CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của VPB Chương Dương
2.3.4 So sánh điểm mạnh, điểm yếu của chi nhánh VPB Chương Dương
Từ việc phân tích kết quả kinh doanh và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả cùng với sự phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh VPB Chương Dương, ta đi vào so sánh những điểm mạnh điểm yếu của chi nhánh với yêu cầu của khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh như sau:
Bảng 16: bảng so sánh điểm mạnh và điểm yếu giữa các ngân hàng
STT Nội dung Yêu cầu của khách
hàng Đối thủ Chi nhánh
1 Các chính sách marketing
- Loại hình dịch vụ Đa dạng
- Đa dạng sản phẩm cho vay
- Hạn chế sản phẩm dịch vụ, huy động
- Hạn chế sản phẩm cho vay
- Đa dạng sản phẩm dịch vụ, huy động - Lãi suất – phí Thấp - Lãi suất cho vay thấp
- Phí dịch vụ cao
- lãi suất cho vay cao - Phí dịch vụ thấp - Hệ thống phân phối Gần, dể tiếp cận - có 2 điểm giao dịch - Chưa có điểm giao
dịch
- Chính sách xúc tiến bán hàng Kịp thời - Kịp thời - Chưa kịp thời
- Quy trình Nhanh gọn
- Quy trình cho vay nhanh gọn - Quy trình dịch vụ chưa tốt
- Quy trình cho vay rườm rà
- Quy trình dịch vụ tốt
- Nhân lực Chuyên nghiệp - Chuyên nghiệp; có kỹ năng, kinh nghiệm
- Chuyên nghiệp; thiếu kỹ năng, kinh nghiệm - Cơ sở vật chất Đảm bảo đáp ứng chất
lượng dịch vụ
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ
2 Năng lực quản trị
- Chính sách kinh doanh Thông thoáng, phù hợp thực tế
- Thông thoáng đáp ứng nhu cầu tốt
- Chặt chẽ, khả năng đáp ứng chưa cao - Kinh nghiệm quản lý, kỹ năng tư
duy Tốt - Nhiều kinh nghiệm
hơn - Ít kinh nghiệm hơn 3 Năng lực tài chính
- Tài sản Lớn
- Ngân hàng mẹ yếu hơn
- Chi nhánh tốt
- Ngân hàng mẹ tốt - Chi nhánh yếu hơn
- Vốn chủ sở hữu Lớn
- Ngân hàng mẹ yếu hơn
- Chi nhánh tốt
- Ngân hàng mẹ tốt - Chi nhánh yếu hơn
Kết luận: Từ sự so sánh trên rút ra được điểm mạnh điểm yếu của chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dương như sau:
- Điểm mạnh:
+ Chính sách marketing: Đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ, lãi suất huy động vốn hấp dẫn, quy trình dịch vụ tốt, nhanh gọn, kịp thời, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng cao và tốt nhất hiện nay.
+Năng lực tài chính của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng khá mạnh được xếp trong nhóm 1 nhóm các NHTM Cổ phần mạnh nhất Việt Nam hiện nay, do vậy năng lực tài chính mạnh đảm bảo cho khả năng cạnh tranh về lãi suất, phí so với các ngân hàng đối thủ.
- Điểm yếu:
* Chính sách marketing: chưa hoàn thiện, cụ thể:
+ Các sản phẩm cho vay còn hạn chế, lãi suất cho vay cao
+ Hệ thống phân phối: Địa bàn thị trường hoạt động rộng nhưng chưa có các điểm giao dịch để đáp ứng cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng
+ Nhân viên thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc
+ Quy trình, thủ tục cho vay rườm rà phải qua nhiều khâu nhiều công đoạn
* Năng lực quản trị: Chính sách quá chặt chẽ, khách hàng khó đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng; bên cạnh đó kinh nghiệm quả lý cũng chưa cao do thời gian hoạt động còn mới mẽ hơn so với các ngân hàng đối thủ.
* Năng lực tài chính: Năng lực tài chính còn yếu hơn do thời gian hoạt động ít hơn vì vậy tài sản nguồn vốn hình thành chưa mạnh hơn so với các ngân hàng đối thủ.
* Chi phí hoạt động: sử dụng chưa hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực của đơn vị
Kết luận chương II
Chương 2 đã giới thiệu tổng quan NHTM Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng và VPB Chương Dương. Tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh tại VPB Chương Dương: phân tích các chỉ tiêu tổng quát, các chỉ thành phần và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của VPB Chương Dương. Từ kết quả phân tích cho thấy: tuy xét về xu hướng kinh doanh thì đang có diễn biến tích cực, tuy nhiên một số chỉ tiêu hiệu quả vẫn còn thấp hoạt động cho vay, hoạt động dịch vụ và việc tiết kiệm chi phí hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng làm giảm hiệu quả kinh doanh của chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dương là do một số nguyên nhân sau:
- Chịu tác động của những yếu tố vĩ mô, các yếu tố về kinh tế - xã hội
- Lợi thế cạnh tranh yếu so với các đối thủ trên địa bàn xét về năng lực tài chính, năng lực quản trị, mạng lưới phân phối và chính sách marketing của Ngân hàng.
- Thời gian hoạt động còn ngắn nên chưa đồng bộ và hoàn thiện về quy trình, thủ tục, chính sách hoạt động, sản phẩm dịch vụ còn chưa đa dạng, phong phú.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên còn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế.
Trên cơ sở đó làm căn cứ để đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của VPB Chương Dương được trình bày ở chương 3.
CHƯƠNG III