Sử dụng chi phí hoạt động hợp lý và tiết kiệm

Một phần của tài liệu Phân tíh thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) chi nhánh chương dương (Trang 104 - 108)

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của VPB Chương Dương

3.2.3 Sử dụng chi phí hoạt động hợp lý và tiết kiệm

- Căn cứ vào định hướng và mục tiêu phát triển của chi nhánh

- Căn cứ vào thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua

- Căn cứ vào hiệu quả sử dụng chi phí hoạt động của chi nhánh trong 3 năm qua.

3.2.3.2 Mc đích ca gii pháp

Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng thì chi phí hoạt động chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí, do đó việc sử dụng chi phí hoạt động một cách hợp lý và khoa học sẽ giúp cho chi nhánh tiết kiệm được chi phí hoạt động kinh doanh. Với thực trạng kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm qua thì chi phí hoạt động luôn tăng lên làm giảm hiệu quả kinh doanh của đơn vị. chính vì vậy mục đích của giải pháp là nhằm sự dụng chi phí hoạt động có hiệu quả hơn từ đó tác động đến chỉ tiêu tổng chi phí và các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh khác như chỉ tiêu ROE, ROA,....

3.2.3.3 Ni dung gii pháp

- Sự cần thiết phải thực hiện giải pháp: Chi phí hoạt động là loại chi phí gián tiếp nhưng lại có ảnh hưởng rất lới đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, loại chi phí

này không có doanh thu nhưng nó lại được trừ trực tiếp vào lợi nhuận kinh doanh do đó tiết kiệm được một đồi chi phí hoạt động sẽ làm tăng thêm một đồng lợi nhuận. Từ thực trạng cho thấy trong những năm qua chi phí hoạt động của chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dươngluôn ở mức cao là nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của đơn vị, vì vậy giải pháp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí hoạt động có ý nghĩa quan trọng và cần phải được thực hiện đối với chi nhánh.

- Cách thức thực hiện giải pháp: Để sử dụng chi phí hoạt động một cách có hiệu quả thì chi nhánh cần phải thực hiện một cách đồng bộ theo trình tự của nội dung sau:

+ Lập kế hoạch chi phí hoạt động một cách cụ thể và phù hợp với kế hoạch hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm chủ động trong việc sử dụng chi phí hoạt động một cách hiệu quả, giảm thiểu được những chi phí không cần thiết, tránh thất thoát và lãng phí trong việc sử dụng chi phí. Để thực hiện nội dung này chi nhánh cần thực hiện như sau:

*Rà soát lại toàn bộ chi phí hoạt động phát sinh của chi nhánh trong 3 năm qua, trên cơ sở đó phân loại cụ thể các loại chi phí trong chi phí thường xuyên và chi phí bất thường.

* Phân tích tầm quan trọng của mỗi loại chi phí theo công việc và sắp xếp tầm quan trọng theo trình tự cao xuống thấp.

* Thông qua kế hoạch hoạt động kinh doanh của chi nhánh đồng thời dựa trên tầm quan trọng của mỗi loại chi phí lập kế hoạch sử dụng chi phí cụ thể theo thời gian và công việc, ưu tiên sử dụng chi phí quan trọng và cần thiết trước để lập kế hoạch, cắt giảm bớt một số chi phí không thiết yếu đưa vào kế hoạch chi phí dự phòng.

* Cuối mỗi tháng đánh giá lại hiệu quả của chi phí hoạt động thông qua kết quả sử dụng chi phí tăng hay giảm so với kế hoạch, phân tích tìm hiểu nguyên nhân tăng, giảm. Trên cơ sở điều chỉnh chi phí cho hợp lý, phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị.

+ Nâng cao năng lực quản lý điều hành của ban lãnh đạo đơn vị. Vai trò quản lý, điều hành có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc giảm thiểu chi phí phát sinh và phòng ngừa rủi ro cho chi nhánh. Nhà quản lý giỏi sẽ tổ chức thực hiện kinh doanh tốt, dự đoán và phòng ngừa được các rủi ro có thể sảy ra, kiểm soát và điều hành kinh doanh một cách chặt chẻ không gây lãng phí và thất thoát tài sản cho đơn vị.

+ Nâng cao ý thức và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong việc sử dụng tài sản của đơn vị trong công việc như: sử dụng máy móc trang thiết bị một cách hợp lý nhằm tiết kiệm trong việc sử dụng điện, nước, văn phòng phẩm, bảo quản máy móc thiết bị và các vật dụng làm việc.

3.2.3.4 Li ích mong đợi t gii pháp.

Dưới đây là bảng so sánh giữa thực trạng cũ và tình hình mới để thấy rõ sự tác động của giải pháp.

Nội dung Thực trạng Kết quả của giải pháp

Kế hoạch chi phí hoạt động

Có kế hoạch nhưng chưa cụ thể, chưa xác định thứ tự ưu tiên cho từng loại chi phí, khi phát sinh khó cắt giảm làm tăng chi phí

Có kế hoạch cụ thể, xác định thứ tự mức độ quan trọng của từng loại chi phí, để trong trường hợp có thể cắt giảm

Năng lực quản lý, điều hành

Chưa cao, còn gây nhiều lãng phí

Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Ý thức trách nhiệm của người lao động

Ý thức chưa cao, lãng phí nguồn lực

Nâng cao ý thức, tiết kiệm nguồn lực

Như vậy nếu giải pháp được thực hiện sẽ tác động làm thay đổi các chỉ tiêu sau:

+ Chỉ tiêu lợi nhuận/chi phí hoạt động: Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí hoạt động sẽ làm giảm chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận, từ đó làm cho chỉ tiêu lợi nhuận nhuận/chi phí hoạt động tăng và tăng hiệu quả kinh doanh cho đơn vị

+ Chỉ tiêu sinh lợi như: ROE; ROA; chỉ tiêu lợi nhuận/lao động: khi chi phí hoạt động giảm xuống, thì lợi nhuận kinh doanh sẽ tăng lên từ đó làm tăng các chỉ tiêu sinh lợi ROA,ROE,...

Kết luận: Thực hiện giải pháp sẽ mang lại lợi ích đối với ngân hàng, khách hàng và xã hội.

- Đối với ngân hàng: Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm chi phí sẽ làm tăng lợi nhuận từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng

- Đối với khách hàng: Tiết kiệm được chi phí sẽ làm tăng lợi nhuận do đó ngân hàng có điều kiện để tăng các chương trình khuyến mãi nhiều hơn, đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ tốt hơn mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng hơn.

- Đối với xã hội: Tiết kiệm chi phí là tăng lợi nhuận từ đó ngân hàng đóng góp ngân sách cho nhà nước nhiều hơn góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Tóm tắt chương III

Như vậy, để phát huy tối đa những ưu điểm và hạn chế những thiếu sót còn tồn tại, thì việc thực hiện theo các giải pháp nêu ra trên đây là một vấn đề cấp thiết và vô cùng quan trọng. Trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp thuộc về nội tại của Ngân hàng như:

khả năng quản trị, năng lực quản lý kỹ năng tư duy và nâng cao chất lượng lao động.

Bên cạnh đó, cần chú ý đến các vấn đề khác như tiết kiệm chi phí, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện quy trình, thủ tục cho vay, chú ý đến các chính sách về marketing… để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên địa bàn.

Các giải pháp đưa ra trên đây đều xuất phát từ thực tiễn hoạt động của đơn vị, cũng như những khó khăn, vướng mắc còn gặp phải trong quá trình hoạt động. Nó bao gồm cả các giải pháp lâu dài và những giải pháp cần thực hiện trong ngắn hạn. Do đó, Chi nhánh cần có sự quan tâm một cách đúng mức và hợp lý đối với việc thực hiện các giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tíh thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) chi nhánh chương dương (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)