CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG
2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh của VPB Chương Dương
2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu thành phần
Bảng 12: Bảng kết quả kinh doanh VPB Chương Dương từ năm 2009 đến năm 2011
ĐVT: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Huy động vốn 272,364.52 399,519.06 551,621.86
- Huy động từ khách hàng 271,175.20 397,634.23 546,727.52
- Huy động từ TCTD khác - - -
- Phát hành GTCG - - -
- Huy động khác 1,189.32 1,884.83 4,894.34
2 Cho vay 152,535.00 209,005.00 330,656.62
- Cho vay khách hàng 152,535.00 209,005.00 330,656.62
+ Khách hàng cá nhân 139,111.92 173,954.86 207,523.01
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
+ Khách hàng doanh nghiệp 13,423.08 35,050.14 123,133.61
+ Ngắn hạn 64,918.90 75,158.20 236,878.22
+ Trung, dài hạn 87,616.10 133,846.80 93,778.40
- Cho vay TCTD - - -
- Chứng khoán kinh doanh - - -
- Chứng khoán đầu tư - - -
- Tỷ lệ nợ quá hạn 4.51% 3.83% 3.01%
- Tỷ lệ nợ xấu 0.58% 0.48% 0.04%
(Nguồn: Báo cáo của chi nhánh VPB Chương Dương)
Từ bảng kết quả kinh doanh ta đi vào phân tích kết quả kinh doanh của từng hoạt động kinh doanh:
a. Kết quả huy động vốn
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Huy động vốn 272,364.52 399,519.06 551,621.86
Huy động từ khách hàng 271,175.20 397,634.23 546,727.52
Huy động từ TCTD khác - - -
Phát hành GTCG - - -
Huy động khác 1,189.32 1,884.83 4,894.34
Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM thực hiện hoạt động cho vay của mình, trong khi đó hoạt động cho vay vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động
kinh doanh của các NHTM. Vě vậy, ngân hŕng phải luôn huy động để tạo ra nguồn vốn ổn định, an toàn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Huy động vốn được đánh giá là thế mạnh của chi nhánh VPB Chương Dương, điều này được thể hiện thông qua mức độ tăng trưởng huy động vốn tăng lên liên tục từ năm 2009 đến năm 2011. Cụ thể: Huy động năm 2009 là 272,364.52 triệu đồng thì năm 2010 huy động tăng lên 399,519.06 triệu đồng tăng 46,69%. Năm 2011 huy động vốn vẫn tiếp tục tăng nhanh đạt 551,621.86 triệu đồng tăng 38,07%. Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh chủ yếu có được từ nguồn huy động khách hàng cá nhân, điều này được thể hiện rõ ở tỷ trọng huy động vốn cá nhân luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng huy động vốn các năm 2009 – 2011. Cụ thể năm 2009 tỷ trọng huy động vốn từ khách hàng cá nhân chiếm 99,56%. Năm 2010, tỷ lệ này là 99,53% và năm 2011 là 99,11%. Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng, trong cơ cấu huy động vốn tuy tỷ trọng huy động từ khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối nhưng xét theo xu hướng thì từ năm 2009 – 2011 cơ cấu huy động vốn theo khách hàng đã có sự đa dạng hơn theo hướng tăng dần tỷ trọng huy động vốn khác.
b. Kết quả cho vay
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Cho vay 152,535.00 209,005.00 330,656.62
Cho vay khách hàng 152,535.00 209,005.00 330,656.62 Khách hàng cá nhân 139,111.92 173,954.86 207,523.01
Khách hàng doanh nghiệp 13,423.08 35,050.14 123,133.61
Ngắn hạn 64,918.90 75,158.20 236,878.22
Trung, dài hạn 87,616.10 133,846.80 93,778.40
Cho vay TCTD - - -
Chứng khoán kinh doanh - - -
Chứng khoán đầu tư - - -
Tỷ lệ nợ quá hạn 4.51% 3.83% 3.01%
Tỷ lệ nợ xấu 0.58% 0.48% 0.04%
Theo bảng kết quả kinh doanh cho thấy dư nợ cho vay của chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dương trong 3 năm qua đều có những bước tăng trưởng. Năm 2009, dư nợ cho vay chỉ đạt 152,535 triệu đồng, năm 2010 dư nợ cho vay tăng lên đạt 209,005 triệu đồng, tăng 56,470 triệu đồng, tương đương 37.02%. Năm 2011 hoạt động cho vay tiếp tục tăng với quy mô đáng kể so với năm 2010. Dư nợ cho vay năm 2011 đạt 330,656.62 triệu đồng, tăng 121,651.62 triệu đồng, tương đương 58,21% so với năm 2010. Trong kết quả đạt được của hoạt động cho vay thì dư nợ cho vay của khách hàng cá nhân vẫn chiếm vai trò chủ đạo đạt tỷ trọng dư nợ cao hơn so với khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể: Năm 2009 tỷ trọng dư nợ của khách hàng cá nhân chiếm 91.20%%, của khách hàng doanh nghiệp chỉ chiếm 8.8%. Năm 2010 tỷ trọng dư nợ khách hàng doanh nghiệp tăng lên 15.33% có xu hướng tốt hơn nhưng giá trị dư nợ vẫn đạt con số rất thấp là 35,050.14 triệu đồng. Năm 2011 dư nợ cho vay cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đều tăng trong đó dư nợ khách hàng doanh nghiệp đã tăng lên chiếm 37.24%.
Nguyên nhân làm cho cho khu vực cá nhân chiếm tỷ trọng dư nợ cao hơn là do một phần chính sách của chi nhánh ưu tiên phát triển khu vực cá nhân dẫn đến sự chênh lệch kết quả giữa 2 khu vực này. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng đã ngày càng có xu hướng chú trọng hơn đến việc phát triển cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.
Với chính sách thắt chặt tín dụng của VPB Chi Nhánh Chương Dương và sự kiểm soát tốt ở công đoạn thẩm định hồ sơ đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Cụ thể năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn là 4.51% và tỷ lệ nợ xấu là 0.58%. Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống 3.83% và tỷ lệ nợ xấu là 0.48%. Năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu đã được khống chế triệt để và giảm xuống còn 3.01% và 0.04%. Trong số dư nợ quá hạn thì toàn bộ số nợ nằm trong nhóm nghi ngờ và chủ yếu của khách hàng cá nhân do đó khả năng thu hồi nợ là rất cao.
2.2.2.2 Phân tích chi phí kinh doanh của VPB Chương Dương
Bảng 13: Bảng chi phí kinh doanh của VPB Chi Nhánh Chương Dương từ năm 2009 đến năm 2011
ĐVT: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng chi phí 13,281.66 19,289.68 34,914.52
a Giá vốn 11,794.87 17,320.14 32,289.25
- Trả lãi và bảo hiểm tiền gửi
11,256.23 16,562.35 31,136.77
- Dịch vụ 450.69 625.23 954.85
- Ngoại hối 87.95 132.56 197.63
- Khác -
b Chi phí hoạt động 1,486.79 1,969.54 2,625.27
- Chi nhân viên 865.12 975.32 1,408.83
- Chi hoạt động quản lý và công vụ
165.32 198.54 348.93
- Chi tài sản 456.35 795.68 865.94
- Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí
0.95 1.17 1.57
- Chi khác - - -
(Nguồn: Báo cáo của VPB Chương Dương)
Chi phí kinh doanh của Chi nhánh Chương Dương bao gồm: giá vốn và chi phí hoạt động, trong đó giá vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí kinh doanh của đơn vị. Do quy mô kinh doanh của chi nhánh tăng lên qua các năm làm cho chi phí cũng tăng lên. Cụ thể: Năm 2009 chi phí kinh doanh là 13,281.66 triệu đồng thì năm 2010 chi phí kinh doanh tăng lên 19,289.68 triệu đồng và năm 2011 chi phí kinh doanh
tiếp tục tăng lên 34,914.52 triệu đồng. Sự tăng lên của chi phí kinh doanh là do sự biến động của chi phí giá vốn và chi phí hoạt động. Cụ thể:
a. Giá vốn
Giá vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí và có sự ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Tỷ lệ giá vốn trên doanh thu càng cao thì lợi nhuận càng giảm. Vì vậy các ngân hàng luôn tìm cách để giảm tỷ lệ giá vốn, trong khi đó giá vốn lại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lãi suất huy động vốn mà lãi suất huy động vốn lại biến động lên xuống khó lường trước được trên thị trường. Năm 2009 giá vốn là 11,794.87 triệu đồng chiếm tỷ trọng 88.81% tổng chi phí, năm 2010 giá vốn là 17,320.14 triệu đồng chiếm 89,79% và năm 2011 là 32,289.25 triệu đồng chiếm 92,48%tổng chi phí.
Trong đó:
Giá vốn của dịch vụ cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng lên liên tục trong 3 năm, đây là chi phí lãi phải trả từ hoạt động huy động vốn. Năm 2009 chi phí lãi vay và bảo hiểm tiền gửi là 11,256.23 triệu đồng thì năm 2010 tăng lên 16,562.35 triệu đồng và năm 2011 tiếp tục tăng lên 31,136.77 triệu đồng, sự tăng lên liên tục của của chi phí lãi vay là do số tiền huy động và dư nợ huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng nhanh, trong khi dư nợ cho vay lại quá thấp buộc chi nhánh phải bán vốn nội bộ với lãi suất thấp hơn làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của đơn vị.
Ngoài giá vốn của dịch vụ cho vay còn có giá vốn của các loại hình dịch vụ khác nhưng qua bảng chi phí kinh doanh cho thấy giá vốn của các loại dịch vụ này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng giá vốn, cụ thể: năm 2009 tổng giá vốn của các dịch vụ này chỉ chiếm 3.82% tổng giá vốn, năm 2010 là 3.61% và năm 2011 chỉ đạt 2.96%, đây cũng là lý do chứng minh mức độ quan trọng của hoạt động kinh doanh dịch vụ trong việc góp phần tạo ra lợi nhuận của ngân hàng vì với tỷ lệ giá vốn thấp sẽ làm cho tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của các dịch vụ này là rất cao so với dịch vụ cho vay.
b. Chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động là loại chi phí gián tiếp trong hoạt động thường xuyên của đơn vị nhưng lại có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của chi nhánh, vì những
chi phí này được khấu trừ trực tiếp vào lợi nhuận trong kỳ kinh doanh của đơn vị. Nếu tiết kiệm được một đồng chi phí hoạt động cũng có nghĩa là làm tăng thêm một một đồng lợi nhuận vì vậy sử dụng chi phí hoạt động hợp lý và tiết kiệm nó là một trong vấn đề được các nhà quản trị rất quan tâm để đạt được mục tiêu lợi nhuận của đơn vị.
Chi phí hoạt động của chi nhánh năm 2009 là 1,486.79 triệu đồng chiếm 11.19% tổng chi phí, năm 2010 tăng lên 1,969.54 triệu đồng chiếm 10,21% và năm 2011 là 2,625.27 triệu đồng chiếm 7,52%, lý do làm cho tỷ trọng chi phí hoạt động trên tổng chi phí giảm xuống là do quy mô hoạt động của chi nhánh tăng nhanh dẫn đến giá vốn tăng nhưng chi phí hoạt động thường chiếm nhiều yếu tố định phí nên mức độ tăng theo quy mô là không tương xứng. Một lý do nữa là do sự tác động của một số chi phí thành phần trong chi phí hoạt động, cụ thể: chi phí hoạt động của chi nhánh chịu tác động của chi phí nhân viên, chi phí hoạt động quản lý, chi phí tài sản, chi phí bảo hiểm và chi phí khác, những chi phí này biến động sẽ làm cho chi phí hoạt động biến động theo. Trong đó:
Chi phí nhân viên chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hoạt động và tăng lên liên tục trong 3 năm qua. Năm 2009 chi phí nhân viên là 865.12 triệu đồng chiếm 58.19% tổng chi phí hoạt động, năm 2010 chi phí nhân viên tiếp tục tăng lên 975.32 triệu đồng chiếm 49.52% và năm 2011 tiếp tục tăng lên 1,408.83 triệu đồng chiếm 53.66%, như vậy chi phí nhân viên chiếm tỷ trọng cao và vẫn tăng lên liên tục làm cho chi phí hoạt động tăng lên. Lý do của sự tăng trưởng nhanh của chi phí nhân viên là do năm 2010, tuy số lượng nhân viên chỉ tăng thêm 4 nhân viên mới nhưng do chính sách tăng lương toàn hệ thống lên 25% làm cho chi phí nhân viên năm 2010 tăng lên, năm 2011 chi nhánh tiếp tục tuyển dụng thêm 10 nhân viên mới, tăng 45,46% so với năm 2010 làm cho chi phí nhân viên vẫn tiếp tục tăng cao.
Nhận xét: Chi phí kinh doanh của chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dương tăng lên liên tục trong 3 năm qua, sự tăng lên là do quy mô kinh doanh tăng lên, bên cạnh đó sự tác động của yếu tố lãi suất, khả năng cho vay và việc sử dụng tiết kiệm các chi phí hoạt động của đơn vị đã làm cho chi phí kinh doanh của đơn vị tăng lên.
2.2.2.3 Phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu quả đặc thù
Do NHTM vừa là doanh nghiệp kinh doanh có đặc tính riêng so với các doanh nghiệp.
Vì vậy để phân tích hiệu quả tổng quát của VPB Chương Dương ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu tổng quát đặc thù sau:
a. Chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Bảng 14: Bảng tính chỉ tiêu NIM của chi nhánh từ năm 2009 đến năm 2011 ĐVT: Triệu đồng
Tăng (giảm) %tăng (giảm) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
2010/2009 2011/2010 2010/2009 2011/2010 Tổng tài sản
có sinh lời 152,535.00 209,005.00 330,656.62 56,470.00 121,651.62 37.02 58.21 Thu nhập lãi
ròng từ cho vay và đầu tư
4,007.02 6,069.65 8,253.24 2,062.63 2,183.59 51.48 35.98
NIM(%) 2.62 2.90 2.50 0.28 -0.4 10.69 -13.79
(Nguồn: Báo cáo của chi nhánh VPB Chương Dương)
Theo số liệu của bảng tính toán ta thấy tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là rất thấp và tăng trưởng không ổn định. Năm 2010 tỷ lệ (NIM) là 2.90% tăng hơn 0.28% so với năm 2009. Qua kết quả phân tích trên cho thấy chỉ tiêu NIM năm 2010 tăng trong đó yếu tố tổng tài sản có sinh lời tăng 56,470 triệu đồng, đồng thời yếu tố thu nhập lãi ròng từ cho vay và đầu tư cũng tăng thêm 2,062.63 triệu đồng, như vậy quy mô tài sản có sinh lời và quy mô thu nhập từ hoạt động cho vay và đầu tư tăng lên rõ rệt. Năm 2010 chỉ tiêu NIM tăng lên cao hơn 10.69% so với năm 2009 là do tốc độ tăng của thu nhập lãi ròng nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản có sinh lời. Cụ thể tốc độ tăng của tài sản có sinh lời là 37.02% trong khi tốc độ tăng của thu nhập lãi ròng là 51.48%, do đó chỉ tiêu NIM năm 2010 được đánh giá là có hiệu quả hơn so với năm 2009.
Năm 2011 chỉ tiêu NIM giảm xuống còn 2.50% thấp hơn 13.79% so với năm 2010. Trong đó yếu tố tổng tài sản có sinh lời tăng lên 121,651.62 triệu đồng, và yếu tố thu nhập lãi ròng từ cho vay và đầu tư tăng lên 2,183.59 triệu đồng so với năm 2010
điều này cho thấy quy mô tổng tài sản có sinh lời vẫn tiếp tục tăng lên trong năm 2011, lý do tổng tài sản có sinh lời tăng lên liên tục trong trong 3 năm qua là do chính sách về lãi suất của chi nhánh hấp dẫn, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi và có nhiều sản phẩm huy động tiền gửi tiện ích như tiền gửi tiết kiệm với lãi suất thả nổi, tiền gửi tiết kiệm với lãi suất bậc thang, tiền gửi tiết kiệm với lãi suất tuần đây là những sản phẩm đặc thù của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng. Tuy nhiên, chỉ số NIM lại giảm xuống so với năm 2010, nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản có sinh lời lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập lãi ròng từ cho vay và đầu tư. Điều này bắt nguồn từ lý do năm 2011, Chi nhánh được nâng cấp lên Chi nhánh đa năng làm cho quy mô của tài sản có tăng nhanh hơn.
Kết luận: Chỉ tiêu NIM của chi nhánh là thấp và chưa thực sự ổn định qua các năm.
b. Tỷ số khả năng sinh lời
Đây là chỉ số phản ánh tầm quan trọng tương đối giữa tài sản có không sinh lời và tài sản có sinh lời từ cho vay và đầu tư. Khi các ngân hàng cạnh tranh ngày càng nhiều, để tăng trưởng tín dụng thì các khoản cho vay kém chất lượng ngày càng gia tăng, vì vậy một số ngân hàng chú trọng vào việc tăng nguồn thu ngoài lãi. Những khoản thu này cũng cố nguồn thu và giúp tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Đồng thời các nhà quản trị không ngừng hạn chế tỷ trọng tài sản có không sinh lời (bao gồm tiền mặt và tài sản cố định) và gia tăng tài sản có sinh lời nhằm tăng khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ tài sản có của ngân hàng. Đây cũng là thực trạng cho thấy trong lĩnh vực ngân hàng thì tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản là rất thấp so với các lĩnh vực kinh doanh khác.
Để đánh giá hiệu quả chỉ tiêu này của chi nhánh trong 3 năm qua ta đi vào phân tích dựa trên bảng số liệu sau:
Bảng 15. Bảng tính chỉ tiêu tỷ lệ tài sản có sinh lời từ năm 2009 đến năm 2011.
ĐVT: Triệu đồng
Tăng(giảm) %tăng(giảm) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
10/09 11/10 10/09 11/10 Tổng tài sản có 273,614.75 405,201.41 535,597.57 131,586.66 130,396.16 48.09 32.18 Tổng tài sản có
sinh lời 152,535.00 209,005.00 330,656.62 56,470.00 121,651.62 37.02 58.21 Tỷ số 55.75 51.58 61.74 -4.17 10.16 -7.48 19.70
(Nguồn: Báo cáo của VPB Chương Dương)
Theo kết quả tính toán cho thấy tỷ số khả năng sinh lời năm 2010 giảm 4.17 so với năm 2009 sự giảm xuống là không đáng kể. Trong đó, tổng tài sản có tăng 131,586.66 triệu đồng, tương đương 48.09% so với năm 2009 và tổng tài sản có sinh lời tăng 56,470 triệu đồng, tương đương với 37.02% so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho chỉ tiêu giảm xuống là do cả 2 yếu tố tổng tài sản có và tổng tài sản có sinh lời đều tăng lên nhưng tốc độ tăng của tổng tài sản có tăng nhanh hơn không đáng kể so với tốc độ tăng của tài sản có sinh lời.
Năm 2011 tỷ số này tăng 19.70% so với năm 2010. Trong đó yếu tố tài sản có tăng 130,396.16 triệu đồng, tương đương 32.18% và yếu tố tài sản có sinh lời năm 2011 tăng 121,651.62 triệu đồng, tương đương với 58.21%. Sự tăng lên 19.70% là do tổng tài sản có và tài sản có sinh lời đều tăng, nhưng tốc độ tăng của tài sản có sinh lời vẫn đạt tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản có. Lý do làm cho tài sản có sinh lời và tài sản có tăng là do năm 2011 hoạt động huy động vốn của chi nhánh vẫn đạt mức tăng trưởng cao và phần lớn toàn bộ nguồn vốn này được sử dụng vào cho vay và bán vốn nội bộ.
Kết luận: Chỉ tiêu tỷ lệ khả năng sinh lời của chi nhánh Chi Nhánh Chương Dương trong 3 năm thì năm 2011 đạt hiệu quả cao nhất
Nhận xét: Từ kết quả phân tích có thể khẳng định, trong các hoạt động kinh doanh của các bộ phận tại chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dươngđang còn nhiều
yếu tố bất cập làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Vì vậy chi nhánh VPB Chi Nhánh Chương Dươngcần tiếp tục phát huy những kết quả tích cực đã đạt được dựa trên những lợi thế của mình, đồng thời khắc phục những mặt còn yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh. Để thực hiện được mục tiêu đề ra thì từ kết quả thực trạng vừa phân tích tiếp tục đi sâu vào phân tích chi tiết các nhân tố làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho toàn chi nhánh trong những năm tiếp theo.