CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG
3.2. Xây dựng các phương án chiến lược cho công ty cổ phần Vctel
Từ những phân tích được thực hiện trong chương II và thông qua thực hiện khảo sát điều tra thực tế để hình thành ma trận vị trí chiến lược là: sức mạnh tài chính, lợi thế cạnh tranh, sự ổn định của môi trường, sức mạnh của ngành. Qua đó ta xây dựng bảng các yếu tố chủ yếu nằm nằm trên ma trận vị trí chiến lược theo phương pháp chuyên gia như sau:
Bảng 3.3: Bảng các yếu tố chủ yếu nằm trên ma trận vị trí chiến lược VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC BÊN
TRONG VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC BÊN
NGOÀI
Sức mạnh tài chính (FS) Sự ổn định của môi trường (ES)
1. Doanh lợi đầu tư 4 1. Sự thay đổi công nghệ -5
2. Cán cân nợ 3 2. Tỷ lệ lạm phát -2
3. Khả năng thanh toán 3 3. Sự biến đổi của nhu cầu -3 4. Sự dễ dàng rút lui khỏi thị
trường 1 4. Hàng rào thâm nhập thị trường -4
5. Rủi ro trong kinh doanh 2 5. Áp lực cạnh tranh -6
Cộng trung bình 2,6 Cộng trung bình -4
Nguyễn Đình Anh 81 Viện Kinh tế & Quản lý Lợi thế cạnh tranh (CA) Sức mạnh của ngành (IS)
1. Thị phần -2 1. Mức tăng trưởng của ngành 6
2. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ -2 2. Lợi nhuận tiềm năng 5 3. Nhân viên có trình độ, tay nghề
cao -1 3. Quy mô vốn 3
4. Tín nhiệm của khách hàng -2 4. Bí quyết công nghệ 2 5. Khả năng kiểm soát đối với nhà
cung cấp và phân phối -5 5. Sử dụng năng suất, công suất 2
Cộng trung bình -2,4 Cộng trung bình 3,6
Qua bảng các yếu tố trên ta xây dựng ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động của Vctel như sau: Công ty có vectơ (CAIS; FSES) là (1,2;-1,4) rơi vào góc phần tư “Chiến lược cạnh tranh”, tức là doanh nghiệp ở trong môi trường có mức tăng trưởng ổn định, có những thế mạnh trong ngành nhưng khả năng tài chính chưa mạnh. Do vậy công ty cần phải đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh trạnh trong thị trường CNTT – Viễn thông.
Hình 3.1: Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hành động của Vctel
Nguyễn Đình Anh 82 Viện Kinh tế & Quản lý 3.2.2. Xác định các chiến lược của công ty cổ phần Vctel Việt Nam
Thông qua việc phân tích các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội cũng như nguy cơ được thực hiện tại chương 2 (phân tích SWOT - mục 2.3.3) đổng thời kết hợp những đánh giá môi trường đã làm ở mục trên, tôi lập bảng ma trận SWOT và đề xuất chiến lược cạnh tranh của Vctel như trong bảng:
Bảng 3.4: Bảng ma trận SWOT công ty CP Vctel Việt Nam
Đối tượng phân tích ma trận SWOT: Nâng
cao vị thế cạnh tranh công ty CP Vctel trong
ngành CNTT – Viễn thông
Cơ hội:
O1: Thị trường tăng trưởng cao
O2: Dân cư đông, thị trường rộng
O3: Nhà nước ưu tiên phát triển
O4: Ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện, thiết bị
Thách thức:
T1: Công nghệ mới ra đời hình thành nên sản phẩm thay thế có tính cạnh tranh cao
T2: Đầu tư cho đổi mới công nghệ với chi phí cao T3 : Biến động của
nguyên liệu
T4: Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái
T5: Hàng nhập lậu, hàng nhái
Điểm mạnh:
S1: Có thương hiệu được nhiều người tin dùng S2: Nguồn nhân sự trẻ, có trình độ
S3: Sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt S4: Có quy định, quy trình hướng dẫn công việc cụ thể
S5: Thiết bị hiện đại, năng lực sản xuất lớn
SO: Tăng cường quảng bá; nâng cao hơn nữa chất lượng và tính năng của sản phẩm, dịch vụ; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới Chiến lược khác biệt hóa
ST: Nâng cao hiệu quả lao động, sản xuất; đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển nhằm cải tiến sản phẩm hiện tại và tạo ra những sản phẩm mới có giá cả hợp lý, công nghệ đáp ứng được yêu cầu khách hàng Chiến lược linh hoạt phản ứng nhanh
Nguyễn Đình Anh 83 Viện Kinh tế & Quản lý Điểm yếu:
W1: Năng lực tài chính còn yếu so với đối thủ cạnh tranh
W2: Hệ thống kênh phân phối còn yếu
W3: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn cao W4: Mặt bằng hẹp so với quy mô kinh doanh sản xuất đang gia tăng W5: Sự kết hợp giữa các bộ phận còn nhiều khi chưa hợp lý
WO2: Huy động vốn; xây dựng kênh phân phối bền vững; nâng cao hiệu quả lao động, sản xuất; tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm Chiến lược chi phí thấp
WT1: Cấu trúc lại bộ máy doanh nghiệp, huy động vốn đầu tư công nghệ mới với hiệu suất và năng suất cao nhằm hạn chế chi phí đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Chiến lược tái cấu trúc hoạt động kinh doanh
Ngoài ra từ kết quả có được khi xây dựng ma trận EFE, ma trận IFE ta căn cứ có được ma trận tổng hợp các yếu tố bên trong – bên ngoài (ma trận IE) như sau:
Hình 3.2: Ma trận các yếu tố bên trong – bên ngoài (ma trận IE)
Ta thấy Vctel đang ở trong ô V, đây là ô mà các bộ phận sẽ được quản trị tốt nhất bằng chiến lược “nắm vững và duy trì”. Do đó danh nghiệp cần thực hiện những chiến lược nhằm bảo vệ thị phần, tăng tổng lượng cầu, cắt giảm chi phí đồng thời linh hoạt phản ứng nhanh với biến động của thị trường.