Đề xuất để phát triển chăn nuôi gà thịt của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt theo hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra

2.3.3. Đề xuất để phát triển chăn nuôi gà thịt của các hộ điều tra

Hầu hết các hộ nuôi gà thịt đều không thuộc diện hộ nghèo, với điều kiện kinh tế khá ổn định nên việc đầu tư cho chăn nuôi gà là không mấy khó khăn với hộ. Bên cạnh đó, hầu hết người nuôi gà đều được tiếp cận kỹ thuật chăn nuôi qua nhiều phương tiện, người nuôi gà đã tích lũy được một số kiến thức chăn nuôi. Do vậy, các hộ hoàn toàn

Trường Đại học Kinh tế Huế

“…Hồi trước khi môi trường trong lành, ít dịch bệnh cho gia cầm thì người dân như tui có thể dựa vào kinh nghiệm mà nuôi, nhưng hiện nay dịch bệnh nhiều quá, lại còn toàn bệnh lạ nên tui phải đi tập huấn để nghe cán bộ nói về cách phòng và chữa các bệnh lạ này…”

có khả năng mở rộng quy mô cũng như đạt hiệu quả kinh tế trong mô hình chăn nuôi gà thịt của hộ.

Tuy vậy, người chăn nuôi gà hiện nay đang đối mặt với không ít khó khăn do các các yếu tố khách quan như khí hậu, thời tiết, dịch bệnh, thị trường hay thể chế chính sách…gây ra. Tất cả những điều đó đã gây cản trở cho quá trình chăn nuôi của hộ và nảy sinh ra những nhu cầu bức thiết của người chăn nuôi. Qua quá trình phỏng vấn hộ, tôi đã thống kê được một số nhu cầu của hộ ở bảng dưới đây.

Bảng 11: Thống kê các nhu cầu về chăn nuôi gà thịt của hộ điều tra

Nhu cầu

Có nhu cầu Không có nhu cầu Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ (%)

- - Hỗ trợ kỹ thuật 47 94 3 6

- - Tiêu thụ sản phẩm 33 66 11 22

- - Đất đai 19 38 31 62

- - Vay vốn 32 64 18 36

- - Hỗ trợ dịch vụ đầu vào 12 24 38 76

Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà thịt, năm 2012 Do yêu cầu thị trường ngày càng khắt khe, dịch bệnh ngày càng nhiều, những dịch bệnh nguy hiểm cũng như có tầm ảnh hưởng rộng. Chính vì vậy, một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay của người chăn nuôi gà thịt ở Hương Thủy là hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ đào tạo - bồi dưỡng kiến thức chăn nuôi.

Một người chăn nuôi ở Hương Thủy khi được hỏi đã đưa ra ý kiến như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

“…Nhu cầu mà tui cần nhất hiện nay là tập huấn kỹ thuật vì chừ trên thị trường có nhiều giống, nhiều loại thức ăn không biết dùng loại mô, mà thức ăn chừ kém chất lượng cũng nhiều, người mua thì sợ bệnh ni bệnh khác, chọn gà thịt kỹ lắm, tui phải đi học hỏi thêm để biết mà về làm theo…”

Một người chăn nuôi khác chân thật trả lời:

Theo như số liệu của bảng 11, chúng ta thấy có 94% các hộ nuôi có nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật và chỉ có 6% các hộ không có nhu cầu này. Hầu hết các hộ đều mong muốn được tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi hiện nay, các hộ đều rất hăng hái tham gia tập huấn khi có chương trình. Vì vậy, với thực tế hiện nay, địa phương cần tích cực hơn nữa trong công tác hướng dẫn tập huấn kỹ thuật, tổ chức đào tạo - bồi dưỡng kiến thức chăn nuôi. Khi có dịch bệnh, cán bộ thú y nên tới tận các hộ nuôi để xem xét tình hình và hỗ trợ kỹ thuật chữa bệnh cho đàn gà kịp thời.

Một nhu cầu không kém phần quan trọng hiện nay đối với người chăn nuôi gà thịt là nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm. Người dân cho biết họ có khả năng mở rộng chăn nuôi, nuôi nhiều và có kết quả tốt hơn nhưng họ bí đầu ra. Trong thời điểm này thị trường gà thịt đang ngập tràn các sản phẩm gà thịt của miền Nam nhập ra với giá rẻ, lợi dụng điều này các lái buôn càng có cơ hội để ép giá người dân, đặc biệt với các hộ nuôi CN. Tại thời điểm điều tra, một số hộ nuôi gà CN thậm chí không thể bán được gà mặc dù gà đã gần 80 ngày tuổi. Khi được hỏi về giải pháp để phát triển chăn nuôi gà thịt trong thời gian tới ông Lê Nguyên Ngà, chủ trang trại quân đội tại Phú Bài cho rằng“…Chính quyền cần có những biện pháp hạn chế nhập gà thịt từ miền Nam ra, như tình hình hiện nay chúng tôi không thể bán gà với giá rẻ như giá gà miền Nam vì sẽ lỗ, mà nếu không bán người chăn nuôi cũng không biết làm gì..”.

Do sự khó khăn trong đầu ra, với tâm lý e ngại của người chăn nuôi về thị trường cộng thêm vào đó là sự hạn chế trong các nguồn lực nên khi được hỏi về nhu cầu đất đai để mở rộng quy mô nuôi chỉ có 19 hộ, chiếm 38% là có nhu cầu này, 64% số hộ còn lại chỉ muốn dừng lại ở quy mô hiện tại của hộ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cũng như mọi hoạt động kinh tế khác, các hộ nuôi gà hiện nay có nhu cầu về vay vốn nhưng nhu cầu này lại tùy vào khả năng chi trả và sự mạnh dạn đầu tư của hộ. Do đó dựa vào thực tiễn thông qua bảng số liệu trên ta thấy có 64% số hộ có nhu cầu vay vốn chăn nuôi. Số hộ không có nhu cầu vay vốn là 18 hộ, chiếm 36%.

Cuối cùng là về nhu cầu hỗ trợ dịch vụ đầu vào, hiện nay các dịch vụ đầu vào như giống, thức ăn, thú y tương đối thuận tiện nên các hộ phần nào yên tâm để chăn nuôi.

Các cửa hàng thức ăn thường cho mua gối thức ăn, người chăn nuôi khi mua thức ăn không phải trả tiền ngay mà có thể đợi đến khi khi gà xuất chuồng rồi mang tiền tới trả.

Các dịch vụ này cũng được cung cấp thường xuyên và nhanh chóng, khi cần các hộ chỉ cần gọi điện thoại là đại lý chở về tận nhà trong thời gian ngắn nhất, nhất là với đầu vào giống. Với sự yên tâm đó nên khi được hỏi về nhu cầu hỗ trợ dịch vụ chỉ có 12 hộ là có nhu cầu, chiếm 24%, 76% số hộ còn lại không có nhu cầu này.

Qua xem xét chúng ta thấy người dân nuôi gà thịt trên địa bàn đang có những nhu cầu bức thiết cần giải quyết. Để bà con yên tâm chăn nuôi trong thời gian tới chính quyền cũng như các bên liên quan cần có biện pháp hỗ trợ kịp thời nhằm phát triển và tăng tính hiệu quả cho hoạt động nuôi gà thịt trên địa bàn.

Một phần của tài liệu So sánh hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt theo hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)