CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Tình hình chăn nuôi gà ở thị xã Hương Thủy
Nghề nuôi gà thịt thương phẩm đã xuất hiện ở Hương Thủy cách đây khá lâu, một số người nuôi đã có kinh nghiệm nuôi hơn 15 năm. Trong những năm gần đây sự phát triển của đàn gà ở Hương Thủy có quy mô ngày càng lớn.
Bảng5: Cơ cấu chăn nuôi gà của tỉnh Thừa Thiên Huế
ĐVT: Con
Địa phương 2006 2007 2008 2009 2010
Toàn tỉnh 918.400 1.047.300 1.053.900 1.165.800 1.370.720
Hương Thủy 117.400 127.800 127.800 209.200 258.520
Thành phố Huế 12.600 6.300 4.900 3.400 2.400
Phong Điền 169.000 191.900 180.900 206.200 261.500
Quảng Điền 94.800 102.300 135.000 137.200 147.410
Hương Trà 130.000 125.000 124.000 115.700 134.320
Phú Vang 159.500 188.500 181.100 200.900 238.050
Phú Lộc 163.900 235.500 223.700 204.900 229.320
Nam Đông 32.100 30.100 32.300 42.400 48.000
A Lưới 39.100 39.900 44.200 45.900 51.190
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, 2010 Qua bảng số liệu trên đây ta thấy: Số lượng gà của Hương Thủy có xu hướng gia tăng, từ 117.400 con năm 2006 đến năm 2010 số lượng gà đã tăng lên hơn gấp đôi với 258.250 con. Năm 2006 số lượng gà của Hương Thủy đứng năm trong toàn tỉnh đến
Trường Đại học Kinh tế Huế
năm 2009 đàn gà của Hương Thủy đã dẫn đầu về số lượng với 209.200 con, năm 2010 thì số lượng gà của Hương Thủy tuy tăng về số lượng từ 209.200 con năm 2009 lên 258.520 con năm 2010 nhưng chỉ đứng thứ tư sau Phong Điền, Phú Vang và Phú Lộc.
Đến nay, toàn thị xã có tổng đàn trâu là 2.049 con, đàn bò là 1.648 con, đàn lợn là 32.375 con, đàn gia cầm 341.000 con, chim cút 234.000 con.
Theo kế hoạch năm 2011, đàn gia cầm của thị xã là 388.333 con. Trong đó gà có số lượng là 312.812 con, bao gồm 312.812 con gà thịt và 22.835 con gà đẻ.
Bảng 6:Số lượng gàtrong tổng đàn gia cầm qua các năm của thị xã Hương Thủy
ĐVT:con
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
(Kếhoạch)
- Gia cầm 200.565 209.300 278.250 326.559 388.333
- Gà 127.800 127.800 209.200 258.520 312.812
+ Gà thịt 118.250 117.486 193.931 238.158 289.977
+ Gà đẻ 9.550 10.314 15.269 18.872 22.835
Nguồn: Phòng Kinh tế, UBND thị xã Hương Thủy Dựa vào bảng số liệu dưới đây ta thấy số lượng gà thịt của địa bàn ngày càng tăng, tuy nhiên tốc độ có phần chậm lại. Gà thịt chiếm số lượng lớn trong tổng đàn gà của thị xã.
Hiện nay ở thị xã Hương Thủy các hình thức và mục đích chăn nuôi gà cũng rất phong phú. Về mặt hình thức nuôi trên địa bàn thị xã có 3 hình thức nuôi chủ yếu, trước hết là hình thức nuôi truyền thống, các hộ nuôi thường nuôi với số lượng ít, chủ yếu sử dụng giống địa phương, nuôi theo kiểu tận dụng thức ăn thừa và mục đích là để lấy trứng hoặc thịt để phục vụ cho gia đình mình. Hình thức thứ hai là nuôi theo kiểu BCN (bán chăn thả). Hình thức này mới xuất hiện trong mấy năm trở lại đây, các hộ chủ yếu là nuôi gà thịt. Giống gà được người nuôi mua qua các thương lái, chủ yếu là giống từ Hà Nội hoặc Quảng Nam. Người nuôi thường úm gà trong vòng một tháng sau đó đưa ra thả vườn khoảng từ 3 tháng trở lên thì xuất bán, với hình thức này thì có nhiều giống gà mới đang được nuôi thí điểm tại địa phương như giống gà H’mông, gà
Trường Đại học Kinh tế Huế
Sao, gà Ai Cập...Tuy nhiên, các giống này chưa được phổ biến và thị trường còn khó chấp nhận vì giá gà thịt cao, lại có hình dạng và màu sắc khác biệt nên người mua thường e ngại, do vậy rất khó tiêu thụ. Hình thức nuôi cuối cùng là nuôi theo kiểu CN,giống gà được nuôi chủ yếu là Lương Phượng và Sacso. Hình thức này xuất hiện trên địa bàn cách đây hơn 10 năm, gà thịt nuôi theo hình thức này được nhốt hoàn toàn, thời gian úm là 21 ngày tuổi, sau đó thì người nuôi san ra các lồng tre và nuôi khoảng 60 ngày tuổi trở lên là có thể xuất bán.
Về mặt mục đích nuôi ở Hương Thủy phần lớn các hộ nuôi theo hình thức CN và BCN là để lấy thịt bán ra thị trường, chỉ có một số hộ nuôi để lấy trứng. Năm 2011, theo kế hoạch đàn gà thịt của thị xã sẽ là 289.977 con, trong khi đó số lượng gà đẻ chỉ là 22.835 con. Các hộ nuôi nhỏ lẽ thì để phục vụ gia đình, ngoài ra trên địa bàn cũng có một số lò ấp, với cách thức là mua trứng tại địa phương sau đó đưa vào lò ấp và bán lại giống cho người chăn nuôi, cũng có một số hộ mua gà giống về úm sau đó bán lại cho người nuôi nếu họ không có lồng úm và muốn nuôi số lượng ít.
Mặc dù chăn nuôi gà ở thị xã đang gặp nhiều khó khăn cũng như tốc độ nuôi có chậm lại nhưng chăn nuôi gà vẫn góp một phần đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Hương Thủy. Chăn nuôi gà đã góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động, người chăn nuôi có thể tận dụng các sản phẩm phụ của nông nghiệp và tận dụng thời gian nông nhàn khi vụ mùa kết thúc để có thể nuôi một, hai lứa gà để tăng thu nhập, có một số hộ chăn nuôi đã coi nuôi gà như một kế sinh nhai chính cho gia đình. Sản phẩm gà thịt bán ra không những phục vụ cho người dân địa phương mà còn cho các vùng khác, nó đã góp phần cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày cho người dân, phục vụ ẩm thực cho các lễ hội, tiệc tùng, cưới hỏi trên địa bàn. Ngoài ra sản phẩm phụ từ chăn nuôi gà, chủ yếu là phân gà được sử dụng làm phân bón cho cây trồng, làm thức ăn cho cá nhằm giảm chi phí để tăng lợi nhuận cho trồng trọt và nuôi trồng thủy sản của địa phương.
Để phát triển chăn nuôi gà thịt trong thời gian qua chính quyền thị xã đã thực hiện nhiều chính sách nhằm giúp đỡ và hỗ trợ cho người chăn nuôi. Cũng như các địa phương khác thời gian qua được sự hỗ trợ của nhà nước thú y của thị xã đã tổ chức tiêm phòng miễn phí vacxin H5N1 và vacxin Tụ huyết trùng cho đàn gà trong địa bàn.
Hàng tháng tổ chức đi bơm tiêu độc khử trùng cho các cơ sở chăn nuôi. Tuyên truyền
Trường Đại học Kinh tế Huế
rộng rãi để người chăn nuôi hiểu biết và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, môi trường. Tăng cường nâng cấp ngành thú y, nhất là cấp xã, xã hội hóa công tác thú y để huy động được nhiều người có chuyên môn tham gia tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, thị xã cũng đã hỗ trợ và cho phép hình thành chợ bán gia cầm sống và dịch vụ giết mổ gia cầm tại chợ ở phường Thuỷ Phương. Để huy động tối đa nguồn lực cho chăn nuôi gà thịt, thị xã cũng có những chính sách để thu hút việc đầu tư chăn nuôi từ bên ngoài như cho phép các hãng thức ăn và thuốc thú y tổ chức các cuộc hội thảo về kỹ thuật nuôi gà thịt, đưa giống gà của các dự án cho bà con nông dân nuôi thí điểm, chủ yếu là các giống nuôi theo hình thức BCN. Ngoài ra, thị xã còn thường xuyên hỗ trợ nguồn vốn cho vay chăn nuôi từ các tổ chức tín dụng, quỹ tiết kiệm của hội phụ nữ, của hội nông dân…Những chính sách trên đã tạo đà thúc đẩy chăn nuôi gà thịt, giúp bà con yên tâm chăn nuôi và đạt được hiệu quả kinh tế cao.