay: Thực hiện tốt giải pháp, chi nhánh có được những chính sách hợp lý hơn, khả năng thu hút được khách hàng nhiều hơn từ đó làm tăng dư nợ cho vay và tăng doanh thu lãi vay. Các kết quả này tăng lên sẽ làm cho chỉ
tiêu dư nợ vay trên huy động và chỉ tiêu dư nợ vay trên lao động bình quân cũng tăng lên
+ Nhóm chỉ tiêu huy động vốn: Thực hiện tốt giải pháp chi nhánh có được các chính sách huy động vốn linh hoạt hơn, với kinh nghiệm quản lý và khả năng tư duy cao, khả năng phán đoán và dự báo tốt về sự biến động thị trường, đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời làm giảm bớt được chi phí huy động vốn vay. Chi phí vốn huy động giảm sẽ làm cho chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động huy động vốn tăng lên góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh.
+ Nhóm chỉ tiêu tổng quát: ROE, ROA, NIM...Giải pháp được thực hiện tốt sẽ làm tăng doanh thu lãi vay, giảm chi phí huy động, tăng thu nhập dịch vụ sẽ làm tăng lợi nhuận, từ đó nâng cao hiệu quả của các chỉ tiêu ROE, ROA, NIM....
Kết luận: Thực hiện tốt giải pháp sẽ đem lại lợi ích cho ngân hàng, khách hàng và xã hội, cụ thể:
- Đối với ngân hàng:
+ Có được đội ngũ lãnh đạo quản lý giỏi có tầm nhìn chiến lược, có óc phán đoán và khả năng tư duy.
+ Xây dựng được hệ thống các chính sách chất lượng phù hợp nhu cầu của khách, đảm bảo khả năng cạnh tranh
+ Nâng cao hiệu quả kinh doanh cho đơn vị tạo đà phát triển cho chi nhánh ngày một lớn mạnh.
- Lợi ích đối với khách hàng:
+ Chính sách hợp lý, sẽ tạo ra sự thông thoáng hơn, khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng củng dể dàng hơn, từ đó đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng nhiều hơn.
+ Năng lực quản trị tốt sẽ giảm được chi phí kinh doanh, ngân hàng sẽ có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn làm tăng lợi ích thêm cho khách hàng.
+ Năng lực quản trị tốt, khách hàng được sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với chất lượng tốt nhất mà không làm tăng chi phí dịch vụ.
- Lợi ích đối với nền kinh tế và xã hội:
+ Xây dựng được hệ thống ngân hàng chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế góp phần giúp cho các ngân hàng trong nước có đủ sức mạnh để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đồng thời cung cấp cho nền kinh tế các dịch vụ ngân hàng tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giảm thiểu được nhiều chi phí không cần thiết cho xã hội.
+ Đóng góp ngân sách cho nhà nước góp phần xây dựng và phát triển đất nước.