CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG
3.3. Lựa chọn chiến lược của công ty cổ phần Vctel Việt Nam bằng ma trận lựa chọn chiến lược QSPM
lựa chọn chiến lược QSPM
Từ việc phân tích các ma trận như: ma trận SPACE, ma trận IE tôi lựa chọn phương hướng cạnh tranh chính cho công ty. Thông qua ma trận QSPM cho phép chúng ta lựa chọn chiến lược phù hợp từ nhóm các chiến lược được đề xuất theo phân tích SWOT. Từ đó sẽ tập trung vào giải pháp chính và kết hợp với một số biện pháp khác để có thể thực hiện các chiến lược đã chọn.
Các chiến lược phù hợp được lựa chọn từ phân tích SWOT như sau:
- Chiến lược 1: Chiến lược khác biệt hóa
- Chiến lược 2: Chiến lược linh hoạt phản ứng nhanh - Chiến lược 3: Chiến lược chi phí thấp
- Chiến lược 4: Chiến lược tái cấu trúc hoạt động kinh doanh
Giai đoạn này tôi sử dụng ma trận lựa chọn chiến lược QSPM để so sánh mức độ khả thi của các chiến lược trên, từ đó trợ giúp nhà quản trị lựa chọn chiến lược phù hợp nhất. Kết quả khảo sát qua các ý kiến của chuyên gia có kinh nghiệm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.5: Bảng ma trận lựa chọn chiến lược QSPM
TT Các yếu tố quan trọng Phân loại
Các chiến lược có thể thay thế Chiến lược
1
Chiến lược 2
Chiến lược 3
Chiến lược 4 AS TAS AS TAS AS TAS AS TAS
A Yếu tố bên trong
1 Được ưu đãi về số lượng, giá, dịch vụ sau bán hàng từ phía nhà cung cấp
3 4 12 3 9 4 12 2 6
2 Có lượng khách hàng từ kênh
bán lẻ cao 4 3 12 3 12 3 12 1 4
3 Thương hiệu đã được biết tới
nhiều 4 3 12 2 8 2 8 2 8
4 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
tốt 3 4 12 2 6 2 6 3 9
5 Giá bán còn chưa hấp dẫn so
với một vài đối thủ 1 3 3 4 4 3 3 2 2
6 Phụ thuộc hoàn toàn vật tư đầu
vào từ nhà cung cấp 2 2 4 3 6 2 4 3 6
7 Chưa có hệ thống phân phối
ổn định 1 2 2 2 2 2 2 2 2
Nguyễn Đình Anh 85 Viện Kinh tế & Quản lý 8 Chủng loại hàng hóa chưa
nhiều nên chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng
2 3 6 2 4 2 4 2 4
9
Nguy cơ canh tranh bởi các sản phẩm thay thế có công
nghệ mới hơn 2 2 4 3 6 1 2 1 2
10 Rào cản gia nhập thị trường thấp, có nhiều đối thủ tiềm tàng
2 1 2 2 4 1 2 2 4
11
Có quy trình tác nghiệp, cơ chế chính sách cụ thể rõ ràng trong hoạt động của doanh nghiệp
4 2 8 3 12 3 12 4 16
12 Có cơ sở hạ tầng, máy móc và trang thiết bị đầy đủ và hiện đại
3 3 9 2 6 3 9 3 9
13 Hàng dự trữ trong kho luôn
được đảm bảo 4 2 8 3 12 3 12 1 4
14 Rủi do tài chính do chi phí tồn
kho cao 2 2 4 3 6 4 8 1 2
15 Chi phí tăng thêm do phải thuê
thêm kho bãi 2 2 4 3 6 4 8 2 4
16 Nhân viên có tay nghề và trình
độ cao 4 3 12 3 12 2 8 3 12
17 Sự thống nhất trong quản lý đối với các nhà lãnh đạo cấp cao
2 2 4 2 4 1 2 4 8
18 Sự phối hợp lỏng lẻo giữa các
phòng ban, bộ phận 2 2 4 3 6 2 4 3 6
19
Mất nhiều chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí hỗ trợ
khách hàng 2 2 4 2 4 3 6 2 4
B Yếu tố bên ngoài
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nền kinh tế đang dần phục
hồi và tăng trưởng mạnh hơn 3 2 6 3 9 1 3 3 9
2
Nhà nước khuyến khích phát triển lĩnh vực CNTT - Viễn
thông 2 2 4 3 6 1 2 3 6
3
Được ưu đãi thuế nhập khẩu với các mặt hàng CNTT - Viễn
thông 2 2 4 3 6 3 6 3 6
4 Mở rộng hợp tác kinh doanh do có nguồn vốn đầu tư nước ngoài
1 1 1 2 2 1 1 2 2
5 Các chính sách kinh tế kích
cầu của chính phủ 1 2 2 3 3 2 2 4 4
6
Dân số đông, doanh nghiệp tăng trưởng về số lượng và chất lượng làm gia tăng lượng khách hàng
3 2 6 2 6 2 6 3 9
Nguyễn Đình Anh 86 Viện Kinh tế & Quản lý 7
Trình độ dân trí, thị hiếu tiêu dùng ngày càng nâng cao làm gia tăng nhu cầu về SP CNTT- Viễn thông; chất lượng lao động tăng
3 2 6 2 6 2 6 3 9
8
CNTT - Viễn thông phát triển giúp nâng cao hiệu quả lao động và quảng bá sản phẩm thuận tiện
1 2 2 3 3 3 3 2 2
9 Cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trở lại
2 4 8 4 8 4 8 4 8
10 Vần tồn tại hàng nhái, hàng
nhập lậu 1 3 3 3 3 2 2 1 1
11
Các đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ từ phía khách
hàng ngày càng khắt khe 3 3 9 3 9 3 9 2 6
12 Chi phí đầu tư cho công nghệ cao là thách thức với doanh nghiệp
3 3 9 2 6 3 9 1 3
Tổng số: 186 196 181 177
Nhận xét: Qua bảng ma trận lựa chọn chiến lược QSPM trên ta thấy chiến lược 2 (ST) “Chiến lược linh hoạt phản ứng nhanh” có tổng số điểm hấp dẫn cao nhất (196 điểm). Vì vậy đây là chiến lược được ưu tiên lựa chọn.
Việc xây dựng chiến lược linh hoạt phản ứng nhanh đối với Vctel trong bối cảnh hiện nay nhằm muc tiêu:
+ Nắm bắt kịp thời sự phát triển khoa học công nghệ, nhu cầu của khách hàng nhằm cung cấp những sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu đó, từng bước chiếm lĩnh thị phần.
+ Luôn luôn nâng cao chất lượng nhân sự, đổi mới trong tổ chức quản lý nhằm hạn chế chi phí, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
+ Nhận biết và kiểm soát được những nguy cơ đến từ môi trường vĩ mô và môi trường ngành nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Với việc xác định công ty thực thi chiến lược “linh hoạt phản ứng nhanh” thì Vctel có thể tận dụng những điểm mạnh của mình như: Đội ngũ nhân sự chất lượng cao; trang thiết bị hiện đại; doanh nghiệp vận hành có quy định, quy trình bài bản
Nguyễn Đình Anh 87 Viện Kinh tế & Quản lý đồng thời là một công ty có thương hiệu, uy tín với cả khách hàng và nhà cung ứng… để từ đó cung cấp ra thị trường những sản phẩm có tính năng, chất lượng cũng như giá cả phù hợp tạo ra lợi thế cạnh tranh, từng bước trở thành “Nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp Thông tin - Viễn thông tổng thể tại Việt Nam”. Như vậy để thực thi chiến lược này, Vctel cần phải có những chính sách toàn diện trong tất cả các hoạt động của mình, có thể kể đến như:
- Linh hoạt và phản ứng nhanh trong các hoạt động Marketing:
+ Luôn luôn nắm bắt nhu cầu của thị trường, sự phát triển của công nghệ để cung cấp ra thị trường sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã hợp thị hiếu, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh với đối thủ và sản phẩm khác.
+ Luôn tìm tòi, cải thiện các dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng (dịch vụ giao vận, lắp đặt, đào tạo, bảo trì, sửa chữa, bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật, và tín dụng…) một cách tốt nhất nhằm đem lại sự hài lòng cho khách hàng đồng thời nâng cao hình ảnh thương hiệu của công ty trong tâm trí người tiêu dùng.
+ Cần xây dựng các chính sách phân phối, các chính sách xúc tiến bán một cách phù hợp và linh hoạt với từng sản phẩm, tùng phân khúc thị trường trong từng chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
- Linh hoạt phản ứng nhanh trong hoạt động nhân sự:
+ Xây dựng các chính sách và quy trình trong tuyển dụng, đào tạo, tác nghiệp một cách rõ ràng và bài bản nhưng phải phù hợp với nguồn lực cũng như vị trí của doanh nghiệp trên thương trường.
+ Linh hoạt trong việc khen thưởng, đãi ngộ với đội ngũ nhân sự của công ty đồng thời xây dựng môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp.
Việc linh hoạt và phản ứng nhanh trong hoạt động quản lý nhân sự nhằm luôn luôn có những cải tiến nâng cao hiệu quả lao động, gắn kết người lao động với doanh nghiệp, tạo động lực cho nhân viên phát triển bên cạnh đó thu hút nhân tài làm nguồn lực cho sự phát triển lâu dài.
- Linh hoạt phản ứng nhanh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Nguyễn Đình Anh 88 Viện Kinh tế & Quản lý + Phản ứng nhanh trước những nhu cầu biến đổi của thị trường từ đó linh hoạt trong việc sử những những công nghệ, áp dụng những quy trình tác nghiệp nhằm đưa sản phẩm nhanh chóng tới khách hàng đáp ứng yêu cầu của thị trường đồng thời phù hợp với năng lực sản xuất của công ty.
+ Tùy theo tình hình của thị trường, tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp mà công ty linh hoạt trong việc thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của hiện tại, sự phát triển trong tương lai và tránh những lãng phí không cần thiết.
+ Phản ứng nhanh và linh hoạt trong việc sử dụng, vận hành các yếu tố đầu vào (máy móc thiết bị, NVL, đất đai kho bãi…) trong quá trình sản xuất, cung ứng sản phẩm từ đó tạo ra khả năng giảm chu kỳ sản xuất, giảm gánh nặng dự trữ.
- Linh hoạt phản ứng nhanh trong hoạt động tài chính:
+ Cần linh hoạt và nhanh nhạy trong việc huy động các nguồn tài chính và đảm bảo cho tiền của được đưa vào sản xuất một cách hợp lý nhất, hiệu quả nhất và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
+ Phản ứng nhanh trước những những nhân tố tác động từ nhà cung cấp, nhà đầu tư, đối thủ cạnh tranh, nhân tố trong nội bộ… để từ đó doanh nghiệp có thể tổ chức sử dụng vốn hiệu quả, tạo cơ hội cho doanh nghiệp chớp được các cơ hội kinh doanh.