Các yếu tố ảnh hưởng cơ bản đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt theo hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt

1.1.2. Hiệu quả kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế

1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng cơ bản đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt

* Các yếu tốchủquanảnh hưởng đến hiệu quảkinh tế chăn nuôi gà thịt - Kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi

Kinh nghiệm và kiến thức ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt. Nếu người nuôi không có kiến thức chăn nuôi sẽ hạn chế việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, không nắm bắt được thông tin về thị trường dẫn đến thua thiệt trong mặc cả giá bán sản phẩm. Từ đó làm giảm lợi nhuận, hiệu quả nuôi mang lại thấp. Ngược lại đối với người có kiến thức, thường xuyên tham khảo học hỏi những kỹ thuật chăn nuôi mới, liên tục cập nhật thông tin thị trường, diễn biến giá cả đầu vào và đầu ra, họ sẽ biết nắm bắt những cơ hội để nuôi có hiệu quả cũng như bán sản phẩm với giá cao, mang lại mức lợi nhuận tối đa.

Từ ngàn đời nay trong trồng trọt và chăn nuôi người nông dân luôn coi kinh nghiệm là một yếu tố không thể thiếu để đạt được kết quả cao trong sản xuất. Đối với chăn nuôi gà thịt cũng như vậy, họ xem kinh nghiệm là một trong những yếu tố then chốt để mang lại kết quả cao. Những người có kinh nghiệm nuôi lâu năm sẽ nắm bắt rõ đặc điểm sinh học của gà, biết được những căn bệnh cũng như triệu chứng bệnh của gà để phòng và chửa bệnh một cách kịp thời, những quy luật về sự thay đổi thời tiết để điều chỉnh mức nhiệt độ thích hợp cho gà…điều này làm giảm tỷ lệ hao hụt trong mỗi lứa nuôi, đưa lại kết quả nuôi cao cho hộ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Vốn

Đây là yếu tố đầu vào rất quan trọng cho quá trình chăn nuôi của hộ. Theo nghĩa rộng thì vốn bao gồm tất cả tư liệu sản xuất, tri thức, sức khỏe, khả năng tổ chức quản lý… Trong chăn nuôi gà, vốn được xem là các yếu tố đầu vào cho quá trình chăn nuôi như giống, thức ăn, thuốc thú y…Vốn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăn nuôi, khi có vốn người chăn nuôi có thể mở rộng được quy mô và tăng mức đầu tư. Đối với chăn nuôi gà thịt thì vốn được đầu tư vào xây dựng chuồng trại, sau đó cứ mỗi vụ nuôi hộ chăn nuôi lại phải chi thêm một khoản chi phí sản xuất trực tiếp đến cuối vụ mới thu hồi được chi phí sản xuất trực tiếp và một phần để khấu hao TSCĐ. Vì vậy, đây là điều thường gây khó khăn cho người chăn nuôi không có vốn để đầu tư nhiều cho sản xuất. Đặc điểm của vốn trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng độ rủi ro khá cao, một trận dịch lớn thì nguồn vốn sản xuất trực tiếp sẽ chỉ còn lại con số không, vì vậy, gây tâm lý e ngại đầu tư nên không mang lại kết quả tốt.

- Quy mô nuôi

Trong chăn nuôi quy mô có ảnh hưởng quan trọng đến sản lượng thu được, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi. Nếu được nuôi với quy mô lớn người chăn nuôi sẽ dễ dàng áp dụng các kỹ thuật nuôi tiến bộ, chăm sóc thú y đồng loạt. Do vậy, đối tượng nuôi không mắc một số bệnh. Ngoài ra khi nuôi quy mô lớn thì các chí phí đầu vào giảm bớt do mua với số lượng lớn, các dịch vụ đầu vào cũng được phục vụ chu đáo hơn. Chi phí nuôi giảm, tỷ lệ hao hụt thấp là một điều kiện để hộ nuôi tăng giá trị sản xuất, từ đó tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên quy mô lớn lại gặp nhiều rủi ro, nếu xẩy ra dịch bệnh thiệt hại là rất lớn, mức đầu tư cao nên chỉ có những hộ có đủ năng lực tài chính mới có thể thực hiện được.

* Các yếu tốkhách quanảnh hưởng đến hiệu quảkinh tế chăn nuôi gà thịt - Thị trường

Thị trường là một nhân tố ảnh hưởng khá rõ đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà thịt. Bất cứ hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ nào cũng chịu sự tác động qua lại của cung cầu trên trị trường. Do vậy, chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm gà thịt cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố thị trường, bao gồm cả thị trường đầu vào và đầu ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đối với thị trường đầu vào, khi giá cả đầu vào ổn định và ở mức thấp hộ chăn nuôi sẽ yên tâm hơn. Bên cạnh đó các dịch vụ của các đầu vào như vận chuyển, cung cấp thông tin, kỹ thuật sử dụnggiống, thức ăn, thuốc thú y…cũng là một việc làm hết sức quan trọng để giúp người dân tăng mức độ tin cậy với các đầu vào này.Đồng thời khi hệ thống đầu vào được trang bị tốt sẽ là cơ sở cho việc giảm khoảng chênh lệch giá giữa các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất. Đây cũng là một yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.

Giá cả đầu ra luôn là vấn là vấn đề được người chăn nuôi quan tâm và ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người chăn nuôi. Khi giá cả thị trường đầu ra ổn định sẽ kích thích người chăn nuôi tăng mức đầu tư. Khi thị trường mất ổn định, giá cả bấp bênh, người chăn nuôi sẽ lo lắng, việc đầu tư sẽ phần đó giảm đi do tâm lỹ sợ hãi và hoang mang.

- Khí hậu, thời tiết

Trong sinh thái chăn nuôi hiện đại, các yếu tố khí hậu, thời tiết được đặc biệt chú ý. Cũng như con người, cây trồng, các sinh vật khác, vật nuôi chịu nhiều ảnh hưởng, tác động từ phía môi trường ngoài. Các yếu tố khí tượng thuỷ văn như: độ ẩm không khí, nhiệt độ, tốc độ gió, hướng gió, lượng bốc hơi nước, lượng mưa, số ngày mưa trong tháng, trong năm… đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi, nhất là vật nuôi quy mô nhỏ với các chuồng nuôi đơn giản.

Đối với chăn nuôi gà thịt, trước khi xây dựng chuồng trại, người dân thường cân nhắc kỹ các yếu tố khí hậu, thời tiết để tránh cho gà phần nào các yếu tố bất lợi của môi trường: che chắn để tránh gió lùa vào mùa đông, làm nền chuồng cao, làm mái hai tầng…Các tỉnh miền trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng thường xuất hiện những trận gió lào, những đợt mưa rét kéo dài…làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ gà thịt.

Nguồn thức ăn cho gà thịtcũng phải chịu nhiều tác động từ phía môi trường ngoài. Với thức ăn tự có của hộ gia đình, chủ yếu là các sản phẩm cây trồng, thời tiết ảnh hưởng tới cây trồng theo mùa vụ, khi thời tiết thuận lợi, các loại cây trồng của hộ được mùa, sẽ kéo theo nguồn thức ăn cho gà được phong phú, dồi dào.

Bên cạnh đó, các yếu tố dịch bệnh cũng ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi gà thịt.

Dịch bệnh các loại gia cầm nói chung thường phát theo mùa, phụ thuộc vào các yếu tố

Trường Đại học Kinh tế Huế

thời tiết và khí hậu. Sự phát triển, tăng trưởng của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm…quan hệ mật thiết với các yếu tố khí hậu, thời tiết.

- Thể chế, chính sách

Thể chế, chính sách của Nhà nước, của chính quyền địa phương cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngành chăn nuôi gà thịt. Một chính sách nới lỏng, thông thoáng trong tín dụng khuyến nông, tiếp cận khoa học kỹ thuật sẽ giúp người dân mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, mở rộng quy mô chăn nuôi. Ngược lại một chính sách quá chặt chẻ và ràng buộc và thụ động sẽ cản trở sự đầu tư của hộ chăn nuôi.

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt theo hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)