Mô hình phân tích nội bộ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chiến lượ kinh doanh của công ty cổ phần vctel việt nam đến năm 2018 (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

1.2. Các mô hình phân tích trong xây dựng chiến lược

1.2.2. Mô hình phân tích nội bộ doanh nghiệp

Chuỗi giá trị (Value chain) là một mô hình thể hiện một chuỗi các các hoạt động tham gia vào việc tạo ra giá trị của sản phẩm và thể hiện lợi nhuận từ các hoạt động này. Các chuỗi hoạt động này có thể diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau hoặc theo thứ tự song song. Mô hình này phù hợp ở cấp độ đơn vị kinh doanh của một

Nguyễn Đình Anh 15 Viện Kinh tế & Quản lý ngành cụ thể. Chuỗi giá trị được đề xuất bởi Michael Porter, trong đó Porter định nghĩa các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ tạo ra giá trị gia tăng, được thể hiện trên hình 1.6. Chuỗi giá trị bao gồm 3 thành phần :

- Hoạt động chính: Bao gồm các hoạt động diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau.

Nhóm hoạt động này liên quan trực tiếp đến việc tạo ra giá trị cho sản phẩm. Các hoạt động trong nhóm này gồm có:

+ Hậu cần đầu vào (Inbound Logistics): Nhận hàng, vận chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào. Cung cấp nguyên vật liệu theo yêu cầu một cách hiệu quả.

+ Sản xuất (Operations): Các quy trình xử lý đầu vào tạo ra sản phẩm và dịch vụ hoàn thiện.

Hình 1.6: Chuỗi giá trị

+ Hậu cần đầu ra (Outbound Logistics): Hoạt động đòi hỏi việc cung cấp thành phẩm tới tay khách hàng như chuẩn bị kho bãi lưu trữ, vận chuyển hàng hóa, hoàn tất đơn hàng, quản trị phân phối.

+ Tiếp thị & Bán hàng (Marketing & Sales): Các hoạt động liên quan tới việc làm cho khách hàng mua hàng bao gồm việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn kênh phân phối, quảng cáo, khuyến mại, bán hàng, chính sách giá, quản trị bán hàng…

+ Dịch vụ (Service): Đây là các hoạt động nhằm duy trì và gia tăng giá trị sản phẩm bao gồm hỗ trợ khách hàng, dịch vụ sửa chữa, lắp đặt, đào tạo, thay thế, nâng cấp…

Nguyễn Đình Anh 16 Viện Kinh tế & Quản lý - Hoạt động hỗ trợ: Bao gồm các hoạt động song song với hoạt động chính nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tạo ra sản phẩm. Đây là các hoạt động gián tiếp góp phần tạo ra giá trị cho sản phẩm. Các hoạt động trong nhóm này gồm có:

+ Quản lý nguồn nhân lực (Human resource management): Các hoạt động như tuyển dụng, đào tạo, phát triển, và đãi ngộ nhân viên.

+ Phát triển công nghệ (Technology development): Cải tiến sản phẩm, quy trình sản xuất, áp dụng công nghệ để hỗ trợ các hoạt động gia tăng giá trị.

+ Mua hàng (Procurement): Thu mua các nguyên vật liệu, dịch vụ, phụ tùng, văn phòng, máy móc…

+ Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp (Firm infrastructure): Cơ cấu tổ chức, hệ thống kiểm soát, văn hóa công ty, quan hệ đối ngoại…

- Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Doanh nghiệp sẽ được coi như là có lợi nhuận nếu như doanh thu bán hàng lớn hơn chi phí bỏ ra.

Như vậy mô hình chuỗi giá trị đã chỉ ra mối quan hệ giữa các hoạt động trong doanh nghiệp và cho thấy cách thức tạo ra giá trị sản phẩm của một doanh nghiệp.

Thông qua mô hình, có thể thấy rằng các hoạt động gián tiếp cũng tham gia vào quá trình tạo ra giá trị cho sản phẩm bên cạnh các hoạt động trực tiếp. Bằng việc phân tích chuỗi giá trị, nhà lãnh đạo có được cái nhìn tổng thể trong quy trình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể giúp nhà lãnh đạo xác định những yếu tố thành công cơ bản – những hoạt động có tính quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp.

1.2.2.2. Mô hình 7S của Mc Kinsey

Đâu là những yếu tố làm nên sự thành công của một doanh nghiệp? Làm thế nào để thay đổi từ một doanh nghiệp trung bình trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu? Đã có rất nhiều người đi tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi đó, và kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng đã đưa ra câu trả lời: Mô hình 7S. Theo đó, ý tưởng chính của mô hình là có 7 yếu tố nội tại trong một tổ chức cần phải được dung hòa để tổ chức hoạt động thành công. Mô hình 7S

Nguyễn Đình Anh 17 Viện Kinh tế & Quản lý McKinsey bao gồm 7 yếu tố độc lập chia làm 2 danh mục là yếu tố cứng và yếu tố mềm.

Hình 1.7: Mô hình 7S của McKinsey

Nhóm yếu tố cứng: Nhóm yếu tố cứng quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp là Cơ cấu, Chiến luợc và Hệ thống. Chúng tồn tại ở dạng có thể nắm bắt, quan sát và đo lường được. Người ta có thể đọc chúng trong báo cáo chiến lược, bản kế hoạch hay tài liệu liên quan đến xây dựng và quy trình hoạt động tổ chức v.v…

- Cơ cấu tổ chức: Chỉ ra cách thức tổ chức của công ty và hệ thống báo cáo liên cấp. Đây là cơ sở cho việc chuyên môn hóa, điều phối và hợp tác giữa các bộ phận doanh nghiệp. Cơ cấu phụ thuộc vào chiến lược, quy mô và số lượng sản phẩm.

- Chiến lược: Tạo ra những hoạt động có định hướng mục tiêu của doanh nghiệp theo một kế hoạch nhất định hoặc làm cho doanh nghiệp thích ứng với môi trường xung quanh. Chiến lược đúng sẽ chi phối về sự thành công hay thất bại.

- Những hệ thống: Bao gồm các hoạt động thường ngày cũng như quy trình mỗi nhân viên phải tham gia để thực hiện xong công việc. Việc sử dụng những quy

Nguyễn Đình Anh 18 Viện Kinh tế & Quản lý trình trong hoạt động doanh nghiệp nhằm tạo mối liên hệ, hợp tác, quản lý, kiểm soát, truyền đạt thông tin và ra mệnh lệnh.

Nhóm yếu tố mềm: Yếu tố thành công mềm như là kỹ năng đặc biệt, đội ngũ nhân viên, phong cách quản lý, các mục tiêu chi phối và văn hóa doanh nghiệp.

Những yếu tố này thay đổi và phát triển thường xuyên trong mỗi doanh nghiệp, thông thường nó có tính chất cảm xúc, bản năng, rất khó nắm bắt hay đo lường và không thể hiện thành văn bản.

- Kỹ năng: Đây là những đặc điểm và khả năng nổi trội của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự với những kỹ năng và khả năng nổi trội thì đó là một tài sản vô giá, nó giúp nâng tầm vị trí của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.

- Đội ngũ nhân viên: Gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến nhân lực như:

trình độ nhân lực, quá trình phát triển nhân lực, quá trình xã hội hóa, bồi dưỡng đội ngũ quản lý kế cận, gắn kết nhân viên mới, cơ hội thăng tiến, hệ thống kèm cặp và phản hồi. Mỗi nhân viên đều quan trọng, sự phối hợp khả năng mỗi cá nhân mang lại kết quả chung cho doanh nghiệp.

- Phong cách: Là hệ tư tưởng, giá trị, niềm tin của ban lãnh đạo được thể hiện trong cách thức sử dụng quyền lực. Điều này có mối liên quan rất lớn trong việc hình thành nên văn hóa của tổ chức, nó tạo nên những phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác.

- Giá trị chung : Là những viễn cảnh được truyền tải tới mỗi nhân viên trong doanh nghiệp hay còn gọi là giá trị chung, là điều mà mọi nhân viên đều tin là tiêu chuẩn hoạt động của doanh nghiệp, tiêu chuẩn để xét đoán đúng sai, tốt xấu, phù hợp hay không phù hợp….

Như vậy mô hình 7S đã cho ta những cách tư duy mới trong vận hành doanh nghiệp: Không chỉ có những yếu tố thành công cứng mà còn những yếu tố thành công mềm và chúng ít nhất cũng quan trọng như nhau. Mô hình 7S của McKinsey có thể được áp dụng để giải quyết hầu hết các vấn đề về hiệu quả của đội nhóm và tổ chức.

Một phần của tài liệu Chiến lượ kinh doanh của công ty cổ phần vctel việt nam đến năm 2018 (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)